ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC MỎ

Một phần của tài liệu BC thăm dò mỏ cát xây dựng, (Trang 48)

Mỏ cát, sỏi có điều kiện giao thơng thuận lợi, cát, sỏi phân bố chủ yếu ở lòng Suối nên sử dụng công nghệ bè khai thác gắn bơm hút cát, sỏi lên bãi chứa hoặc sử dụng máy xúc xúc trực tiếp lên ơ tơ sau đó chở về bãi tập kết, sử dụng máy múc lên xe vận chuyển đến nơi tiêu thụ không qua công tác chế biến.

Coste địa hình hiện trạng tại khu mỏ từ 796,08 – 797,80 m, trung bình 796,94 m coste khai thác tại khu vực mỏ từ 795,0 m đến 796,5 m, trung bình 795,75 m. Chiều sâu khai thác tính trung bình trên tồn mỏ là: 1,22 m.

Bán kính ảnh hưởng tính tại vị trí khai thác tương đương độ sâu khai thác (15m) góc dốc 450. Ranh giới cấp phép khai thác cách xa bờ từ 5 - 10m nên không xẩy ra các hiện tượng sạt lở mang tính chất nguy hiểm trong quá trình khai thác.

Việc khai thác cát, sỏi với chiều sâu tối đa 1,5 mét sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến dịng chảy của Suối, khơng làm thay đổi hướng dòng chảy của Suối, mặt khác khai thác cát, sỏi cịn khơi thơng dịng chảy.

Chương 6

CƠNG TÁC TÍNH TRỮ LƯỢNG 1. CHỈ TIÊU TÍNH TRỮ LƯỢNG

1.1 Chỉ tiêu về chất lượng cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường

Trữ lượng được đánh giá cần phải thoả mãn các điều kiện khai thác về chất lượng cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường theo các yêu cầu sử dụng khác nhau và đảm bảo an tồn mơi trường.

Mục đích khai thác cát, sỏi tại mỏ của chủ đầu tư là cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường thông thường phục vụ cho nhu cầu xây dựng giao thông. Do vậy chỉ tiêu chất lượng cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

1.2. Chỉ tiêu tính trữ lượng làm cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thơng thường:

Để tính trữ lượng tại mỏ chúng tôi áp dụng các tiêu chuẩn và quy chuẩn sau: - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570:2006 đá dăm sỏi dùng cho bê tông - yêu cầu kỹ thuật;

- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 397:2007 Hoạt động phóng xạ tự nhiên của Vật liệu xây dựng – mức an toàn và phương pháp thử;

- Theo Điểm a khoản 1 Điều 64 của Luật khoáng sản 2010 Quy định khoáng sản làm vật liệu xây dựng thơng thường thì cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, khơng có hoặc có các khống vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm;

Căn cứ các chỉ tiêu tham khảo trên và theo yêu cầu của chủ đầu tư chúng tơi đưa ra các chỉ tiêu tính trữ lượng như sau:

1.3. Chỉ tiêu lựa chọn:

- Khơng có hoặc có các khống vật casiterit, volframit, monazit, zircon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng khơng đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Hàm lượng bùn, bụi, sét ≤ 10%;

- Sét cục và các tạp chất dạng cục ≤ 0,5%; - Mô đun độ lớn: 0,7 ≤ M < 3,3;

- Hàm lượng Cl- < 0,05%;

- Khơng có khả năng xảy ra phản ứng kiềm silic; - Giá trị hoạt độ phóng xạ I1 ≤ 1.

- Thành phần độ hạt đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa yêu cầu kỹ thuật;

- Thể trọng trạng thái xốp x ≥ 1,4 g/cm3 đối với cát, sỏi thơ có mơ đun độ lớn 2,5 ≤ M < 3,3; x ≥ 1,3 g/cm3 đối với cát, sỏi thơ có mơ đun độ lớn 2 ≤ M < 2,5 và x ≥ 1,15 g/cm3 đối với cát, sỏi mịn có mơ đun độ lớn 0,7≤ M < 2;

Chỉ tiêu tính trữ lượng đối với khống vật nặng có ích được quy định như sau:

Bảng 6.1. Chỉ tiêu công nghiệp tối thiểu đối với khống vật nặng có ích (Quy chuẩn

QCVN 49:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 phần đất liền)

TT Khống vật có ích Bề dày CN tốithiểu (m) Hàm lượng CNtối thiểu

1 Casiterit ≥0,5 ≥ 200g/m3

2 Tổng khoáng vật nặng chứa titan,

zircon và monazit ≥0,4%

3 Vàng sa khoáng ≥0,6 ≥ 0,2g/m3

4 Khoáng vật wolframit ≥0,6 ≥0,5%

1.4. Điều kiện khai thác:

- Chiều sâu khai thác: Đến hết chiều sâu thân khống có mặt tại mỏ. - Bề dày thân khống ≥ 0,5m

- Ngồi ra hàm lượng các khống vật quặng có ích phải thấp hoặc khơng có nên khơng đạt u cầu để tận thu trong quá trình khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường theo Quy chuẩn QCVN 49:2012/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 phần đất liền.

