Thông tin về các đối tượng tham gia phỏng vấn

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị nhân lực so với yêu cầu của doanh nghiệp - Nghiên cứu tình huống tại trường Đại học Kinh tế quốc dân (Trang 35 - 45)

Tiêu chí ĐTPV 01 ĐTPV 02 ĐTPV 03 ĐTPV 04 ĐTPV 05 Đơn vị công tác ĐH Kinh tế quốc dân ĐH Kinh tế quốc dân Cty Cơ Khí Chuyên dụng Bắc Bộ Trường Hải Cty TNHH Cơ điện lạnh Tân Thành Cty CP Vận Tải – Chi nhánh Hải Phịng V trí

cơng tác Giảng viên Giảng viên Giám đốc Giám đốc Trưởng phòng Nhân sự

Kinh

nghim 28 năm 40 năm 15 năm 5 năm 10 năm

Quy mô đơn vị 100 – 500 nhân viên 50 – 100 nhân viên 50 – 100 nhân viên Trình độ PGS.TS PGS.TS Đại học Đại học Thạc sỹ Năm sinh 1954 1954 1977 1980 1960

Gii tính Nam Nữ Nam Nữ Nam

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp)

- Sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành Quản trị nhân lực được lựa chọn ngẫu nhiên 05 người từ Khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực.

2.3.2 Chn mẫu đối tượng kho sát bng bng hi

 Mục tiêu chọn mẫu

Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị nhân lực so với yêu cầu của doanh nghiệp thì đề tài nghiên cứu bao gồm 02 mẫu điều tra khác nhau với mục tiêu khác nhau.

- Mẫu điều tra là doanh nghiệp: mục tiêu điều tra nhằm xác định được những mức độ yêu cầu cần đáp ứng về kỹ năng nghề nghiệp Quản trị nhân lực mà doanh nghiệp đặt ra đối với sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị nhân lực.

- Mẫu điều tra là sinh viên: mục tiêu điều tra nhằm kiểm tra thực tế việc tích lũy kỹnăng nghề nghiệp của sinh viên năm thứ 4 qua quá trình học tập chuyên ngành tại khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực.

 Thiết kế mẫu

Cũng như bất kỳ nghiên cứu nào, đề tài đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị nhân lực so với yêu cầu của doanh nghiệp không thể tiến hành trên toàn bộ tổng thể các doanh nghiệp cũng như toàn bộ sinh viên năm thứ 4 của trường đại học Kinh tế quốc dân. Do đó, để tiết kiệm thời gian và chi phí, việc thiết kế mẫu là khâu cần thiết để tiến hành nghiên cứu trên một bộ phận nhỏ từ tổng thể với yêu cầu là phải có khảnăng đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu.

- Tng th nghiên cu

Tổng thể nghiên cứu là các cán bộ quản lý nhân sự làm việc trong các doanh nghiệp và số sinh viên năm 4 (khóa học 2012 – 2016) đang học chuyên ngành QTNL thuộc khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực tại trường đại học Kinh tế quốc dân.

- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Trong sự giới hạn về thời gian, chi phí và nguồn nhân lực để thực hiện nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Đồng thời, nghiên cứu cũng khơng có một khung chọn mẫu định sẵn nên việc lựa chọn đối tượng khảo sát hoàn toàn tùy thuộc vào sự thuận tiện và khả năng tiếp cận của nhóm.

Trong q trình thu thập, nhóm chú ý đến phương pháp chọn mẫu dây chuyền/tích lũy (snow-ball method) hay cịn gọi là phương pháp phát triển mầm, phương pháp này được tác giả Nguyễn Đình Thọ (2011) đề cập. Nội dung phương pháp chọn mẫu dây chuyền là phương pháp chọn một mẫu ngẫu nhiên rồi từ mẫu này lấy được một nhóm mẫu có quan hệ với mẫu ngẫu nhiên ban đầu. Đây là phương pháp mà nhà nghiên cứu chọn ngẫu nhiên một số phần tử cho mẫu, sau đó, thơng qua các phần tử ban đầu, hỏi ý kiến những người này để họ giới thiệu các phần tử khác cho mẫu.

- Kích thước mu

Việc xác định cỡ mẫu nghiên cứu được tham khảo phương pháp xác định cỡ mẫu từ thực nghiệm của tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) trong

Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS hay Multivariate. Data analysis (7th ed) của

nhóm tác giả Joseph F.Hair Jr, William C.Black, Barry J.Babin và Rolph E.Aderson (2009). Theo đó, cỡ mẫu tối thiểu chấp nhận được đối với nghiên cứu bằng 5 lần tổng số các biến được phân tích.

