7. Cấu trúc khoá luận
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng dạy học các văn bản thơ trong chƣơng trình Tiếng Việtở Tiểu học ở Tiểu học
Chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học đƣợc thực hiện trong 3 1 tuần với các bài Tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học,… bao gồm cả các văn bản văn xuôi và các văn bản thơ. Qua việc tiến hành điều tra số lƣợng các bài Tập đọc trong chƣơng trình Tiếng Việt từ lớp 2 đến lớp 5 đã thu đƣợc kết quả dƣới đây:
Bảng 1.5. Thực trạng dạy học các văn bản thơ ở Tiểu học
Tổng Văn bản văn xuôi Văn bản thơ
Lớp số Số lƣợng Số lƣợng 2 93 78 15 3 93 77 16 4 62 46 16 5 62 47 15
Nhìn vào số liệu đƣợc thống kê có thể rõ ràng nhận thấy số lƣợng các văn bản văn xuôi nhiều hơn hẳn so với các văn bản thơ đƣợc học trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học.
Đa số các giáo viên Tiểu học đều có quan niệm rằng: dạy văn xi dễ hơn dạy thơ, văn xi có nhiều thứ để giảng dạy hơn, nhiều câu từ và biện pháp nghệ thuật hơn,… Chính vì vậy mà việc tích hợp giáo dục môi trƣờng trong dạy học môn Tiếng Việt thông qua các văn bản nghệ thuật đƣợc các thầy cô vận dụng nhiều hơn là việc tích hợp thơng qua các văn bản thơ. Tuy nhiên tất cả mới chỉ dừng lại ở việc vận dụng vào giảng dạy chứ chƣa thực sự khai thác hết đƣợc tác dụng của phê bình sinh thái với việc thay đổi nhận thức của ngƣời học về môi trƣờng.
Việc đƣa văn bản thơ vào dạy học ở Tiểu học càng hạn chế thì “mảnh đất” nghiên cứu những vấn đề xoay quanh nó càng đƣợc mở rộng và phong phú hơn. Mặc dù chiếm thời lƣợng không nhiều trong phân mơn Tập đọc nhƣng việc tích hợp giáo dục mơi trƣờng vào các văn thơ trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học không tốn quá nhiều thời gian và sức lực. Học sinh yêu thích thơ nhiều hơn bởi lẽ câu từ có vần, có nhịp điệu, dễ ghi nhớ. Hơn nữa các văn bản thơ đƣợc sử dụng làm ngữ liệu phân mơn Tập đọc trong chƣơng trình Tiểu học đều có ngơn từ trong sáng với các hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của các em; đó là các sáng tác của những tác giả tiêu biểu cho văn học thiếu nhi Việt Nam nhƣ: Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, Tơ Hồi,…
1.2.2. Thực trạng dạy học tích hợp giáo dục môi trƣờng ở Tiểu học
Tuy khơng mang nặng về phân tích và bình giảng văn học, đối với các văn bản nghệ thuật trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học, bƣớc đầu là việc hình thành kĩ năng đọc và tìm hiểu sơ bộ nội dung của văn bản. Chắc chắn việc áp dụng lí thuyết phê bình sinh thái là rất có ích đối với việc dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Trong bối cảnh môi trƣờng ngày càng bị suy
thối hiện nay thì việc giáo dục ý thức sinh thái đƣợc tiến hành và phổ cập ở mọi cấp học.