2.1. Cơ sở chọn phương pháp tính trữ lượng

Thân khống có dạng vỉa, nằm ngang, chiều dày thay đổi theo chiều sâu không lớn, cát cấu tạo khá đồng nhất, các chỉ tiêu về chất lượng đồng đều, các khoan thăm dị được bố trí theo mạng lưới tuyến đều hào đến độ sâu khống chế hết bề dày của thân khoáng. Bởi vậy chúng tôi sử dụng phương pháp khối địa chất làm phương pháp chính để tính trữ lượng tại mỏ và phương pháp mặt cắt địa chất song song để kiểm tra.

2.2. Tính hợp lý của phương pháp tính trữ lượng

Lịng Suối khu vực khúc cua, các tuyến thăm dị bố trí vng góc với lịng Suối, chiều dày tầng sản phẩm tương đối đồng nhất, tại mỏ có thể sử dụng cả hai phương pháp tính trữ lượng đó là phương pháp khối địa chất và phương pháp mặt cắt song song. Tuy nhiên do khoan thăm dị tại một số mặt cắt khơng bám theo ranh giới mỏ, việc sử dụng phương pháp mặt cắt song song phải ngoại suy theo tuyến, nên việc sử dụng phương pháp khối địa chất là hợp lý.

Các cơng trình khoan thăm dị trên tuyến thăm dò đều qua tầng sản phẩm, chiều dày tầng sản phẩm khá tương đồng; do vậy xác định đơn giản nhưng khá chính xác bề dày trung bình tham gia tính trữ lượng;

Đối tượng tham gia tính trữ lượng có mặt trên tồn bộ diện tích thăm dị, nên dễ dàng tính tốn diện tích các khối tham gia tính trữ lượng, từ đó cho độ chính xác cao; phù hợp với phương pháp tính trữ lượng theo Đề án thăm dò đã được phê duyệt.

2.3. Nội dung của phương pháp tính trữ lượng:

2.3.1. Phương pháp tính trữ lượng chính bằng phương pháp khối địa chất

Để tính trữ lượng tại mỏ chúng tôi áp dụng phương pháp khối địa chất, cơng thức tính như sau:

Q = S × mtb (m3) Trong đó:

+ Q: Trữ lượng cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thơng thường của khối, tính bằng m3

+ S: Diện tích khối trữ lượng, tính bằng m2

+ m tb: Chiều dày trung bình thân khống, tính bằng mét.

Chiều dày trung bình cơng trình được tính theo trung bình số học của chiều dày thân khống đạt chỉ tiêu cơng nghiệp của tất cả các cơng trình trong khối và theo cơng thức sau: n m m m m n tb     1 2 ... (m) Trong đó:

. m1, m2,..., mn: Chiều dày trung bình thân khống tại cơng trình tham gia tính trữ lượng, m

. n: Tổng số cơng trình đạt chỉ tiêu tham gia tính trữ lượng.

2.3.2. Phương pháp kiểm tra:

Để kiểm tra kết quả tính trữ lượng tại mỏ chúng tơi sử dụng phương pháp tính trữ lượng mặt cắt địa chất song song tại các tuyến thăm dị có phương vị trùng nhau; cụ thể như sau:

- Nếu diện tích giữa hai mặt cắt chênh lệch nhỏ hơn 40%: . 2 2 1 L x S S Qi  (1)

- Nếu diện tích giữa hai mặt cắt chênh lệch lớn hơn 40%: . 3 2 1 2 1 L x S x S S S Q   (2)

- Nếu khối tính trữ lượng có dạng hình nêm (khối trữ lượng được giới hạn bởi một mặt cắt và một đường hoặc một điểm):

Q = 2 SL (3) Trong đó : Q: Trữ lượng (m3); S, S1, S2: Diện tích mặt cắt tính trữ lượng (m2); L: Khoảng cách trung bình giữa hai mặt cắt (m).

3. NGUN TẮC, CÁCH THỨC KHOANH NỐI THÂN KHỐNG TÍNH TRỮ LƯỢNG

3.1. Nguyên tắc Khoanh nối trữ lượng:

Khoanh ranh giới tính trữ lượng trong cơng tác thăm dò được tiến hành theo một số nguyên tắc chính như sau:

- Căn cứ vào mục tiêu thăm dị khống sản cấp 122;

- Căn cứ vào mạng lưới bố trí cơng trình thăm dị, đảm bảo quy định thăm dị khống sản cấp 122.

