Bài tập hóa học và bài tập phân hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan điểm phân hóa trong sử dụng bài tập phần Hidrocacbon - Hóa học lớp 11 ở trường Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực (Trang 31 - 34)

1.4.1. Bài tập hóa học

1.4.1.1. Khái niệm

Bài tập hóa học là hệ thống câu hỏi, yêu cầu về các vấn đề hóa học. Hệ thống các câu hỏi và yêu cầu này có thể đề cập trực tiếp đến vấn đề lý thuyết, trong chương trình hóa học phổ thơng, các bài tập hóa học thường được trình bày sau mỗi bài học. HS có nhiệm vụ phải hoàn thành các bài tập này sau khi được học xong phần lý thuyết. Đa số các bài tập hóa học trong chương trình phổ thơng đề cập trực tiếp đến vấn đề lý thuyết vừa nghiên cứu hoặc áp dụng lý thuyết vào một số dạng bài tập nhất định như bài tốn nhận biết, viết phương trình phản ứng, bài tập tính tốn có liên quan đến các phản ứng hóa học vừa được nghiên cứu...

1.4.1.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học trong DH

Việc sử dụng bài tập trong DH hố học có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp nhận tri thức của HS và thúc đẩy sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập lâu dài. Sử dụng bài tập trong DH hố học có các tác dụng cụ thể như sau:

- Tác dụng trí dục

+ HS hiểu kiểm chứng lại chính xác và biết vận dụng các kiến thức đã học. + Mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, thơng qua bài tập HS có cách tiếp cận mới với vấn đề lý thuyết đã được học và bổ sung thêm những kiến thức thực tiến gắn liền với lý thuyết đã được học.

+ Phát triển các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong việc giải bài tập hóa học. - Tác dụng đức dục.

Rèn luyện tính kiên nhẫn, chịu khó, cẩn thận, chính xác khoa học, tính trung thực, tính sáng tạo và lịng u thích bộ mơn.

Với việc DH định hướng năng lực đòi hỏi việc thay đổi mục tiêu, nội dung, PPDH và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách thức xây dựng nhiệm vụ, bài tập có vai trị quan trọng. Người ta nói đến một văn hố bài tập mới. Đó là văn hố bài tập định hướng năng lực.

Ngồi những tác dụng rất tích cực mà bài tập hoá học đã đem lại, các nghiên cứu thực tiễn về bài tập trong DH đã rút ra những khiếm khuyết của văn hoá bài tập truyền thống như sau:

- Tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập

- Thiếu tham chiếu ứng dụng, chuyển giao các vấn đề đã học sang các vấn đề chưa biết cũng như các tình huống thực tiễn cuộc sống.

- Chú trọng đến khả năng nhớ và hiểu ngắn hạn. - Tính tích luỹ của việc học khơng được lưu ý đến. - Ít có sự kết nối giữa cái đã biết với cái mới.

Do đó việc đổi mới phương thức xây dựng hệ thống bài tập mang một ý nghĩa to lớn tác động tới nhận thức HS, tuỳ theo mục tiêu trong q trình DH mà bài tập hố học có các hình thức khác nhau, nhưng dù theo hình thức nào thì bài tập hố học phải giúp HS phát triển năng lực của người học.

1.4.1.3. Sự phân loại bài tập hóa học

Bài tập là một phạm trù lí luận DH. Đối với GV, bài tập là yếu tố giúp điều khiển quá trình GD. Đối với HS, bài tập là một nhiệm vụ cần thực hiện, là một phần nội dung học tập. Các bài tập có nhiều hình thức khác nhau, có thể là bài tập miệng, bài tập viết, bài tập ngắn hạn, bài tập dài hạn, bài tập theo nhóm, bài tập cá nhân, bài tập trắc nghiệm hay tự luận.

+ Được trình bày rõ ràng.

+ Với những dữ kiện cho trước, HS có thể tự giải được. + Khơng giải qua đốn mị.

+ Bài tập đưa ra phải hợp lý và có ít nhất một lời giải. - Bài tập có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. + Theo lĩnh vực nội dung, chương trình.

+ Theo các bước DH( Nhập đề, lĩnh hội tri thức, củng cố, luyện tập, vận dụng, kiểm tra).

+ Theo con đường giải quyết.

+ Theo dạng câu trả lời: Bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn, bài tập tự luận. + Theo các bậc của năng lực: Tái hiện, vận dụng, giải quyết vấn đề.

1.4.2. Bài tập Phân hóa

1.4.2.1. Khái niệm bài tập phân hố

Trong qua trình DH hố học thì bài tập hóa học đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá mức độ nhận thức, rèn luyện kĩ năng phát triển năng lực HS. Để phát huy thế mạnh của bài tập người GV phải biết lựa chọn hệ thống bài tập mang tính vừa sức với khả năng của HS để phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề của các em. Do đó bài tập PH là loại bài tập tiếp cận sát nhất với khả năng của từng đối tượng HS, phát huy được hết năng lực hiện có của HS trong khi các em giải quyết bài tập.

1.4.2.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập phân hoá

- Việc sử dụng bài tập phân hoá một cách hợp lý trong quá trình giảng dạy kiến thức mới, trong các giờ luyện tập, trong việc giao bài tập về nhà, trong các giờ bồi dưỡng HSG…sẽ giúp HS nắm vững kiến thức từ cơ bản đến nâng cao.

- Việc sử dụng bài tập phân hoá sẽ tạo động lực học tập cho HS, HS hứng thú hơn trong các tiết học, kích thích lịng đam mê mơn học và đặc biệt với mơn hố học là môn học gắn liền với các hiện tượng vật chất trong cuộc sống.

- Việc sử dụng bài tập phân hoá một cách hợp lý giúp HS mở rộng dần các vùng phát triển gần và tăng dần các vùng phát triển gần cao hơn.

1.4.2.3. Phân loại bài tập phân hoá

Bài tập phân hoá là một dạng của bài tập hố học do đó nó mang các đặc tính của BTHH nói chung tuy nhiên BTPH có một số đặc thù riêng được bổ sung như: - Phân loại theo mức độ nhận thức của nhóm đối tượng HS.

- Dựa vào phong cách học tập của từng đối tượng HS khác nhau. - PH về số lượng bài tập cùng loại.

- PH về nội dung bài tập: Bài tập mang tính vừa sức, tránh địi hỏi q cao hoặc quá thấp cho HS. Đối với HS khá giỏi cần ra thêm những bài tập nâng cao, đòi hỏi tư duy nhiều, tư duy sáng tạo. Đối với HS yếu kém có thể hạ thấp bài tập chứa yếu tố dẫn dắt, chủ yếu bài tập mang tính rèn luyện kỹ năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vận dụng quan điểm phân hóa trong sử dụng bài tập phần Hidrocacbon - Hóa học lớp 11 ở trường Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)