Câu 89 Bàn về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Min h:

Một phần của tài liệu De cuong on tap ngu van lop 12 (1) (Trang 49 - 50)

- Đối với cái dị kỉ, cái mới,không dễ hịa hợp nhưng cũng khơng cự tuyệt đến cùng, chấp nhận những gì vừa phải, phù hợp nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình

Câu 89 Bàn về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Min h:

Mở bài :

- Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời là Nhà văn hoá lớn của nhân loại. Cuộc đời và sự nghiệp của Người gắn chặt với sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới.

- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những di sản quý báu mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta và bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về đạo đức. Đó cũng là một trong những cống hiến to lớn của Người trong suốt quá trình hoạt động cách mạng

Thân bài :

- Trong hệ thống quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng vì dân là kết tinh những giá trị nhân nghĩa của dân tộc ta trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước.

- Quan điểm dân là gốc của đất nước được phát triển ở Hồ Chí Minh khi gặp tư tưởng dân chủ, dân quyền của cách mạng tư sản Âu Mỹ và sau đó là lý luận cách mạng vơ sản của Mác-Lênin.

- Nó trở thành lý tưởng dân chủ, "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân..., quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tư cách lãnh tụ Đảng và người đứng đầu Nhà nước.

- Người chỉ rõ: "Nhiệm vụ của chính quyền và đồn thể ta là phụng sự nhân dân và chịu trách nhiệm trước dân". Mọi công tác của Đảng ln ln phải đứng về phía quần chúng. Quần chúng sẽ là người kiểm sốt những chỉ thị đó; phải u dân, kính dân, tin dân.

=> Từ đó người nêu cao đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, kiên quyết tẩy sạch quan liêu mệnh lệnh, nâng cao đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Đó là thứ bệnh Người đã chỉ rõ thực chất xa dân, không tin cậy dân, không hiểu dân, không yêu thương dân, miệng thì nói "dân chủ" nhưng việc làm thì lại theo lối "quan chủ".

- Với nhân dân, Hồ Chí Minh rất ân cần, gần gũi, khiêm nhường, yêu quý, lắng nghe như người bạn, người anh em, người trong gia đình, đồng chí, đồng bào. Người sống bằng tâm hồn, trí tuệ nhân dân, đau nỗi đau của dân, buồn nỗi buồn của dân, chia vui cùng dân, nhưng bao giờ cũng tự ý thức chịu khổ trước dân, sung sướng sau dân.

- Trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, quan hệ với nhân dân là một tiêu chuẩn rất quan trọng . + Thứ nhất, lợi ích của nhân dân là mục đích tối cao của mọi việc làm, mọi chính sách "điều gì có lợi cho dân phải hết sức làm, điều gì có hại cho dân phải hết sức tránh", nói một cách khác nhân dân là đối tượng phục vụ của con người ở bất cứ cương vị xã hội nào. Do đó, ở phương diện này, đạo đức Hồ Chí Minh địi hỏi phải toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân.

+ Thứ hai, mọi chủ trương, chính sách đều do nhân dân thực hiện, nói một cách khác, nhân dân là người phải thực hiện chủ trương, chính sách, do đó, ở phương diện này, đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi phải hết sức dân chủ với nhân dân "nếu ai nói chúng ta khơng dân chủ thì chúng ta khó chịu, nhưng nếu chúng ta xét cho kỹ thì thật có như thế khơng.

- Tư tưởng của Người khơng chỉ bằng lời nói mà ln thể hiện qua những việc làm cụ thể, chính sách cụ thể, bằng tấm lòng tin yêu, nhân ái, chân thành đối với nhân dân.

- Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đều vì dân, vì nước, Người khơng bao giờ hưởng hạnh phúc riêng tư khi nhân dân còn đau khổ.

- Tư tưởng đạo đức của người còn được thể hiện trong văn phong : “Tuyên ngôn độc lập là một trong những văn kiện lịch sử có ý nghĩa vơ cũng to lớn nhưng lời lẽ vô cùng giản gị”.

* Ý nghĩa tư tưởng của Bác :

- Là kim chỉ nam cho xã hội xây dựng nếp sống mới trong mọi thời đại. - Là một tố chất nối tiếp truyền thống dân tộc.

Kết bài :

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng tư tưởng đạo đức của Người mãi mãi sưởi ấm lòng mỗi người dân Việt Nam.

- Chúng ta cần tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu De cuong on tap ngu van lop 12 (1) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w