Các tiêu chí đánh giá kỹ năng đặc thù nghề nghiệp QTNL

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị nhân lực so với yêu cầu của doanh nghiệp - Nghiên cứu tình huống tại trường Đại học Kinh tế quốc dân (Trang 30 - 34)

STT Knăng

1 Khảnăng sử dụng các hàm, lệnh cơ bản trong chương trình bảng tính Microsoft Excel của Microsoft Office

2 Khả năng sử dụng công nghệ thông tin (các chương trình cơ sở dữ liệu, các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quản trị nhân lực…)

3 Khả năng nắm bắt được tâm lý đối với những đối tượng khác nhau

4 Khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với những người khác nhau 5 Khảnăng lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của người khác

6 Khả năng đàm phán, thương lượng hợp đồng lao động

7 Khả năng vận dụng các kiến thức, luật pháp chuyên môn hiện hành trong công việc (Bộ luật Lao động, Bảo hiểm xã hội, Dân sự…)

8 Khả năng xử lý tình huống một cách mềm mỏng, khéo léo, cơng bằng 9 Khả năng kiểm sốt cảm xúc khi giải quyết các xung đột xảy ra 10 Khả năng giữ bí mật, đảm bảo an tồn các thơng tin quan trọng

(Ngun: Nhóm nghiên cu t tng hp)

Tóm lại, với 20 tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp, chia thành 02 nhóm: kỹ năng chung và kỹ năng đặc thù, đây sẽ là cơ sở để nhóm xây dựng bảng hỏi, điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu cho đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU2.1 Quy trình nghiên cứu 2.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của đềtài được tiến hành theo q trình gồm các bước sau: • Bước 01: Xác định vấn đề nghiên cu

Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong quá trình nghiên cứu của nhóm. Ở bước này, nhóm cần xác định được vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. Các nội dung này đã được trình bày cụ thể trong phần giới thiệu chung vềđề tài nghiên cứu.

Bước 02: Xây dựng cơ sở lý thuyết

Sau khi đã xác định rõ vấn đề nghiên cứu, bước tiếp theo mà nhóm triển khai thực hiện là tiến hành tìm hiểu các khái niệm, lý thuyết và các bài nghiên cứu khoa học có liên quan nhằm xây dựng được bảng tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp (cụ thể là đối với nghề nhân sự) áp dụng cho đối tượng sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành Quản trị nhân lực.

Bước 03: Thiết kế nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra và có được bảng tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp đối với sinh viên chuyên ngành Quản trị nhân lực, công việc thiết kế nghiên cứu bao gồm những nội dung cụ thể sau:

- Xác định loại thông tin và nguồn cung cấp

- Thiết kế mẫu, chọn thang đo lường và thiết lập bảng hỏi - Xác định phương pháp phân tích dữ liệu

Bước 04: Thu thp và phân tích d liu

Với các dữ liệu định tính, nhóm tiến hành thu thập thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia. Các ý kiến, quan điểm cá nhân trong cuộc phỏng vấn sẽ được ghi âm, gỡ băng và đánh máy lại.

Với các dữ liệu định lượng, phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp được tiến hành thông qua phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến các nhóm đối tượng cần điều tra. Dữ liệu sau khi thu thập trong nghiên cứu sẽđược nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.

Bước 05: Báo cáo kết qu nghiên cu và khuyến ngh

Sau khi dữ liệu đã thu thập và phân tích kết quả thì bước cuối cùng của nhóm nghiên cứu là viết báo cáo và trình bày kết quả, đưa ra kết luận cũng như những khuyến nghị cần thiết.

