Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường tiểu học lê văn tám hải phòng (Trang 65)

học sinh trƣờng Tiểu học Lê Văn Tám - Hải Phịng

Cơng tác quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh của trường tiểu học Lê Văn Tám có một số nhứng ưu điểm đó là: Xây dựng quỹ đề kiểm tra mơn Tốn và mơn Tiếng Việt từ lớp Một đến lớp Năm; môn Khoa học, Lịch sử - Địa lý đối với lớp Bốn và lớp Năm. Tổ chức các kỳ thi định kỳ

theo đề kiểm tra chung, cùng thời gian dọc phách chấm chung, kết quả lưu giữ trên máy tính, sau đó giáo viên lấy điểm từ Ban giám hiệu vào sổ theo dõi điểm của lớp. Như vậy việc chỉ đạo và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh khá thống nhất đồng bộ ở tất cả các khâu: Lập kế hoạch, coi chấm thi, quản lý kết quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, thực trạng quản lý của nhà trường còn một số tồn tại sau.

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và GV của nhà trường về quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT của học sinh trong trường tiểu học Lê Văn Tám quận Lê Chân – Hải Phòng

Dưới đây là bảng kết quả thăm dò cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường đã tham gia khoá tập huấn nào về kiểm tra - đánh giá KQHT của HS:

Biểu đồ 2.3: Số lượng cán bộ quản lý và giáo viên tham gia tập huấn

Hiệu trưởng là người lãnh đạo trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm chính về tất cả các hoạt động của nhà trường. Do đó Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc triển khai và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh, là người theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy và học của GV và HS, trong đó có hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh. Nếu Hiệu trưởng không rõ những yêu cầu của đổi mới kiểm tra - đánh giá sẽ khơng có cách chỉ đạo cho sự phát triển của nhà trường cũng như việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá của GV. Chính vì vậy trong phạm vi nhà trường tơi tiến hành khảo sát 3 đồng chí trong Ban giám hiệu cả 3 đồng

100% 80,7% 0% 19,3% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% CBQL GV Đã tham gia Chưa tham gia

chí đã được tham gia khố tập huấn về kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh tương ứng với tỷ lệ 100%.

Đối với GV tôi tiến hành khảo sát 52 GV kết quả thu được 42 GV tương ứng với 80,7% GV đã tham gia tập huấn. Còn lại 10 GV tương ứng với 19,3% chưa tham gia tập huấn nào. Như vậy gần 20% GV chưa tham gia tập huấn về đổi mới kiểm tra – đánh giá là khá cao, bởi vì GV là nhứng người hàng ngày sử dụng để kiểm tra đánh giá học sinh. Họ chỉ làm theo nhận thức của họ sẽ không đảm bảo được chất lượng và sẽ dẫn đến sai lầm đặc biệt là những môn học đánh giá bằng định tính (nhận xét).

Bảng 2.5: Những thơng tin về tình hình tập huấn

TT Hình thức tập huấn Số lần sử dụng

HT PHT GV

1 Chọn GV giỏi của trường để tập huấn 2 2 2 2 Mời GV giỏi của trường khác đến tập huấn 0 0 0 3 Mời chuyên viên cấp Phòng, Sở về tập huấn 1 1 0

4 Trực tiếp tập huấn cho GV 0 3 3

5 Yêu cầu các giáo viên sinh hoạt tại tổ chuyên môn,

tự thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm. 5 5 5 6 Cử GV đi tập huấn ở các nơi có tổ chức tập huấn 1 1 0

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lần các đối tượng tham gia tập huấn rất khác nhau. Việc tập huấn mời được phịng, sở về tập huấn rất ít, quy mơ khơng rộng tập trung vào Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng còn giáo viên được Phó hiệu trưởng phụ trách tập huấn lại. Do đó việc áp dụng và đánh giá KQHT của học sinh chưa có hiệu quả. Đối với GV tập huấn chủ yếu là vào dịp đầu năm học và trong các buổi sinh hoạt chuyên mơn hàng tháng, điều đó thể hiện trong trường tiểu học Lê Văn Tám chỉ sử dụng hình thức này.