Quá trình nghiên cứu và xây dựng bảng tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp (xem mục 1.3 – Chương 1) cho ra số lượng các biến đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên là 20 biến tương ứng với 02 nhóm kỹ năng.

Như vậy, cỡ mẫu của nghiên cứu là: 5 x 20 biến = 100 mẫu. Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy sau khi loại trừ các phiếu khảo sát không hợp lệ, nhóm sử dụng 120 mẫu khảo sát đối với từng nhóm đối tượng điều tra (doanh nghiệp và sinh viên).

2.4 Quá trình khảo sát, thu thập dữ liệu

2.4.1 Đối tượng phỏng vấn sâu

Để đảm bảo chất lượng phỏng vấn và thu thập đầy đủ thông tin về các nội dung liên quan, các câu hỏi trong bản hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 01 – Phỏng vấn người sử dụng lao động và Phụ lục 04 – Phỏng vấn sinh viên) được đặt ra xoay quanh việc xác định các tiêu chí đánh giá kỹnăng nghề nghiệp, nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên trong quá trình học tập tại trường đại học… Những cuộc phỏng vấn được tiến hành tại văn phòng làm việc (đối với đối tượng phỏng vấn là doanh nghiệp) và tại trường học hoặc nói chuyện trực tuyến qua mạng xã hội (đối với đối tượng phỏng vấn là sinh viên). Mỗi cuộc phỏng vấn trung bình kéo dài trong khoảng từ 30 - 45 phút. Tất cả các đối tượng tham gia phỏng vấn đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng cung cấp các thông tin khi được đề nghị cũng như chia sẻ các quan điểm riêng của cá nhân.

2.4.2 Đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi

Áp dụng với đối tượng là doanh nghiệp

Dựa theo kết quả nghiên cứu định tính, bảng câu hỏi chính thức của đề tài được xây dựng. Những thông tin cần đưa vào phiếu khảo sát để thu thập bao gồm:

- Thông tin chung về người cung cấp thơng tin: giới tính, chức vụ hiện tại, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc.

- Thông tin chung về doanh nghiệp: tên cơng ty, hình thức sở hữu, số lượng nhân viên hiện có tại doanh nghiệp

Quá trình thu thập dữ liệu được tiến hành cụ thể như sau:

Bước 1: Thu thập thông tin về đối tượng khảo sát, có hai phương pháp tiếp cận để thu

thập thơng tin được áp dụng:

Phương pháp tiếp cn thơng qua q trình thc tp ca sinh viên:

Thời gian khảo sát trùng với thời gian sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành Quản trị nhân lực đang trong giai đoạn thực tập tại các doanh nghiệp (từ 25/01/2016 – 20/05/2015). Vì vậy, thơng qua các sinh viên này, nhóm có được thơng tin cần thiết về cán bộ quản lý nhân sự của các doanh nghiệp đang hoạt động như: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại và email liên lạc.

Dựa trên thông tin đã thu thập, nhóm nghiên cứu liên lạc với cán bộ quản lý nhân sự thơng qua hình thức gọi điện thoại trực tiếp hoặc gửi mail. Qua đó, nhóm trình bày nhu cầu thu thập thông tin cho đề tài và xin được tiếp cận với phòng nhân sự với mục đích tiến hành điều tra khảo sát về yêu cầu mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp QTNL đối với sinh viên mới ra trường.

Phương pháp tiếp cận thông qua Cựu sinh viên:

Qua danh sách sinh viên đã tốt nghiệp của khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực tại trường đại học Kinh tế quốc dân cung cấp (từ khóa 52 trở về trước), qua trang facebook chính thức của liên chi đồn Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực, qua các mối quan hệ quen biết…, từ đó, nhóm nghiên cứu liên lạc với các anh/chị thông qua các phương tiện điện tử như điện thoại, email và mạng xã hội facebook. Công việc này được thực hiện ưu tiên với các anh/chị mà nhóm nghiên cứu quen biết trực tiếp hoặc được giới thiệu từ các mối quan hệ với bạn bè và gia đình (phương pháp dây chuyền tích lũy).

