Quy trình phịng ngừa, hạn chế RRTD

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 33 - 105)

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phòng ngừa, hạn chế RRTD tại NHTM

1.3.3.1. Nhân tố khách quan

Đây là tác nhân gây ra RRTD bất khả kháng, xảy ra ngồi ý muốn và tầm kiểm sốt của con người trong một thời điểm nào đó.

Xuất phát từ môi trường kinh tế - xã hội không ổn định:

Trong một nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh tiềm năng sản xuất và tiêu dùng của xã hội cịn lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh cịn có nhiều cơ hội để phát triển và ngược lại, khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng vọt kéo theo đồng tiền nội địa bị mất giá, dẫn đến kinh doanh trong nước bị trở ngại và khó khăn khiến cho khả năng thu hồi vốn tín dụng trở nên phức tạp. Nhận biết RRTD Đo lường RRTD Ứng phó RRTD Kiểm soát và xử lý RRTD

Thứ nhất, sự biến động quá nhanh và khơng dự đốn được của thị

trường thế giới. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp... vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và trong khu vực là hiển nhiên, vì vậy trước những biến động của thị trường thế giới không tránh khỏi tác động. Do đó hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Thị trường bất động sản và chứng khoán đang trong tình trạng khó khăn, các khoản đầu tư vào hai thị trường đó khó có thể thu hồi, việc mua bán diễn ra khó khăn hơn, khách hàng sẽ khơng có nguồn trả nợ, đồng thời tỷ lệ TSĐB không đủ đảm bảo cho dư nợ còn lại... khiến hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn của RRTD xuất hiện.

Thứ hai, rủi ro tất yếu của q trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc

tế. Q trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết khách hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp nguy cơ rủi ro tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

Thứ ba, rủi ro có thể xuất hiện khi tràn lan hàng nhập lậu. Nước Việt

Nam ta có hàng trăm kilomet biên giới đường bộ và đường biển, do đó việc bn bán hàng nhập lậu qua biên giới là không tránh khỏi. Cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài từ nhiều năm nay, song kết quả hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm cho các doanh nghiệp trong nước và ngân hàng đầu

tư vốn cho các doanh nghiệp này gặp khơng ít khó khăn, rủi ro cũng từ đấy phát sinh.

Thứ tư, thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến

khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành.

Môi trường pháp lý còn nhiều bất lợi

Đây là một nhân tố cũng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh RRTD, cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, NHNN và các cơ quan có liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng luật và các văn bản này vào hoạt động thì hết sức chậm chạp và cịn nhiều vướng mắc.

Luật và các văn bản có liên quan của Việt Nam khơng đồng bộ, cịn nhiều khe hở, như việc quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay khi khách hàng không trả được nợ, song để thực hiện điều này thì rất khó và tốn nhiều thời gian.

Bên cạnh đó, sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng nhà nước. Mơ hình tổ chức thanh tra còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, hoạt động thanh tra giám sát thường chỉ tại chỗ là chủ yếu, còn thụ động theo kiểu xử lý những việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro. Vì thế, có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo sớm, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệp.

Ngoài ra, hệ thống thơng tin quản lý cịn bất cập và tồn tại nhiều yếu kém. Hiện nay, môi trường thông tin đã được cải thiện, kênh cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng tốt nhất Việt Nam là trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng

thơng tin kịp thời, chính xác để ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc hiện nay ngân hàng dữ liệu CIC chưa đầy đủ, thơng tin cịn q đơn điệu, chưa đáng tin cậy tuyệt đối. Hơn nữa, Việt Nam vẫn còn hạn chế trong khâu quản lý và cung cấp thơng tin, do đó sẽ là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm sốt tín dụng.

1.3.3.2. Nhân tố chủ quan

- Quy trình tín dụng cịn nhiều bất cập

Ngân hàng khơng có đủ thơng tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng... dẫn đến việc xác định sai hiệu quả phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó cịn có thể là do sự nới lỏng trong quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Hay phía ngân hàng quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm coi đó là vật chất đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay dẫn đến những rủi ro trong q trình thu hồi vốn. Hiện nay cịn một số ngân hàng chạy theo số lượng (theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, quá tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh khiến việc kiểm sốt chất lượng tín dụng giảm hiệu quả.

- Một bộ phận nhân viên còn thiếu đạo đức và trình độ chun mơn, nghiệp vụ chưa cao

Ngân hàng có thể thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm từng địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ. Cán bộ tín dụng thực hiện khơng đúng quy trình cho vay hay do quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ và khơng phù hợp.

Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, hoặc thiếu tài sản thế chấp, cầm cố. Do chất lượng cán bộ tín dụng thấp nên thẩm định khách hàng cho vay thiếu chính xác hoặc cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức trong cho vay, cấu kết với khách hàng để cho vay không đúng quy định của ngân hàng, hoặc cán bộ tín dụng chiếm dụng vốn vay dẫn đến các khoản nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng.

- Do cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt nên ngân hàng nới lỏng về điều kiện cần có của khách hàng để cho vay nhằm thu hút khách hàng.

Sự nới lỏng các điều kiện cho vay của ngân hàng đối với khách hàng. Một số chi nhánh ngân hàng do chạy theo thành tích, muốn tăng nhanh dư nợ đã hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng, tạo ra việc cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các chi nhánh, làm giảm lợi nhuận của tồn hệ thống.

Thơng tin kinh tế, thông tin rủi ro, phân tích tín dụng, phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Việc quản lý thơng tin tín dụng vẫn được thực hiện chủ yếu bằng thủ cơng, thiếu chính xác và khơng đầy đủ, kịp thời. Vì vậy, việc phân tích đánh giá tín dụng theo ngành, theo khách hàng chưa được thực hiện thường xuyên để có được những định hướng tín dụng chính xác và kịp thời.

- Rủi ro từ phía khách hàng

Rủi ro từ phía khách hàng là nhân tố chủ yếu dẫn đến rui ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc phịng tránh rất khó khăn và phức tạp

(1) Đối với khách hàng là cá nhân

- Thiếu năng lực tài chính: Khách hàng vay vốn khơng đủ khả năng tài chính để trả nợ, dẫn đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng gặp khó khăn. Cụ thể

thủ làm đúng theo kế hoạch đã xây dựng ban đầu, hoạch định tài chính khơng hợp lý, phát sinh những khoản mục chi phí khơng tính trước, ...

- Thiếu năng lực pháp lý: Khi khách hàng thiếu năng lực pháp lý thì việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn do cản trở về mặt thủ tục và thời gian.

- Sử dụng vốn sai mục đích: Đó là việc khách hàng dùng vốn vay của mình khơng đúng mục đích theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Từ đó dẫn đến việc khách hàng có thể làm ăn thua lỗ và khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Do ý muốn chủ quan của người đi vay khơng có ý định trả nợ: Đây là trường hợp xấu nhất dẫn đến rủi ro tín dụng, nó được xét vào đạo đức của người đi vay mà nhân tố đạo đức có thể thấy trên thực tế là một trong những nhân tố quan trọng trong việc trả nợ vay, người đi vay có thể có khả năng nhưng cố tình khơng trả nợ, lừa đảo chiếm đoạt tiền vay của người cho vay.

- Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn như bị sa thải, thất nghiệp, tai nạn lao động, ...dẫn đến mất đi nguồn thu nhập chính để trả nợ ngân hàng (2) Đối với khách hàng là doanh nghiệp

- Doanh nghiệp bị mất năng lực pháp lý: Do trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh, dẫn đến sản xuất kinh doanh bị thất bại và khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Do doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích

- Do việc cạnh tranh với các cơng ty nước ngồi cịn yếu kém dẫn đến giảm sút thị trường tiêu thụ, giá thành sản phẩm làm ra phải hạ thấp để cạnh tranh từ đó các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Do doanh nghiệp không mưa bảo hiểm: Bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiên tai, … nên khi có biến cố xảy ra thì doanh nghiệp bị tổn thất lớn và khơng có khả năng trả nợ vay.

- Sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng.