Toàn bộ các bước trong quy trình nghiên cứu được hệ thống lại theo hình 2.1

(Ngun: Nhóm nghiên cu tng hp)

2.2 Xây dựng bộ công cụ đo lường mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệpQuản trị nhân lực Quản trị nhân lực

Bảng hỏi và phiếu hướng dẫn gợi ý phỏng vấn sâu là hai cơng cụ mà nhóm thiết kế để đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị nhân lực. Cụ thể:

- Đối với phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu, nhóm tập trung khai thác sâu quan điểm của các chuyên gia về những tiêu chí cần xây dựng để đo lường mức độ đáp ứng kỹnăng nghề nghiệp Quản trị nhân lực. Từđó, kết quả phỏng vấn sâu sẽ là những gợi ý hữu ích để hình thành nên các câu hỏi cụ thể trong bảng hỏi. Ngoài ra, đối với đối tượng sinh viên, phỏng vấn sâu sẽ giúp thu thập được dễdàng hơn thông tin về những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng nghề cũng như là nhu cầu mong muốn nâng cao kỹ năng nghề nhân sự trước khi tốt nghiệp. Bởi đây là những thơng tin vốn rất khó để thu thập được từ khảo sát bằng bảng hỏi.

- Đối với bảng hỏi dành cho doanh nghiệp và sinh viên, nội dung của bảng hỏi căn cứ trên kết quả phân tích, tổng hợp các nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề mà nhóm đang nghiên cứu. Cụ thể trong quá trình xây dựng bảng hỏi điều tra nhóm đã tiến hành:

Xác định vấn đề nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý thuyết

Thiết kế nghiên cứu

Thu thập và phân tích dữ liệu

Báo cáo kết quả và khuyến nghị

- Xác định loại thông tin và nguồn cung cấp

- Thiết kế mẫu, chọn thang đo lường và thiết lập bảng hỏi

- Xác định phương pháp phân tích dữ liệu

2.2.1 Chọn thang đo lường

Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đối tượng điều tra khác nhau với mục tiêu khác nhau mà nội dung mức độ điểm từ 1 – 5 là khác nhau. Cụ thể:

- Đối với bảng câu hỏi dành cho cán bộ quản lý doanh nghiệp, thang đo về mức độ yêu cầu của kỹ năng đối với sinh viên chuyên ngành Quản trị nhân lực mới tốt nghiệp, ứng tuyển vào vị trí chuyên viên nhân sự từ điểm 1 “Không cần đáp ứng” đến điểm 5 “Cần đáp ứng rất cao”.

- Đối với bảng câu hỏi dành cho sinh viên, thang đo đánh giá kỹ năng tích lũy kỹ năng của sinh viên từ điểm 1 “Rất kém” đến điểm 5 “Rất tốt”

2.2.2 Thiết lập bảng hỏi điều tra

Để xây dựng bảng hỏi điều tra, nhóm tiến hành theo 03 bước:

- Bước 01: Nghiên cứu các bài báo cáo, phân tích đánh giá của những nhà nghiên cứu trước đó có liên quan đến vấn đề mà nhóm đang thực hiện để xây dựng tiêu chí đánh giá sơ bộ.

- Bước 02: Xây dựng các câu hỏi hướng dẫn phỏng vấn sâu dựa trên các nguồn cung cấp thơng tin thứ cấp. Cụ thể, nhóm tham khảo các câu hỏi phỏng vấn sâu trong báo cáo “Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp

đại hc ngành kinh tếgiai đoạn 2000 – 2005 thông qua ý kiến người s dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Ngô Thị Thanh Tùng

(2009). Mục đích của việc làm này là để bổ sung, hồn thiện các tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp Quản trị nhân lực. Do đề tài được thực hiện trong bối cảnh chưa có những nghiên cứu cụ thể về nội dung tương tự ở Việt Nam nên ngồi những tiêu chí đánh giá về kỹ năng nghề nghiệp nói chung trong một số nghiên cứu trước đó, thì cần thiết phải xây dựng và phát triển kỹnăng nghề nghiệp đặc trưng của cán bộ nhân sự. Vì vậy, những gợi ý có được từ các cuộc phỏng vấn sâu với các chuyên gia và các nhà quản lý thuộc lĩnh vực nghiên cứu sẽ cho phép nhóm nghiên cứu xác định được đầy đủ, tồn diện về tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp Quản trị nhân lực.

- Bước 03: Phỏng vấn 05 chuyên gia để hoàn thiện các tiêu chí trong bảng hỏi. Cụ thể các tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp Quản trị nhân lực được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị nhân lực so với yêu cầu của doanh nghiệp - Nghiên cứu tình huống tại trường Đại học Kinh tế quốc dân (Trang 30 - 34)