Mục đích của việc liên lạc này là có được tên cơng ty và thông tin cán bộ quản lý nhân sự mà các anh/chị đó đang làm việc để thực hiện tiến hành hoạt động điều tra khảo sát. Sau khi có được danh sách tên và thơng tin liên lạc từ các cựu sinh viên này, nhóm sẽ xin anh/chị giới thiệu thêm thông tin liên lạc của các anh/chị cựu sinh viên khác để mở rộng thêm danh sách các cựu sinh viên cũng như cơng ty mà nhóm muốn tiếp cận để tiến hành thu thập thông tin.

Bước 2: Tiếp cận đối tượng khảo sát

Từ danh sách có được ở bước 1, nhóm sẽ tiếp tục liên lạc với các cán bộ quản lý qua điện thoại. Trong đó, nhóm nghiên cứu giới thiệu bản thân cùng đềtài đang thực

hiện, đồng thời đề cập đến vai trò quan trọng của các doanh nghiệp, nhà quản lý trong nghiên cứu này và mời họ tham gia thực hiện khảo sát. Việc thực hiện khảo sát có thể tiến hành theo hai phương thức:

+ Hẹn gặp trực tiếp cán bộ quản lý nhân sự để họ trả lời trực tiếp trên bảng câu hỏi và thu về ngay.

+ Gửi phiếu điều tra khảo sát online đính kèm tới email của cán bộ quản lý nhân sự. Nhóm ưu tiên cho phương thức 1 hơn, tuy nhiên, do hạn chế về thời gian (nhiều cán bộ quản lý bận rộn, không sắp xếp gặp mặt trực tiếp được) hoặc hạn chế về chi phí đi lại (nhiều cơng ty ở ngoại tỉnh, hoặc các khu công nghiệp ngoại thành Hà Nội) nên nhóm khó có thể tiếp cận nhà quản lý theo cách gặp trực tiếp. Đa số các cán bộ quản lý đều yêu cầu thực hiện khảo sát qua email nên nhóm đã gửi lời giới thiệu cùng phiếu khảo sát đính kèm đến địa chỉ email được cung cấp. Trong email, nhóm có đề nghị cán bộ quản lý nhân sự phản hồi ngay khi nhận được mail để biết thông tin đã được gửi đến và ghi rõ thời hạn để họ thực hiện phiếu khảo sát này.

Bước 3: Phản hồi đối tượng khảo sát

Với các cán bộ quản lý đồng ý gặp trực tiếp: nhóm xin phép đến cơng ty mà họ đang làm việc để phát phiếu trực tiếp theo giờ thuận tiện do họ sắp xếp. Việc gặp mặt đểđiều tra trực tiếp nếu thành cơng sẽgiúp nhóm thu được ngay phiếu khảo sát.

Với những cán bộ quản lý nhân sự yêu cầu thực hiện khảo sát qua email, mạng xã hội Facebook… và đã gửi mail cùng đường link câu hỏi điều tra, thiết lập trên Google docs đến địa chỉ của họ: sau một đến hai ngày mà vẫn chưa thấy hồi âm, nhóm sẽ liên lạc lại để xác nhận việc nhận thông tin và việc thực hiện khảo sát của cán bộ quản lý. Khi các cán bộ quản lý đã gửi thơng tin phản hồi, nhóm gửi email cảm ơn vì sự giúp đỡ của họ cho quá trình khảo sát. Trong thời gian nhận phản hồi của cán bộ quản lý nhân sự, nhóm cũng tiến hành song song các bước 1 và 2 cho đến khi có đủ mẫu khảo sát mà nhóm dự định.

Kết quả: Sau hơn 05 tuần thực hiện, nhóm đã thu được 103 phiếu khảo sát, trong đó

phiếu điều tra bằng bản cứng là 30 phiếu và 73 phiếu điều tra qua mạng internet bằng công cụ Google docs. Sau khi làm sạch dữ liệu, số phiếu không hợp lệ là 06 phiếu. Một số đặc điểm của các phiếu không hợp lệ:

- Trả lời thiếu nhiều thông tin, bỏ qua nhiều tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp mà sinh viên cần đáp ứng

Như vậy, tổng số mẫu còn lại để phân tích dữ liệu là 97 phiếu. Áp dụng với đối tượng là sinh viên

Tương tự như phương pháp thu thập dữ liệu áp dụng với đối tượng là doanh nghiệp, phiếu khảo sát đối với sinh viên bao gồm có 2 phần: thơng tin chung về sinh viên (giới tính, năm học, học lực, quê quán, kinh nghiệm làm thêm và tham gia hoạt động xã hội) – Đánh giá sựtích lũy kỹnăng nghề nhân sự.

Quá trình thu thập dữ liệu bao gồm:

Bước 1: Thu thập thông tin vềđối tượng khảo sát

Thông qua các trợ lý tại khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực của trường đại học Kinh tế quốc dân, qua sự giúp đỡ của các thầy, cô cố vấn học tập và bạn bè quen biết, nhóm có thể tiếp cận nguồn thơng tin chính xác nhất về sốlượng sinh viên đang theo học chuyên ngành. Đặc biệt, nhóm có được số điện thoại liên hệ cũng như thơng tin về các buổi mà sinh viên phải có mặt ở trường để gặp gỡ, trao đổi với giáo viên hướng dẫn thực tập. Vì hiện nay, sinh viên năm thứ4 đang trong giai đoạn đi thực tập thực tế tại các doanh nghiệp nên rất khó khăn trong việc phát phiếu điều tra.

Bước 2: Tiếp cận đối tượng khảo sát

Sau khi có được các thơng tin ở bước 1, nhóm đã liên lạc với từng nhóm sinh viên của từng giáo viên hướng dẫn thực tập về địa điểm gặp mặt ở trường mà nhóm có thể đến phát phiếu khảo sát. Đối với những sinh viên khơng có mặt, nhóm đã nhờ sự giúp đỡ từ ban cán sự lớp để gửi phiếu khảo sát online cho những thành viên vắng mặt nên số lượng bảng hỏi đến với sinh viên khá đầy đủ và ít bị thiết sót. Trong thời gian nhận phản hồi của các sinh viên vắng mặt, nhóm cũng tiến hành song song các bước 1 và 2 cho đến khi có đủ mẫu khảo sát.

Kết quả: Sau hơn 03 tuần thực hiện, nhóm đã thu được 120 phiếu khảo sát, trong

đó phiếu điều tra bằng bản cứng là 68 phiếu và 52 phiếu điều tra qua mạng internet bằng công cụ Google docs.

Trong q nhập và làm sạch số liệu thì có 2 phiếu không hợp lệ. Các phiếu bị loại do người trả lời phiếu khảo sát không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc thông tin bị loại bỏ do người được điều tra đánh cùng một loại lựa chọn…

2.5 Phương pháp thu thập dữ liệu

Đề tài sử dụng 02 loại thông tin: thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Căn cứ vào từng loại thông tin mà phương pháp thu thập khác nhau, cụ thể:

Thông tin th cp

Các thông tin thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các nguồn chủ yếu sau:

- Các bài báo, bài nghiên cứu, tạp chí trong và ngồi nước: Đây là nguồn cung cấp thông tin về kết quả các nghiên cứu đã được thực hiện tại một số trường Đại học trên thế giới và Việt Nam về đánh giá chất lượng sinh viên mới tốt nghiệp theo quan điểm Nhà tuyển dụng, từ đó, làm cơ sở cho nhóm xây dựng thang đo cho nghiên cứu sơ bộ.

- Sách, giáo trình: Để hiểu rõ về nghề nhân sự, các sách, giáo trình liên quan đến Quản trị nhân lực cũng được nhóm nghiên cứu. Nội dung tập trung khai thác là về định nghĩa hay khái niệm có liên quan đến đề tài. Ngồi ra, để tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích dữ liệu phục vụ cho q trình thực hiện đề tài, nhóm cịn tham khảo thêm các sách về Nghiên cứu thị trường, Phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Internet: Đây là nguồn thơng tin to lớn mà nhóm nghiên cứu khơng thể bỏ qua bởi sự dễ tìm kiếm, mức độ bao phủ và tính cập nhật của nó. Từ các bài báo, bản tin, diễn đàn về hiện trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường nói chung và sinh viên chuyên ngành Quản trị nhân lực nói riêng hiện nay, nhóm nghiên cứu thu thập thơng tin để đưa ra lý do hình thành đề tài cũng như phác họa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.

Như vậy, để thu thập thông tin thứ cấp, đề tài tiến hành theo phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk research) (Nguyễn Đình Thọ & cộng sự, 2011).

Thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp của đề tài được thu thập thông qua phiếu khảo sát (trực tiếp và

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị nhân lực so với yêu cầu của doanh nghiệp - Nghiên cứu tình huống tại trường Đại học Kinh tế quốc dân (Trang 35 - 45)