Ở trƣờng Tiểu học, tuy không tồn tại với tƣ cách là một môn học độc lập nhƣng việc giáo dục môi trƣờng vẫn đƣợc thực hiện thƣờng xuyên thông qua các buổi ngoại khóa, học tập kỹ năng sống. Hơn nữa, nó đƣợc tích hợp lồng ghép trong các mơn học khác có trong chƣơng trình ở Tiểu học. Việc tích hợp nội dung bảo vệ môi trƣờng vào các tiết học là vấn đề đƣợc nhiều giáo viên quan tâm. Không chỉ với các môn học nhƣ Tự nhiên Xã hội, Khoa học, Địa lí,.. mới có thể tích hợp nội dung này, mà những môn học khác cũng cần đƣợc chú ý, và lồng ghép sao cho phù hợp. Trong đó đặc biệt với mơn Tiếng Việt, thơng qua các văn bản nghệ thuật có đề cập tới vấn đề sinh thái, ngƣời giáo viên hồn tồn có thể tích hợp nội dung giáo dục mơi trƣờng để giáo dục ý thức sinh thái cho học sinh. Khi dạy Tiếng Việt, giáo viên tiếp xúc với rất nhiều tác phẩm viết về thiên nhiên, vũ trụ. Có thể xem đó là những tác phẩm văn học sinh-thái-tiền- lí-thuyết. Muốn khai thác tốt kiến thức mơi trƣờng từ những bài học này thì đỏi hỏi ngƣời giáo viên phải thâm nhập vào tác phẩm, phải nhạy bén, phát hiện ra những cả m quan sinh
thái biểu hiện tinh vi trong sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ.
Phê bình sinh thái cung cấp cho giáo viên một công cụ hữu hiệu để giải quyết thấu đáo mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Còn đối với học sinh Tiểu học - lứa tuổi đang phát triển cả về thể xác, trí tuệ và nhân cách thì việc giáo dục ý thức về sinh thái cho các em là rất cần thiết. Giáo dục bảo vệ môi trƣờng nhằm hình thành ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện với môi trƣờng. Khơng cung cấp cũng nhƣ cho học sinh tìm hiểu một cách trực tiếp về thiên nhiên nhƣ các môn Tự nhiên - Xã hội, Khoa học,... nhƣng ở môn Tiếng Việt, dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên bằng lí thuyết phê bình sinh thái sẽ hình thành ở các em tình yêu với thiên nhiên, những xúc cảm tâm hồn về cái đẹp. Thông qua các văn bản nghệ thuật viết
về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nƣớc, từ tình yêu dạt dào của các tác giả đối với không gian, cảnh vật, con vật.
Giáo viên là ngƣời hƣớng dẫn, giúp học sinh cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đó hình thành ở các em tình u thiên nhiên. Có lẽ đó là con đƣờng nhanh nhất để cải thiện mối quan hệ của con ngƣời với mơi trƣờng. Bởi đặc tính của con ngƣời là chỉ thực lịng đối tốt với cái gì khi mà ngƣời ta u nó, quan tâm đến nó và ý thức đƣợc về nó. Với tâm hồn nguyên sơ, thánh thiện, trẻ em luôn là những ngƣời gần với thiên nhiên, vạn vật hơn cả. Các em ln có một trái tim u thƣơng, nhạy cảm với tự nhiên, những cảm giác trong trẻo về một sinh thái bình yên. Trẻ nhỏ tìm thấy niềm vui giản dị, thuần khiết bằng cách hịa nhập với thiên nhiên. Chính vì vậy, giáo dục tình u thiên nhiên từ nhỏ cho học sinh nhằm ni dƣỡng tâm hồn, biến tình cảm thành ngay hành động vì mơi trƣờng.
Ngữ liệu từ các văn bản thơ trong chƣơng trình Tiếng Việt ở Tiểu học giúp cho việc hình dung về tự nhiên của học sinh đƣợc trở nên dễ dàng hơn, nhất là đối với học sinh tiểu học, khi mà các em chƣa đƣợc đi đến nhiều nơi, chƣa có nhiều hiểu biết về thiên nhiên vạn vật. Từ các văn bản này, học sinh thấy đƣợc thiên nhiên của các vùng miền ra sao? Mỗi nơi lại có đặc điểm cây cối, con vật nhƣ thế nào?
Sau cùng, học sinh nhận ra vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên đất nƣớc, từ đó biết quý trọng và bảo về cảnh sắc quê hƣơng. Không chỉ cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên, các văn bản này còn giúp học sinh hiểu rằng tự nhiên không phải là vô tri, vơ giác, vạn vật đều có tâm hồn, có trái tim, có cảm nhận riêng của nó. Các em hiểu bài học nhân sinh: con ngƣời khơng có quyền tƣớc đi sinh mệnh của bất cứ lồi nào.
