Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hồng quang thành phố hải dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 84 - 85)

9. Cấu trúc luận văn

3.3.5.Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học

3.3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học

3.3.5.Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học

3.3.5.1. Mục đích, ý nghĩa

Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình quản lý HĐDH. Kiểm tra đánh giá phải phản ánh trung thực và sát với khả năng trình độ của người dạy và người học.

Kiểm tra đánh giá tốt giúp động viên kịp thời thày và trò nhằm phát huy hơn nữa mặt tích cực đồng thời cũng giúp phát hiện những tồn tại, khiếm khuyết để kịp thời điều chỉnh, uốn nắn giúp nâng cao chất lượng DH.

3.3.5.2. Các việc cần thực hiện và cách thực hiện

Việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện ở hai nội dung: - Đối với hoạt động giảng dạy của GV:

Hiệu trưởng cần tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ, Sở và nhà trường. Nâng cao

nhận thức cho GV về mục đích, ý nghĩa vai trị của hoạt động kiểm tra đánh giá. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá GV.

Kiểm tra HĐDH của GV từ khâu lập kế hoạch giảng dạy, soạn bài, giảng dạy trên lớp (thông qua dự giờ), sử dụng đồ dùng dạy học (thông qua theo dõi sổ mượn trả và kiểm tra trực tiếp), việc thực hiện quy chế chuyên môn, vấn đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo Thông tư của Bộ giáo dục và Đào tạo. Việc kiểm tra đánh giá GV được tiến hành thường xuyên, có thể đột xuất hoặc có báo trước. Trong kiểm tra GV chia 2 loại là kiểm tra toàn diện và kiểm tra theo chuyên đề. Kế hoạch kiểm tra cần được xây dựng từ đầu năm học về mặt định mức.

Mỗi GV sau khi được kiểm tra cần được trao đổi rút kinh nghiệm. Trong đó chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, những việc đã làm được và chưa làm được để GV có thêm động lực quyết tâm thực hiện tốt hơn cơng tác giảng dạy của mình.

- Đối với hoạt động học tập của HS: Yêu cầu GV đánh giá kết quả học tập của học sinh phải công khai, công bằng và phản ánh đúng năng lực của HS. Việc ra các đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phải được quan tâm sao cho nằm trong yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ các mức độ nhận thức và phải thực hiện theo ma trận đề đã thống nhất trong tổ chuyên môn được lãnh đạo nhà trường phê duyệt.

Việc đánh giá kết quả học tập của HS sau mỗi kỳ, mỗi năm học phải được lãnh đạo nhà trường thành lập Hội đồng xét duyệt đảm bảo tính toàn diện của đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hồng quang thành phố hải dương trong bối cảnh hiện nay (Trang 84 - 85)