Năng lực vận dụng kiến thức hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan điểm phân hóa trong sử dụng bài tập phần Hidrocacbon - Hóa học lớp 11 ở trường Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực (Trang 28 - 31)

1.3.1. Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức hóa học

Năng lực vận dụng kiến thức của HS là khả năng của bản thân người học huy động, sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức.

Với cách hiểu trên, cấu trúc năng lực vận dụng kiến thức của HS có thể được mơ tả dưới dạng các tiêu chí như sau:

- Có khả năng tiếp cận vấn đề/vấn đề thực tiễn. - Có kiến thức về tình huống cần giải quyết. - Lập kế hoạch để giải quyết tình huống đặt ra.

- Phân tích được tình huống; phát hiện được vấn đề đặt ra của tình huống. - Xác định được và biết tìm hiểu các thơng tin liên quan đến tình huống. - Đề xuất được giải pháp giải quyết tình huống.

- Thực hiện giải pháp giải quyết tình huống và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.

Từ các tiêu chí trên của năng lực vận dụng kiến thức có thể mơ tả thành nhiều chỉ báo với các mức độ khác nhau để thơng qua đó GV có thể xây dựng thang đánh giá mức độ phát triển năng lực này của HS thơng qua DH tích hợp. Có nhiều cách khác nhau để xác định các mức độ của năng lực vận dụng kiến thức của HS, cụ thể: - Theo cơ sở kiến thức khoa học cần vận dụng để xác định các mức độ khác nhau như: HS chỉ cần vận dụng một kiến thức khoa học hoặc vận dụng nhiều kiến thức khoa học để giải quyết một vấn đề.

- Theo mức độ quen thuộc hay tính sáng tạo của người học. - Theo mức độ tham gia của HS trong giải quyết vấn đề.

- Theo mức độ nhận thức của HS: tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi mang tính lý thuyết; vận dụng kiến thức để giải thích các sự kiện, hiện tượng của lý thuyết; vận dụng kiến thức để giải quyết những tình huống xảy ra trong thực tiễn; vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết những tình huống trong thực tiễn hoặc những cơng trình nghiên cứu khoa học vừa sức, đề ra kế hoạch hành động cụ thể hoặc viết báo cáo…

1.3.2. Cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức hóa học

Bước 1: Nhận biết vấn đề

Trong DH cần đặt HS trong các tình huống có vấn đề từ đó HS nhận biết được vấn đề cần phải giải quyết

Bước 2: Tìm các phương án giải quyết

Từ các tình huống đã gặp và cách vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề đó, HS liên hệ với vấn đề đang gặp phải để đề suất các phương án giải quyết phù hợp

Bước 3: Quyết định phương án giải quyết vấn đề

Từ các phương án đã định ra ở bước 2 thì HS cần lựa chọn phương án giải quyết thích hợp nhất, tối ưu nhất và có thể kết hợp nhiều phương án khác nhau.

Nhìn chung trong quá trình vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề đặt ra, rất nhiều tài liệu cung cấp các phương thức, mơ hình cấu trúc khác nhau ví dụ như

+ Tạo tình huống có vấn đề + lập kế hoạch giải quyết + Thực hiện kế hoạch

+ Vận dụng giải quyết các vấn đề khác nhau.

Trong từng bước HS đều sẽ bộc lộ những năng lực mà HS đó đã có và những đơn vị kiến thức mà HS đó đã vận dụng.

1.3.3. Các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức hóa học

Khả năng vận dụng kiến thức hố học vào thực tiễn của HS có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ phân hố về trình độ HS. Do đó cùng một vấn đề nhưng ở những HS khác nhau lại có cách giải quyết khác nhau, một HS tốt có thể giải quyết triệt để ở mọi khía cạnh nhưng với HS ở mức độ trung bình chỉ có thể giải quyết một phần hoặc một lĩnh vực liên quan, song nhìn chung lại thì năng lực giải quyết vấn đề ở mức độ nào thì cũng có biểu hiện đặc trưng sau:

- Có khả năng tiếp cận vấn đề.

- Có kiến thức về tình huống cần giải quyết. - Lập kế hoạch để giải quyết tình huống đặt ra. - Phân tích được tình huống.

- Xác định được và biết tìm hiểu các thơng tin liên quan đến tình huống. - Đề xuất được giải pháp giải quyết tình huống.

- Thực hiện giải pháp giải quyết tình huống và nhận ra sự phù hợp hay khơng phù hợp của giải pháp thực hiện.

Ví dụ: Yêu cầu HS giải thích về mặt hố học về câu tục ngữ “ Nước chảy đá mòn” - Để giải quyết được câu hỏi trên thì HS cần vận dụng kiến thức vật lý đó là sự ma sát giữa nước và đá dần dần làm đá bị bào mịn. Về kiến thức hố học, HS hiểu được hiện tượng đó liên quan đến q trình hố học sau:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

1.3.4. Nguyên tắc và biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học cho học sinh. học sinh.

Việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra của HS như: vận dụng kiến thức để giải bài tập, tiếp thu và xây dựng tri thức cho những bài học mới hay cao nhất là vận

dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống của các em. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức có thể giúp cho HS:

- Nắm vững kiến thức đã học để vận dụng những kiến thức giải quyết những bài tập hay xây dựng kiến thức cho bài học mới, nắm vững kiến thức đã học, có khả năng liên hệ, liên kết các kiến thức bởi những vấn đề thực tiễn liên quan đến kiến thức khoa học.

- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào trong học tập, trong cuộc sống giúp các em học đi đôi với hành. Giúp HS xây dựng thái độ học tập đúng đắn, PP học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, lịng ham học, ham hiểu biết; năng lực tự học.

- Hình thành cho HS kĩ năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lý thơng tin, hình thành PP nghiên cứu khoa học; hình thành và phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn.

- Giúp cho HS có được những hiểu biết về thế giới tự nhiên, chu kỳ hoạt động và tác động tích cực cũng như tiêu cực đối với cuộc sống con người cũng như ảnh hưởng của con người đến thế giới tự nhiên.

- Đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho HS. Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan điểm phân hóa trong sử dụng bài tập phần Hidrocacbon - Hóa học lớp 11 ở trường Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)