Thơng qua khảo sát tôi hỏi câu 9 kiến thức cần thiết trong các đợt tập huấn là gì và thu được thơng tin như sau:

Bảng 2.6: Kiến thức cần được tập huấn về kiểm tra đánh giá của giáo viên

TT Nội dung cần tập huấn SL TL%

1 Những lý thuyết cơ bản về kiểm tra - đánh giá. 38 69 2 Quy trình và kỹ thật biên soạn đề kiểm tra. 51 92,7 3 Quy trình, kỹ thuật biên soạn các câu hỏi TNKQ. 48 87,2 4 Quy trình, kỹ thuật biên soạn các câu hỏi tự luận. 52 94,5 5 Kỹ thuật sử dụng các câu hỏi vấn đáp để đánh

giá không chỉ khả năng nhớ kiến thức của học sinh.

50 91

6 Cách đánh giá khả năng ứng dụng kiến thức của

học sinh vào cuộc sống hàng ngày. 54 98,1 7 Kỹ thuật đáng giá chất lượng các câu hỏi TNKQ

và Tự luận.

44 80

8 Kỹ thuật phân tích kết quả các bài kiểm tra của HS.

26 47,2

9 Các kiến thức bồi dưỡng khác 15 27,2

Trong câu hỏi này tôi triển khai hỏi CBQL và GV tổng số là 55 người, có 54 người chiếm 98,1% cho biết nhu cầu cần được tập huấn nhiều nhất là cách đánh giá khả năng ứng dụng kiến thức của học sinh vào cuộc sống hàng ngày. Tiếp theo là quy trình, kỹ thuật biên soạn các câu hỏi tự luận (94,5%); Quy trình và kỹ thật biên soạn đề kiểm tra; Quy trình, kỹ thuật biên soạn các câu hỏi TNKQ; Kỹ thuật sử dụng các câu hỏi vấn đáp để đánh giá không chỉ khả năng nhớ kiến thức của học sinh; Kỹ thuật đáng giá chất lượng các câu hỏi TNKQ và Tự luận; Những lý thuyết cơ bản về kiểm tra - đánh giá; Kỹ thuật phân tích kết quả các bài kiểm tra của HS. Tất cả những vấn đề tôi đưa ra đều được GV

quan tâm muốn được tập huấn song mức độ khác nhau vì những kiến thức và cách tiến hành đó khơng phải hằng ngày áp dụng trong q trình giảng dạy của GV. Việc tập huấn cơng tác kiểm tra đánh giá có được triển khai thường xuyên không tôi đã hỏi CBQL qua câu 11, hỏi GV qua câu hỏi 5, thu được kết quả như sau: 10,9% 67,3% 16,4% 5,5% 89,1% 32,7% 83,6% 94,5% 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% 80,0% 90,0% 100,0% Mỗi học kỳ tổ chức 1 lần Mỗi năm tổ chức 1 lần Mỗi học kỳ tổ chức 2 lần trở lên Khơng tổ chức Có Khơng

Biểu đồ 2.4: Các kỳ tập huấn trong nhà trường

Qua biểu đồ ta thấy câu trả lời đều thống nhất là mỗi năm nhà trường tổ chức 1 lần bồi dưỡng nâng cao kiến thức về kiểm tra đánh giá. Mỗi học kỳ tổ chức một lần và hai lần rất ít GV và CBQL trả lời vì thực tế khơng có như vậy. Số lượng GV cho rằng khơng tổ chức là rất ít chỉ có 5,5%.

2.4.2. Thực trạng cơng tác chỉ đạo quản lí kiểm tra đánh giá KQHT

Để thực hiện kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh tiểu học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã triển khai các văn bản của Bộ đồng thời Sở GD&ĐT có ban hành thêm một số các văn bản khác để chỉ đạo phù hợp với Sở mình, các cơng văn đó được chuyển về các Phòng Giáo dục chuyển tới các trường. Riêng Phịng Giáo dục quận Lê Chân có thêm văn bản cụ thể hoá nội dung một số văn bản của Sở GD&ĐT. Trường tiểu học Lê Văn Tám đã triển khai trên tinh thần của Bộ, Sở và Phịng song cũng có những lưu ý riêng để chỉ đạo việc kiểm

Qua khảo sát thực trạng công tác chỉ đạo triển khai về kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh, tôi đã xây dựng câu hỏi 2 (trong bộ phiếu hỏi cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và giáo viên) thu được số liệu như sau:

Bảng 2.7: CBQL và GV trả lời về việc thực hiện KTĐG

TT Hƣớng dẫn thực hiện kiểm tra đánh giá Có sử dụng (%)

HT PHT GV

1 Theo quy định của nhà trường 5,4 3,6 21,8 2 Theo quy định của Sở Giáo dục 100 100 100 3 Theo quy định của Bộ GD & ĐT 100 100 100 4 Theo quy định của Phòng GD&ĐT 100 100 100

5 Các văn bản khác 0 0 0

Nhìn vào bảng số liệu các nhà quản lý giáo dục và giáo viên cung cấp chúng ta thấy nhà trường đã sử dụng tất cả các văn bản hướng dẫn về kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh từ văn bản của trường đến văn bản của Phòng, Sở và Bộ. Đặc biệt CBQL và GV sử dụng tối đa các văn bản của các cấp một cách triệt để đạt 100%. Còn các văn bản của nhà trường chỉ là những việc cụ thể để GV áp dụng trong quá trình giảng dạy.

Nguồn tài liệu GV sử dụng để học tập nâng cao trình độ kiến thức kỹ thuật về kiểm tra đánh giá là rất quan trọng. Thường giáo viên chỉ sử dụng những tài liệu có liên quan trực tiếp đến công tác giảng dạy và kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh. Do tôi đã tiến hành khảo sát để tìm hiểu thực tế việc GV và CBQL lấy đề kiểm tra từ nguồn nào kết quả thu được biểu thị bằng sơ đồ sau:

87,2% 34,5% 32,7% 14,5% 52,7% 47,2% 12,8% 65,6% 67,3% 85,5% 47,3% 52,8% 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% 80,0% 90,0% 100,0% Do GV của trường biên soạn Do PGD ra đề kiểm tra chung Do SGD ra đề kiểm tra chung Từ tài liệu tham khảo của Bộ GD&ĐT Từ các tài liệu sách bán trên thị trường Trên mạng Internet Có Khơng Biểu đồ 2.5: Nguồn đề CBQL và GV sử dụng

Nhìn vào biểu đồ ta thấy CBQL và GV sử dụng nguồn đề do nhà trường biên soạn chiếm tới 87,2%, tiếp theo là từ các tài liệu sách bán trên thị trường; Trên mạng Internet. Riêng đề chung của Phịng, Sở ít sử dụng vì ở cấp tiều học kiểm tra đánh giá bằng nhận xét khơng có những kỳ thi chung vì thế nguồn đề chủ yếu là quỹ đề từ giáo viên đề kiểm tra đánh giá của học sinh. Đặc biệt là tài liệu của Bộ cung cấp là thấp nhất (chỉ có 14,5%).

Để quản lý việc kiểm tra đánh giá tôi đã xây dựng ba câu hỏi quan trọng đó là việc xây dựng kế hoạch; quy trình xây dựng đề kiểm tra; quy trình kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh.

* Về xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh là cơ sở cho Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và học sinh tồn trường có bản kế hoạch tổng thể và chi tiết cho hoạt động kiểm tra đánh giá toàn năm học tạo cho hoạt động này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Vấn đề này tôi triển khai hỏi cả CBQL và GV là những người trực tiếp quản lý và thực hiện việc kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh. Câu hỏi số 10 trong phiếu hỏi CBQL, câu hỏi số 9 đối với GV. Tôi nhận được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.6: Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá

CBQL và GV đề cho rằng việc lập kế hoạch chỉ là mức độ cần thiết, CBQL luôn coi việc này là việc làm thường xuyên, song đối với GV cho rằng việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá trong nhà trường là không cần thiết (11,7%). Chính vì lý do đó mà giáo viên khơng chủ động trong việc dạy học, dẫn đến chất lượng của các đợt kiểm tra đánh giá chưa cao.

* Về quản lí thực hiện quy trình kiểm tra - đánh giá KQHT của HS

Để tìm hiểu sự hiểu biết của CBQL và GV về quy trình kiểm tra đánh giá KQHT của HS, tơi đã chọn quy trình 10 bước, sau đó tơi đã thay đổi thứ tự để CBQL và GV sắp xếp lại cho đúng. Tôi đã thiết kế câu hỏi thứ 6 trong phiếu hỏi CBQL, câu hỏi thứ 8 trong phiếu hỏi của GV. Nội dung như sau: “Đề nghị Ông/Bà đánh số thứ tự từ 1 đến 10 của các hoạt động dưới đây để tạo thành một quy trình hợp lý về kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh”

Bảng 2.8 đưa ra 3 cột, cột thứ nhất là thứ tự các bước trong quy trình; cột thứ hai là các bước trong quy trình kiểm tra đánh giá KQHT của HS tiểu học sắp xếp không theo thứ tự; cột 3 yêu cầu CBQL và GV ghi số thứ tự từ bước 1 đến bước 10 theo suy nghĩ của họ.

33,3% 30,7% 66,7% 57,6% 0,0% 11,7% 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0%

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

CBQL GV

Bảng 2.8: Các bước cơ bản trong quy trình kiểm tra đánh giá KQHT của HS tiểu học

TT Các bƣớc trong quy trình đƣa ra hỏi CBQL và GV

CBQL, GV xếp thứ tự

1 Xác định mục đích của đánh giá

2

Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỷ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.

3 Xác định hình thức kiểm tra đánh giá 4 Phân tích đề

5

Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thức với nội dung đó.

6

In ấn đề, chuẩn bị tâm thế, các điều kiện khác cho học sinh làm bài kiểm tra.

7

Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thức với nội dung đó.

8 Chấm bài

9

Ghi chép điểm và nhận xét cho từng học sinh trong sổ điểm của giáo viên, lưu ý các trương hợp đặc biệt.

10 Trả bài và nhận xét

Câu trả lời đúng cho thứ tự đúng của quy trình kiểm tra đánh giá kết quả đã đưa trên đây là: 13257468910. Các bước đưa ra trong bảng cần sắp xếp lại tạo thành quy trình đúng như sau:

Bước 1: Xác định mục đích của đánh giá Bước 2: Xác định hình thức kiểm tra đánh giá

Bước 3: Xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức tương ứng với các nội dung đó, tỷ lệ các bậc nhận thức phù hợp, đáp ứng mục đích đánh giá.

Bước 4: Viết câu hỏi kiểm tra ứng với nội dung và bậc nhận thức với nội dung đó.

Bước 5: Sau khi có đủ các câu hỏi ứng với nội dung và bậc nhận thức tương ứng, người phụ trách tổ hợp các câu hỏi thành đề kiểm tra đúng với tỷ lệ đã quy định trong ma trận nội dung - bậc nhận thức.

Bước 6: Phân tích đề

Bước 7: In ấn đề, chuẩn bị tâm thế, các điều kiện khác cho học sinh làm bài kiểm tra.

Bước 8: Chấm bài

Bước 9: Ghi chép điểm và nhận xét cho từng học sinh trong sổ điểm của giáo viên, lưu ý các trương hợp đặc biệt.

Bước 10: Trả bài và nhận xét

Sau khi khảo sát thực trạng chỉ có duy nhất 1 Hiệu trưởng trả lời đúng 10 bước trong quy trình đánh giá. Có 02 giáo viên chiếm tỷ lệ 3,8% sắp xếp đúng các bước trong quy trình. Căn cứ vào kết quả trên chúng ta thấy giáo viên khơng nắm rõ quy trình kiểm tra đánh giá cụ thể:

Với bước xác định mục đích kiểm tra đánh giá nhà trường chưa xác định rõ mục đích của kiểm tra đánh giá là cho ai? Để làm gì? Chưa động viên khuyến khích được người học, chưa tạo động lực để học sinh tích cực học tập. Bước xác định phương pháp đánh giá, xây dựng nội đánh giá chưa phù hợp với từng bậc nhận thức nên chưa đáp ứng được mục tiêu đánh giá. Khâu cuối cùng đó là: trả bài và nhận xét Ban giám hiệu và giáo viên chưa thật quan tâm nên sự sai sót độ khó, độ dài của đề có thể vẫn xảy ra.

2.4.3. Thực trạng cơng tác thanh kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá

Thanh tra, kiểm tra là chức năng cuối cùng nhưng rất quan trọng của hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường tiểu học lê văn tám hải phòng (Trang 65)