- Ranh giới tính trữ lượng nằm trong diện tích được nghiên cứu khơng được vượt ra ngồi phạm vi cấp phép.

- Thân khống phải đạt các chỉ tiêu tính trữ lượng đã được phê duyệt trong đề án về chất lượng và điều kiện khai thác.

- Phương pháp nội suy từ một cơng trình gặp và một cơng trình khơng gặp thân khống hoặc ngoại suy từ một cơng trình gặp thân khống sang các bên khơng có cơng trình thì ranh giới nội suy nằm tại vị trí khơng vượt q 1/2 khoảng giữa của hai cơng trình (tùy thuộc vào cấu trúc địa chất). Tại vị trí ngoại suy chiều dày thân khống đạt tối thiểu ≥ 0,5 m.

3.2. Cách thức Khoanh nối thân khoáng trữ lượng:

Ranh giới trữ lượng cấp được Khoanh nối trong phạm vi các cơng trình thăm dị cắt qua thân khống các cơng trình hào và phương pháp nội, ngoại suy đạt yêu cầu chỉ tiêu tính trữ lượng khống sản;

Trên cơ sở mạng lưới thăm dị, phương pháp tính trữ lượng và chiều dày tối thiểu tầng sản phẩm được tham gia tính trữ lượng, chúng tơi khoanh nối tại mỏ như sau:

- Ranh giới trên bình đồ: Do thân khống phân bố trên tồn diện tích thăm dị,

nên ranh giới thân khống tính trữ lượng được khoanh theo ranh giới mỏ và các điểm ngoại suy;

- Ranh giới theo chiều sâu: Ranh giới theo chiều sâu được tính cho tồn bộ bề

dày thân khống đạt chỉ tiêu tính trữ lượng tại các cơng trình khoan và các điểm ngoại suy;

- Ranh giới trên mặt cắt:

+ Hai đầu của các mặt cắt tham gia tính trữ lượng trùng với ranh giới mỏ theo chiều thẳng đứng và ranh giới được xác định bởi các điểm ngoại suy;

+ Ranh giới dưới là ranh giới giữa thân khống với lớp lót đáy bên dưới.

4. PHÂN KHỐI VÀ XẾP CẤP TRỮ LƯỢNG4.1. Phân khối trữ lượng: 4.1. Phân khối trữ lượng:

- Căn cứ hình thái, thế nằm của thân khống; - Căn cứ mạng lưới bố trí các cơng trình thăm dị; - Căn cứ vào giải pháp tính trữ lượng.

Theo cách thức khoanh nối thân khống tính trữ lượng đã nêu ở trên, kết hợp với việc khu vực thăm dị có các tuyến thăm dị T.02 và T.02 song song nhau, việc tính trữ lượng theo khối địa chất cần phải có phương pháp kiểm chứng, do vậy chúng tơi phân ra tại mỏ thành 02 khối, tính trữ lượng theo phương pháp khối địa chất theo như Đề án được duyệt, sau đó tính phương pháp mặt cắt địa chất song song đối với khối 2 -122 để kiểm chứng. Cụ thể như sau:

+ Khối K1 – 122: được xác định trong phạm vi phân bố khoáng sản, được khống chế bởi các lỗ khoan LK1, LK2, LK3, LK4 và khối này nằm giữa 2 tuyến thăm dò là T.01 và T.02.

+ Khối K2 – 122: được xác định trong phạm vi phân bố khoáng sản, được khống chế bởi các lỗ khoan LK3, LK4, LK5, LK6 và khối này nằm giữa 2 tuyến thăm dò là T.02 và T.03.

4.2. Xếp cấp trữ lượng mỏ:

Theo quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn ban hành kèm theo Thông tư 01/TT-BTNMT ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ tài nguyên và Môi Trường quy định kỹ thuật về cơng tác thăm dị cát, sỏi lòng Suối và đất, đá làm vật liệu san lấp thì cát sỏi lịng Suối chỉ tính đến cấp 122, do vậy chúng tôi xếp cấp trữ lượng mỏ vào cấp 122.