Bên cạnh đó, các em cũng sẽ biết lên án, phê phán những hành động phi nhân đạo, gây nguy hiểm cho sinh thái và môi trƣờng. Thông qua tất cả những việc làm ấy, giáo dục ở trẻ ý thức sinh thái mơi trƣờng rõ ràng, phủ nhận và xố bỏ tƣ tƣởng “bá chủ thiên nhiên” của con ngƣời.
Trƣớc vẫn nạn khủng hoảng môi trƣờng và chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc dạy tích hợp nội dung giáo dục mơi trƣờng vào giảng dạy tại các nhà trƣờng phổ thông, nhiều thầy cô đã tiến hành lồng ghép các vấn đề về môi trƣờng vào bài dạy của mình. Chính bởi việc lồng ghép này diễn ra theo ý kiến chủ quan nên mỗi thầy cô lại chọn cho mình một phƣơng án riêng. Nhƣng nhìn chung hiệu quả chƣa thực sự cao. Vậy làm sao để giáo dục đƣợc ý thức bảo vệ môi trƣờng cho học sinh mà khơng làm mất đi nội dung chính của tiết học? Biện pháp tốt nhất chính là dạy học tích hợp bằng một lí thuyết về mơi trƣờng, đó chính là phê bình sinh thái.
Dƣới sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của phê bình sinh thái, dần dần tỉ lệ giáo viên biết về phê bình sinh thái ngày một tăng lên. Trong thời gian gần đây, một số thầy cơ đã mạnh dạn vận dụng lí thuyết khá mới mẻ này vào các tiết dạy Tiếng Việt của mình. Lý thuyết phê bình sinh thái đƣợc vận dụng vào các bài học có đề cập tới nội dung về tự nhiên trong chƣơng trình Sách giáo khoa Tiếng Việt. Việc làm này bƣớc đầu đã thu đƣợc nhiều kết quả tích cực. Nó giúp học sinh hiểu bài hơn, có đƣợc những liên hệ thực tế, mặt khác nó giúp các em hiểu về thiên nhiên và yêu quý bảo vệ thiên nhiên hơn. Tuy nhiên việc việc dạy học tích hợp mơn Tiếng Việt theo điểm quan phê bình sinh thái mới chỉ đƣợc manh nha sử dụng trên một phạm vi vô cùng nhỏ, ở một số giáo viên có tìm hiểu, nghiên cứu về phê binh sinh thái. Nhƣng mới chỉ dừng lại ở việc có vận dụng vào giảng dạy mà chƣa thực sự khai thác hết đƣợc tác dụng của phê bình sinh thái đối với việc thay đổi nhận thức của ngƣời học về môi trƣờng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Qua việc làm rõ các cơ sở lí luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, ở chƣơng 1 tơi đã trình bày một số vấn đề sau:
Phê bình sinh thái là một hƣớng nghiên cứu mới, ra đời trên cơ sở khủng hoảng môi trƣờng. Với lịch sử hình thành và phát triển đã gần một nửa thế kỉ, phê bình sinh thái học đã trở thành một trào lƣu phê bình văn học lan tịa khắp thế giới. Cùng với sự phát triển của văn học sinh thái, phê bình sinh thái đã tác động khơng nhỏ vào nhận thức của con ngƣời về những nguy cơ sinh thái môi trƣờng đang diễn ra gay gắt hàng ngày. Đƣợc du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây, phê bình sinh thái đã và đang có những bƣớc phát triển nhất định, với sự xuất hiện của nhiều cuộc hội thảo và các cơng trình nghiên cứru khoa bảng. Tuy nhiên, vẫn phải nhận định rằng dƣờng nhƣ tất cả mới chỉ cịn đang ở những bƣớc khởi động.
Dạy học tích hợp là hình thức hƣớng dẫn học sinh huy động đồng thời kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh. Việc áp dụng dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái gắn với mục tiêu, tinh thần cơ bản của môn Tiếng Việt ở Tiểu học giúp ngƣời giáo viên khai thác tối đa nội dung bài học và nuôi dƣỡng ý thức, hành động ngƣời học truớc những vấn đề về mơi trƣờng.
