Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hồng quang thành phố hải dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 68 - 70)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý

3.2.1. Tính hệ thống

Mục tiêu giáo dục của trường được xây dựng trên cơ sở mục tiêu Giáo dục và Đào tạo nói chung nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Vì vậy,

nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của nhà trường là phải có được những biện pháp quản lý phù hợp, có hiệu quả giúp nâng cao chất lượng DH, thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đề ra.

Trong nhà trường, từ đội ngũ cán bộ quản lý chính quyền (cấp trường là Ban giám hiệu, cấp tổ là Tổ trưởng Tổ phó chun mơn), lãnh đạo các đồn thể (Ban chấp hành Cơng đồn, Ban chấp hành Đoàn thanh niên) đến GV, nhân viên tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Mỗi bộ phận, mỗi cá nhân có đặc thù riêng, có vai trị, chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng có quan hệ tương hỗ nhau. Hơn nữa, ngoài yếu tố con người, yếu tố về CSVC cũng không thể thiếu để thực hiện các hoạt động dạy học. Việc nắm được hệ thống tổ chức trong nhà trường, mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân trong nhà trường, quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cũng như sự cần thiết của việc tăng cường CSVC cho nhà trường thì biện pháp đề xuất mới phù hợp và có khả năng thực hiện và áp dụng.

3.2.2. Tính hiệu quả

Cơng tác quản lý (QL) trong nhà trường phổ thông với trọng tâm là QL hoạt động dạy học, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng DH trong nhà trường. Quản lý HĐDH ở trường THPT Hồng Quang thành phố Hải Dương phải hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện. Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi của xã hội khẳng định vị thế cũng như giữ gìn truyền thống của trường.

3.2.3. Tính thực tiễn

Biện pháp QL được đề xuất phải dựa trên điều kiện cụ thể của nhà trường về thực tế đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, môi trường khách quan, chủ quan của nhà trường hiện tại và tương lai.

Vì vậy việc đề xuất biện pháp quản lý HĐDH phải bám sát thực tiễn kinh tế, xã hội, giáo dục của địa phương đồng thời phải dựa trên việc phân tích thực trạng của việc quản lý HĐDH ở trường THPT Hồng Quang. Có như vậy mới đảm bảo sát thực tiễn, đảm bảo tính thiết thực và mang lại hiệu quả cao trong quản lý.

3.2.4. Tính bền vững

Các biện pháp đề xuất không những giúp cho việc giải quyết những vướng mắc trước mắt mà cịn có tính định hướng tương lai lâu dài. Điều đó giúp nhà trường phát triển được bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hồng quang thành phố hải dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 68 - 70)