5. KẾT QUẢ TÍNH TRỮ LƯỢNG.5.1. Trữ lượng địa chất: 5.1. Trữ lượng địa chất:

5.1.1. Tính trữ lượng bằng phương pháp khối địa chất:

Kết quả tính tốn trữ lượng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 6.2: Kết quả tính trữ lượng bằng phương pháp địa chất

Số hiệu khối Cơng trình khống chế Bề dày trung bình (m) Diện tích khối (m²) Tỷ lệ % Trữ lượng cát vàng cấp 122 (m³) Trữ lượng sạn, sỏi cấp 122 (m³) Số hiệu hào Bề dày tầng sản phẩm (m) Cát vàng Sạn sỏi K1-122 LK1 1,1 1,2 8.819 61,7 38,3 6.530 4.053 LK2 1,2 LK3 1,5 LK4 1,0 K2- 122 LK3 1,5 1,25 9.262 61,7 38,3 7.143 4.434 LK4 1,0 LK5 1,2 LK6 1,3 Tổng 13.673 8.487 Tổng trữ lượng cát, sạn, sỏi cấp 122: 22.160 (m³)

5.1.2. Kiểm tra trữ lượng bằng phương pháp mặt cắt địa chất song song:

Để đảm bảo độ tin cây, chúng tôi sử dụng phương pháp mặt cắt song song để kiểm tra do các tuyến thăm dị có phương vị trùng nhau. Kết quả tính tốn như sau:

Bảng 6.3: Kết quả tính trữ lượng bằng phương pháp mặt cắt song song Số hiệu khối Tuyến thăm dò Ký hiệu mặt cắt tuyến Diện tích mặt cắt tuyến (m2) Khoảng cách trung bình (m) Cơng thức Trữ lượng (m3) K2- 122 T.02 S2 50 250 2 11.625 T.03 S3 43

5.1.3. So sánh kết quả trữ lượng của 2 phương pháp

Bảng 6.4: Tổng hợp kết quả so sánh trữ lượng bằng 2 phương pháp Số hiệu khối

Khối lượng(m3)

Sai số tính tốn Phương pháp

địa chất Phương pháp mặt cắtsong song Trung bình

K2- 122 11.577 11.625 11.601 0,43%

Sai số tính tốn bằng cả 2 phương pháp tính trữ lượng cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường < 10%; như vậy kết quả tính trữ lượng bằng phương pháp khối địa chất là đủ tin cậy.

5.2. Kết quả tính trữ lượng mỏ

Kết quả trữ lượng mỏ cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường tại điểm mỏ thuộc thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum của Công ty TNHH MTV Quang Ngọc Kon Tum theo tính tốn là 22.160 m3.

5.3. Trữ lượng khoáng sản được phép huy động vào thiết kế khai thác

- Diện tích được cấp phép thăm dị: 2,0 ha (20.000m2), Trong đó: + Diện tích thân khống tính trữ lượng là: 1,8081 ha (18.081 m2). + Diện tích cịn lại khơng phân bố khống sản là: 0,1919 ha (1.919 m2);

- Trữ lượng khoáng sản cát, sỏi được phép huy động vào thiết kế khai thác là toàn bộ trữ lượng đã tính được tại mỏ:

Tổng trữ lượng khống sản cát cát, sạn, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường cấp 122 được phép huy động vào thiết kế khai thác là 22.160 m3.

Trong đó: Khống sản Cát vàng là: 13.673 m3

Khoáng sản Sạn, sỏi là: 8.487 m3

- Dự tính tài nguyên cát bồi lắng hàng năm ở cấp 333: hàng năm sau mùa mưa lũ,

lượng cát bồi lắng cũng góp một phần đáng kể lượng cát đã được khai thác. Sự bồi lắng này còn tùy thuộc vào lượng mưa hàng năm, mức độ khai thác ở khu vực thượng nguồn và trữ lượng khai thác tại mỏ.

Tùy thuộc vào công suất khai thác của công ty, hệ số bồi lắng được tạm tính như sau:

- Tỷ lệ bồi lắng dự kiến 1/1,

- Công suất khai thác đối với công ty : 3.000 m3

- Tài nguyên bồi lắng cấp 333 hàng năm là: 3.000 m3

Để đảm bảo số liệu tính tốn chính xác cần đo hiện trạng và báo cáo định kỳ hàng năm.

5.4. Tọa độ các điểm khép góc diện tích khối trữ lượng đề nghị cấp phép khai thác.

Để có cơ sở cho việc xin cấp phép khai thác khoáng sản, tập thể tác giả đề nghị diện tích xin cấp phép là diện tích khối trữ lượng được phép huy động vào thiết kế khai thác.

Bảng 6.5. Tọa độ các điểm khép góc đề nghị cấp phép khai thác Điểm

góc

Hệ toạ độ VN2000, múi chiếu 3o,

kinh tuyến trục 107o30’ Ghi chú

X (m) Y (m) I.1 1.679.280 536.575 Trùng điểm góc 1 I.2 1.679.320 536.574 Trùng điểm góc 2 I.3 1.679.350 536.825

Một phần của tài liệu BC thăm dò mỏ cát xây dựng, (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w