Việc dạy học tích hợp các nội dung bảo vệ mơi trƣờng và lí thuyết về phê bình sinh thái đã đƣợc một bộ phận nhỏ giáo viên tìm hiểu. Tuy nhiên việc áp dụng lí thuyết phê binh sinh thái vào dạy học Tiếng Việt còn rất ít và chƣa thực sự đạt tới hiệu quả tối ƣu của nó.
CHƢƠNG 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC TÁC PHẨM THƠ TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở
TIỂU HỌC TỪ GĨC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI 2.1. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Tính khoa học đƣợc thể hiện trong phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học tích hợp. Các phƣơng pháp dạy học đều phải dựa trên trình độ nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí và khả năng phát triển trí tuệ cũng nhƣ ngơn ngữ của học sinh tiểu học.
Các biện pháp đề xuất phải dựa trên những thành tựu nghiên cứu của tâm lí và sinh lí, đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học đối với việc học mở rộng vốn từ, đặc biệt là bƣớc chuyển khó khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Trên cơ sở đó, chúng tơi đề xuất các biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, đặc điểm ngơn ngữ của học sinh để nâng cao hiệu quả phƣơng pháp dạy học tích hợp và hiệu quả giáo dục mơi trƣờng cho học sinh Tiểu học
Để làm đƣợc điều này, các bài học/chủ đề tích hợp cần phải tinh giản những kiến thức hàn lâm, tăng cƣờng những kiến thức thực tiễn, tạo điều kiện để cho học sinh đƣợc trải nghiệm, khám phá tri thức, hình thành kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo kích thích hứng thú, sự tích cực trong hoạt động học tập của học sinh động học tập của học sinh
Hứng thú, sự tích cực trong hoạt động học tập của học sinh là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một giờ học hiệu quả. Để tạo hứng thú, tăng tính tích cực hoạt động học tập cho các em, mỗi giáo viên cần làm cho học sinh nhận thức đƣợc mục đích, lợi ích của bài học.
Ngồi việc khai thác sự hứng thú trong chính nội dung dạy học, hứng thú và sự tích cực hoạt động của học sinh cịn đƣợc hình thành và phát triển
nhờ các phƣơng pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Đó chính là cách tổ chức day học dƣới nhiều hình thức đa dạng nhƣ: Trị chơi học tập, tổ chức các hoạt động đóng vai, tổ chức học tập theo nhóm, tổ chức dạy học ngồi khơng gian lớp học. Tổ chức dạy học tích hợp theo quan điểm phê bình sinh thái nhằm kích thích sự hứng thú của học sinh khi tìm hiểu các kiến thức có trong bài học, các kĩ năng mang tính tơng hợp, đa ngành, tạo thói quen hành vi tích cực với mơi trƣờng thơng qua thiết kể các hoạt động học tập đa dạng cho học sinh.
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Dạy học tích hợp là một xu hƣớng tất yếu trong dạy học hiện đại và đƣợc áp dụng từ nhiều năm trƣớc ở các nƣớc phát triển, thêm vào đó việc tiếp cận và vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái vào dạy học trong nhà trƣờng ở đó cũng đang ngày càng trở nên phổ biến.
Tuy nhiên ở Việt Nam, cùng với sự du nhập trong vài năm trở lại đây của phê bình sinh thái nên có thể nói việc dạy học tích hợp theo quan điểm này là còn khá mới mẻ. Theo quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dạy học tích hợp là định hƣớng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn để trong học tập và cuộc sống, đƣợc thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kĩ năng; phát triển nh ững năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.
Tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan đến nhau ở nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thƣờng đạt đƣợc nhiều mục tiêu khác nhau. Việc kết hợp dạy học tích hợp và phê bình sinh thái vào dạy học phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là các biện pháp đƣợc đề xuất phải có khả năng “sử dụng" đƣợc nhằm nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh.
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Mọi khoa học đều là kết quả nhận thức của con ngƣời trong quá trình hoạt động thực tiễn. Vì thế, những nội dung bài học/chủ đề tích hợp lựa chọn cần tăng cƣờng tính hành dụng, tính thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng tri thức vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn