Trang 100 Bồ Tát Giáo, Tổ Minh Đăng Quang: Sự thờ phượng lăng xăng đầy dẫy giả dố

Một phần của tài liệu GiaoAnCNCuSi-5 (Trang 39 - 43)

và mê muội. Chẳng biết ông nào, vị nào, đời lớp nào có hay khơng? Cách cúng quảy ô hợp phiền phức. Người tu hành chẳng phải người tu. Tự ý mỗi người cất chùa thờ phượng cúng

kiếng tu hành, làm theo ý mình, muốn làm sao thì làm, cái nhà riêng, chứ đâu phải tịnh xá Phật, Pháp, Tăng, chỗ Đạo Tràng Thanh Tịnh.

Các sư ở chùa lại còn dưới quyền sai khiến chỉ bảo của thí chủ, chiều chuộng nâng cao vì sợ mất chỗ ăn tư lợi. Xưa kia xuất gia thầy của tại gia, bây giờ tại gia thầy của xuất gia. Hỏi thử như vậy kẻ xuất gia tu hành học cách kiểu gì?

Chư Phật Thánh khi xưa đều khất sĩ. Cho được tự do thong thả giải thoát Hành Đạo thành quả rất dễ dàng, có đâu như xứ ta ngày nay, khinh chê cách hành của Phật Thánh làm sao cho nên và đắc quả vị.

Những người tu hành si mê, ham vui với cảnh vật, việc làm vọng giả, hại mình và quyến rũ người ta theo mình để hại người giết Phật, giết Pháp, hại Tăng, phá Đạo Lý, kẻ bá tánh tối tăm nào có biết! Tin chịu theo cho là sư tu hành chơn chánh Phật Pháp, Tăng, Đạo Lý. Ôi! Nguy hại thay kẻ nghịch Đạo, dụ dỗ người, cách hành Đạo Phật, Pháp, Tăng của họ và của bá tánh đều như vậy.

Nếu một ngày kia có chư Bồ Tát Khất Sĩ Tỳ Kheo ra hành Đạo, ủng hộ Chánh Pháp, kèm theo giữ Đạo Lý, chỉ trích cách tu hành mạt pháp, ắt họ sẽ chữa dấu lỗi mình với người bổn Đạo, xưng mình đúng lý Đạo và kẻ Bồ Tát Khất Sĩ kia giả dối xằng bậy ngoại Đạo. Bị lật áo lỗi mình trần trụi, hổ thẹn sẽ bổ báng thù hận, sẽ hại và xúi bổn Đạo của họ làm hại ganh ghét hủy bỏ vị Bồ Tát ấy đi. Dầu có chư Phật Như Lai ra đời dạy Đạo lý, thời cũng khắc nghịch, cũng kiếm chuyện phá hại à.

Trang 101: Nơi xứ ta bị khổ đọa, tại vì đạo giáo Phật Pháp lu mờ, kẻ xuất gia chẳng phải Tỳ

Kheo Khất Sĩ, chỉ lo lợi dưỡng một nơi, chẳng có sự dạy độ cho bá tánh, chỉ lo việc sắc tướng mê muội, cũng không xứng đáng với danh tiếng cư sĩ! ( còn kẻ tại gia chẳng phải Cư Sĩ?) chỉ làm việc thế gian phàm tục.

Tứ chúng cịn mê muội như vậy, Pháp gì che chở cứu độ được a? Phật Tử lại đi làm gương ác quấy, có khác nào dạy kẻ đời mờ ám, làm hung bạo trược nhơ thêm nữa, như vậy chẳng khổ chung cả đám hay sao? Tứ chúng tránh sao cho khỏi Tứ đồ.

Trang 107 Bồ Tát Giáo Tổ Minh Đăng Quang: Tư tưởng Phật Giáo là một hệ thống đạo đức kiệt xuất nhắm vào con người để làm đẹp mơi trường sống, hốn chuyển ta bà thành Cực Lạc, nhắc nhở con người triển khai tâm tuệ.

Trong môi sinh con người chúng ta có một năng lực vĩ đại đang phân tán. Câu niệm Phật là bước ngoặt sơ cơ về nguồn, nhưng còn kêu gọi viện trợ từ bên ngồi, tiếng kêu lãng giữa khơng gian và ca tụng ngoại giới, giới thiệu cảnh giới thanh tịnh, nằm trong một phần tự kỷ ám thị rèn lòng, nhớ điều thiện rất tốt, nhưng không thể phát huy đạo lực phi thường. Hầu hết chúng ta đều rất thích cảnh Tây Phương, nhưng thế giới đau thương sầu hận này khơng nỡ xa lìa. Cho nên Phật nói : Ly dục ly ác pháp là một kỹ năng tuyệt vời nhất để giải phóng vơ minh. Ngày nay tôi thấy pháp môn siêu việt này được Thầy Thơng Lạc triển khai tích cực nhằm đáp ứng những khát vọng cho những ai muốn giải khổ đời mình nơi bến tục, nhằm xóa tan những thèm muốn nông nỗi, thấp hèn trong đời sống phàm phu, nâng cao lối sống cách nghĩ, việc làm cho cuộc đời đẹp hơn, sung túc tinh thần siêu thượng, phát triển kinh tế đạo đức xã hội, đánh gục những ứng xử thơ bạo, bất chính. Và liêm khiết cũng từ đó mà văn minh tiến bộ cho lồi người.

Thế giới sống khơng tham tục ích kỷ, thấp hèn là thế giới sống của chư Phật, lúc đó ta gọi là sự cách mạng tư tưởng. Ly dục, ly ác pháp là phương pháp tích cực thực tiễn nhất cho mọi thời đại, cho mỗi chúng sinh hướng tới hạnh phúc thanh tịnh, cho hịa bình trên trái đất. Khổ đau, tao loạn, chinh chiến tràn lan trên thế gian chính là do ác pháp tham vọng của con người. Do đó, Chánh pháp, Thiện pháp là tài sản chung của nhân loại. Hộ trì chánh pháp chính là bảo vệ mơi trường sống đạo đức của nhân loại. Tà pháp là hiện thân của lầm than, đau khổ, của khủng bố bạo lực, của điêu ngoa, đạo đức giả... dây chuyền nhân quả thảm thương, được bày khắp nơi trên thế giới. Hỡi lồi người hãy thức tỉnh!

Vì vậy hơn ai hết mỗi chúng ta là mỗi Đạo sư chữa bệnh sinh tử cho mình; sống hiền dịu, có đức hạnh theo phương pháp thuần dưỡng tâm, hộ trì lục căn của Phật, năng thân cận học hỏi ở vị A La Hán, những vị có giới đức thanh tịnh sư. Tu khơng hành chỉ nói sng sẽ không dứt khổ. Vị Đạo sư A-La-Hán đã có kinh nghiệm chứng đắc Tứ thiền, Tam minh, quán triệt giới luật sẽ hướng dẫn cụ thể cho chúng ta qua suốt các cửa thiền và vượt qua ngũ ấm ma. Ngồi đời cũng vậy, nhìn và biết qua sự giới thiệu cổ máy dệt hiện đại nhưng khơng có kỹ sư dạy ta thao tác, khắc phục sự cố thì làm sao dệt cho được những tấm lụa nhung êm? Do đó pháp mơn, Tơn giáo là phương tiện cần ích mà mục đích chính là giải khổ, chấm dứt luân hồi. Tôn giáo nào thực thi giới luật thanh tịnh là nhân bản, có bình đẳng đạo đức, thì Tơn giáo có lợi ích thiết thực cho con người. Nước nào đặt nền móng đạo đức pháp luật mà người hành pháp và người dân tuân thủ đạo đức pháp luật ấy thì nước ấy sẽ sống trong trật tự ổn định, hạnh phúc trên mọi bình diện, là tấm gương tốt cho toàn thế giới.

Thuở xưa Đức Phật sau bốn mươi lăm năm hành đạo đã có một Tăng đồn là một ngàn hai trăm năm chục vị Tỳ Kheo A-La-Hán đắc thành quả do chân chất giác ngộ cao, do khung cảnh môi trường sinh sống thanh tịnh, độc cư rảnh rang hành đạo, hơn nữa các vị ấy có duyên phước với Đức Phật nên dễ đắc Đạo.

Đức Phật thuở xưa, cung vàng điện ngọc, thái tử giàu sang, vì muốn thành tựu pháp vương, nên từ bỏ làm Khất Sĩ, xin ăn thanh bần tu học, ngày một bữa ngọ, rảnh rang tứ sự, sống độc cư khơng kẻ quấy rầy. Hình ảnh ấy là một bức gương rọi soi cho mọi thời đại, cho muôn vạn tỷ thế hệ chúng ta. Muốn thành tựu nhất định phải tinh tiến xả ly như vậy. Việt Nam ta nhất định sẽ là tinh hoa của vũ tru. Hình ảnh Tổ Minh Đăng Quang nhất định phải được thừa truyền và hành y như vậy.

Tôi đến Tu Viện Chơn Như khi đã bỏ hết thiên kiến và những cố chấp trong lòng và với quang cảnh thanh tịnh tự nhiên, tôi thấy ánh hào quang Phật Giáo rạng ngời thanh thoát. Tượng đá Phật nằm kiết tường kia uy nghiêm hào khí vơ cùng. Uy nghiêm hào khí khơng phải từ những hồi trống Bát Nhã âm vang, những đèn hoa tráng lệ, mà thanh bần giản dị vô biên, giống như đời sống của Đức Phật ngày xưa ấy. Ngay đời sống của giới luật thanh tịnh, những Tăng lữ đã đi được hai phần ba đoạn đường đến với Đạo rồi.

Khi đến Tu Viện khác, khi lắng lòng thanh tịnh, tác ý về thời Phật giáo thuở hai ngàn năm xa xưa, tôi thấy một Tăng sĩ của thời đại hơm nay đang lau bóng chiếc xe cịn bụi bám cho Thầy Trụ Trì... Và tơi lại đến hầu pháp với một vị Tăng sĩ khác, đến đoạn tôi hỏi về hành trang của vị Đạo Sĩ đã thành tựu đức hạnh, làm chủ sinh tử. Vị Tăng ấy xúc phạm vị Đạo Sĩ như sau:

- Oạng ấy có về đây, Hịa Thượng Viện Chủ khơng tiếp, vì ơng ấy tu trái pháp, tu Tiểu Thừa chấp giới, à...

Tơi hỏi: -Kính bạch Thầy có biết rõ đời sống tu tập của vị Đạo Sĩ ấy chăng?

-Khơng. Chỉ nghe nói!

- Kính bạch Thầy, cho con được biết pháp mơn Tối Thượng của Thầy là gì? - Thấy vọng khơng theo vọng!

- Vậy khi nghe vọng theo vọng là gì? Có phải là phạm nhân quả, phỉ báng Thánh nhân chăng?

- Bên này tu Tối Thượng Thừa, khơng tu Tiểu Thừa chấp giới.

- Kính bạch Thầy, như vậy thì ơng tiểu mới xuất gia cũng là Tối Thượng chăng?

- Kính bạch thầy đã đắc được Tứ thiền - Tam minh chưa? Và trong đại chúng này có ai được vậy chưa?

- Chưa à!

Khi mà trùng độc nơi lông sư tử ăn thịt sư tử khủng khiếp như vậy, cho nên Phật giáo chỉ còn lại một đống xương tàn, được tẩn liệm bằng những mảnh vải tang thương danh lợi cho thế hệ chúng ta hôm nay như vậy sao?

Chiếc xe lửa khi đi ra khỏi đường ray, xe lăn nhào xuống vực, tai họa bi thương. Một Tăng Sĩ xúc xiểng giới luật, thì một hơm nào đó Tăng sĩ ấy sẽ về quê hái bông điên điển và sẽ biết thế nào là nỗi nhọc nhằn nơi thôn dã. Gia bảo của Đức Phật là sự chứng đạo từ bi thanh tịnh. Những vị làm Phật sự nhưng chưa chứng thánh quả, khi đã được tiếng tăm danh vọng và được sự bão bọc bằng vật chất cao sang, khó mà lái con thuyền chánh pháp đi về chính nghĩa đẳng giác, để cho khoảnh khắc qua nhanh, cát bụi đi về cát bụi. Thế là ngư ông và biển cả lang thang vô định...

Nếu như mà mọi bế tắc, đau khổ được giải quyết êm đẹp, hanh thơng thì câu chuyện dịng sơng chảy ra biển cả là một câu chun đẹp nhất thế gian, là bài tốn có đáp số hoàn mỹ theo qui luật nhân quả. Hạnh nguyện độ đời của bậc chân tu là trước độ cho mình thành chánh quả bằng gương sống tịnh hạnh như Đức Phật và chính bằng đời sống này là bài pháp hùng hồn nhất khai ngộ chúng sinh và khi chuyển pháp luân sẽ chỉ rõ nhân quả thiện lành, nhằm thiện lành hóa thế giới tâm hồn, từ đó vạn loại vượt qua bờ sinh tử, bằng những kinh nghiệm thực tế, phù hợp với tầm cỡ từng người, bằng đức độ khả kính. Từ đó, niềm tin của mọi người sẽ vững chắc hơn, cảm ngộ sẽ mau hơn, khỏi đi lịng vịng phí sức. Bánh xe pháp của vị chứng đạo là ánh hào quang siêu nhiệm, sẽ mở tung những xích xiềng thiên ma, ngoại đạo đang kìm hãm đạo Phật, làm cho biết bao nhân sinh chìm đắm trong đau khổ, làm cho Phật pháp đi dần đến chỗ mạt Pháp.

Có một anh bạn, tôi được biết nhờ một anh bạn đến xin thùng giấy để đựng thuốc nam. Hôm ấy đang buổi chợ đơng, anh đến mua chút ít vật dụng ghé tơi chơi, từ đó tơi rõ anh hơn: Anh có gia đình và bỏ vợ con mà đi hốt thuốc nam làm phước thiện. Tôi hỏi anh:

- Anh tạo gia đình, người xưa nói con là nợ, vợ là oan gia, cửa nhà là nghiệp chướng anh đền trả xong chưa? Anh có đem lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh trong ấm chưa? Và với gánh nợ ê chề, một khối tình nặng trĩu nhớ thương, anh giao lại hết cho người phụ nữ nghèo khổ với tháng năm mưa nắng, tần tảo ni và giáo dục con cái, anh có nghe đau xót, ray rứt và thiếu trách nhiệm với đạo lý làm chồng, làm cha chăng? Anh có suy nghĩ kỹ về cơng việc thốt ly để làm cơng việc thiện này chứ?

- Có chứ! Tơi nghĩ tôi làm phước như vậy là để đức lại cho con sau này. Hơn nữa tôi vừa làm phước vừa tu thiền định bảy năm rồi!

Anh ngừng giọng và rít một hơi thuốc dài ngẩn ngơ thả hồn chìm theo mây khói. Anh say sưa theo làn khói, giữa tiếng mưa rơi u ám cả bầu trời. Tự dưng tôi thấy buồn buồn. Buồn cho một mái ấm gia đình khơng có hạnh phúc vẹn tồn.

- Anh bạn ơi! Tu thiền sao cịn nghiện ngập thuốc lá dữ vậy? Anh học thiền gì? Của ai? Anh khơng trả lời câu hỏi mà đáp rằng: Vì cịn tứ ân, cịn xã giao bè bạn à, à phương tiện à, à...

Ôi! Chúng ta là những đoàn tàu đi trong đêm, đi qua những cánh rừng thâm u, mà ánh đèn soi đêm lại quá lu tàn, phải chăng đây là căn bệnh của thời đại, quay cuồng hưởng thụ, suy giảm đạo đức, bội nhiễm tà kiến, tranh kình danh và quyền lợi làm cho thế giới ta bà chao đảo.

Khi mà tư tưởng không định hướng đúng cho việc làm, thì chúng ta dễ rơi vào tình trạng thiếu bổn phận, tắc trách cái nghĩa làm người. Phước đâu khơng thấy, chứ trước mắt đó là một sự cuồng tín. Nếu chết cúng dường thân mạng để chánh pháp Mâu Ni thực sự đem lại

cho tất cả loài người trên địa cầu này hiền dịu hơn, sống bình n hạnh phúc, có thần thơng trí tuệ, thân sắc vàng rịng thì tơi xin chọn con đường cho Đạo Pháp.

Niệm Phật, nghe giảng, thiền tọa, mà không ly ác diệt ác, không xả thân cầu đạo, khơng nghiêm trì giới luật, khơng phịng hộ sáu căn, khơng rõ độc tính của sáu trần, khơng từ bi đối với người khác, thì dù có niệm Phật, nghe giảng, cho đến muôn vạn ức đời chỉ là gieo duyên với Phật Pháp, chứ thật sự khơng có thanh thản, hạnh phúc và cứ mãi mấy ngàn năm chúng ta vẫn cứ loanh quanh, lẩn quẩn sống chung với vọng, ức chế vọng, thấy vọng đễ ngầm theo vọng. Đó là nỗi đau mn thuở của chúng ta.

Giờ đây, tôi muốn đi lên đỉnh cao muôn dặm, ngắm xuống cánh đồng lúa xanh thơm, lắng nghe tiếng vọng mn đời lao lực xót xa, lắng nghe tiếng cười gieo mầm no ấm của muôn vạn nông dân, tác ý nghĩ về những cảnh người nghèo đói khơng nơi nương tựa và để biết lại thân phận mình mn vạn kiếp trầm luân, nhắc nhở mình tiến lên phía trước, có ánh sáng từ bi u thương mn loại.

Một phần của tài liệu GiaoAnCNCuSi-5 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)