- Quá chú trọng đến tốc độ tăng trưởng mà bỏ quên chất lượng tăng trưởng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM

(VIETINBANK) – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa

2.1.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)

Tên đơn vị: Ngân Hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Industrial and Commercial Bank of Viet Nam)

Tên viết tắt: Vietinbank

Trụ sở: 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Loại hình: Ngân hàng thương mại cổ phần

Vốn điều lệ: 37.234 tỷ VNĐ

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số: 53/HĐBT ngày 26/03/1998 của Hội Đồng Bộ Trưởng. Trải qua quá trình 25 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Cơng thương Việt Nam đã khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong ngành Ngân hàng Việt Nam cũng như đóng góp một phần lớn vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước trong hơn hai thập kỷ qua. Hiện tại, NHCT Việt Nam là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam cả về quy mô vốn cũng như tổng tài sản. Tính đến hết năm 2012, tổng tài sản của NHCT Việt nam là 50,3 nghìn tỷ đồng và vốn điều lệ đạt 26,218 nghìn tỷ đồng (theo Báo cáo thường niên NHCT Việt Nam năm 2012), bên cạnh đó thì Vietinbank cịn có hệ thống

mạng lưới rộng với 01 sở giao dịch, 150 chi nhánh và trên 1000 phòng giao dịch – quỹ tiết kiệm trên toàn quốc.

Tầm nhìn

Ngân hàng đa năng, hiện đại, hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam, đến năm 2030 thuộc Top 20 ngân hàng mạnh nhất Khu vực: Châu Á – Thái Bình Dương. Đến năm 2045 là ngân hàng mạnh nhất và uy tín nhất Việt Nam, hàng đầu Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và uy tín cao trên thế giới.

Sứ mệnh

Là Ngân hàng tiên phong trong phát triển đất nước trên cơ sở mang lại giá trị tối ưu cho khách hàng, cổ đông và người lao động.

Giá trị cốt lõi

1. Khách hàng là trung tâm:

Lấy nhu cầu của khách hàng là mục tiêu phục vụ của Ngân hàng. Lắng nghe tiếng nói của khách hàng và chia sẻ với các bên liên quan để đưa ra giải pháp/tư vấn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, đảm bảo an toàn cho khách hàng nội bộ, khách hàng bên ngoài.

2. Đổi mới sáng tạo:

Luôn thể hiện sự sáng tạo trong mọi hoạt động; liên tục đổi mới có sự kế thừa để tạo ra những giá trị tốt nhất cho hệ thống, khách hàng và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

3. Chính trực:

Vietinbank luôn nhất quán trong suy nghĩ và hành động đảm bảo sự tuân thủ, kỷ luật, kỷ cương, trungg thực, minh bạch và giữ vững đạo đức nghề nghiệp.

Thể hiện thái độ và hành động lắng nghe, chia sẻ, quan tâm, ghi nhận đối với khách hàng, đối tác, cổ đông, lãnh đạo, đồng nghiệp và tôn trọng bản lĩnh.

5. Trách nhiệm:

Thể hiện tinh thần, thái độ và hành động của toàn bộ hệ thống, của từng bộ phận, từng cán bộ Vietinbank có trách nhiệm cao đối với khách hàng, đối tác, cổ đông, lãnh đạo, đồng nghiệp và cho chính thương hiệu của Vietinbank. Thực hiện tốt trách nhiệm Vietinbank với cộng đồng, xã hội là trách nhiệm, vai trò, vinh dự, và tự hào của Vietinbank.

Triết lý kinh doanh

- An toàn, hiệu quả và bền vững

- Trung thành, tận tụy, đồn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương

- Sự thành công của khách hàng là sự thành công của Vietinbank

Sologan: Đến với Vietinbank, quý khách sẽ hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với tiêu chí: Nâng giá trị cuộc sống.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa

Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa

Tên viết tắt: VietinBanh Đống Đa

Địa chỉ: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, hà Nội

Tiền thân của VietinBank Đống Đa là Phòng Thương nghiệp khu Đống Đa, được thành lập năm 1955. Đến năng 1957, từ địa chỉ số 173 Khâm Thiên, phòng chuyển sang số 237 Khâm Thiên và đổi thành Chi điểm NHNN khu Đống Đa.

Năm 1987, Chi điểm NHNN khu Đống Đa được đổi thành Chi nhánh NHNN quận Đống Đa và hai năm sau được bầu là Trưởng Chi nhánh NHNN trên địa bàn Hà Nội. Ngày 03/08/1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 218/HĐBT cho phép hệ thống Ngân hàng Việt Nam thí điểm chuyển hoạt động sang sơ chế hạch toán kinh doanh, thực hiện hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 33 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)