5. Kết cấu của luận văn:
1.2. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
1.2.6. Hậu quả của RRTD
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, RRTD mang tính hệ thống, cho nên một khi RRTD xảy ra sẽ gây nên thiệt hại không những cho chính bản thân ngân hàng về lợi nhuận, tài sản, uy tín, danh tiếng….mà cịn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế.
Đối với ngân hàng cho vay: RRTD là một trong những rủi ro cơ bản gắn liền với hoạt động kinh doanh gây nên những thiệt hại cho ngân hàng, cụ thể:
- Thứ nhất, giảm lợi nhuận: Khi RRTD xảy ra, ngân hàng có thể sẽ
khơng thu hồi được vốn tín dụng và lãi đã cho vay, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Ngồi ra, có thu hồi được vốn và lãi vay hay khơng thì ngân hàng vẫn phải mất thêm phần chi phí để quản lý khoản vốn vay trong suốt thời gian cho vay vốn hoặc các chi phí quản lý các loại nợ xấu, nợ quá hạn.
- Thứ hai, không chủ động được nguồn vốn: RRTD xảy ra làm cho bản thân NHTM bị co cụm, có xu hướng thu hẹp quy mơ kinh doanh, năng lực tài chính và có sức cạnh tranh suy giảm do khơng thu hồi nợ đúng hạn. Vì thế đã
làm cho ngân hàng mất cân bằng trong việc thu chi và có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng.
- Thứ ba, mất cơ hội ký kết những hợp đồng mới: Khi vốn ngân hàng bị đọng và khơng được giải phóng theo dự tính thì ngân hàng sẽ bỏ qua những cơ hội để ký kết những hợp đồng tín dụng mới hoặc cơ hội đầu tư mới.
Ngoài ra, RRTD cịn làm giảm uy tín của các ngân hàng khơng những trong phạm vi quốc gia mà trên cả quốc tế, làm cho các hoạt động kinh doanh quốc tế như: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ gặp khó khăn.
Đối với nền kinh tế: NHTM là nơi thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng cũng như bơm tiền vào lưu thơng, ổn định nền kinh tế. Vì vậy, khi RRTD xảy ra, khơng những chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng mà cịn có thể ảnh hưởng dây chuyền đến tồn bộ hệ thống ngân hàng, làm rối loạn cả nền kinh tế - xã hội, sụt giảm lòng tin của dân chúng và sự vững chắc và lành mạnh trong hệ thống tài chính ngân hàng.