Dự báo tác động của kịch bản biến đổi khí hậu đến ni trồng thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 76 - 77)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên trong bối cảnh

3.4.1. Dự báo tác động của kịch bản biến đổi khí hậu đến ni trồng thủy

cảnh biến đổi khí hậu

3.4.1. Dự báo tác động của kịch bản biến đổi khí hậu đến ni trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên tại huyện Tiên Yên

Việc dự báo các tác động tiềm tàng của BĐKH là hết sức cần thiết. Thông qua việc dự báo sẽ đánh giá được tính khả thi của các định hướng phát triển ngành, xây dựng được các giải pháp và hoạt động thích ứng cũng như làm cơ sở để xây dựng các mơ hình thử nghiệm hiệu quả. Tuy nhiên, hiện chưa có đánh giá đầy đủ về tác động tiềm tàng của BĐKH lên diện tích, năng suất, sản lượng và cơ sở hạ tầng trong NTTS mà mới chỉ có một số nghiên cứu tác động của BĐKH đối với NTTS ven biển Quảng Ninh.

Nghiên cứu của Kam và các cộng sự (2010) ở ĐBSCL cho thấy, nếu khơng có giải pháp thích ứng BĐKH, thu nhập của các hộ ni cá tra có thể giảm 3 tỷ đồng/ha vào năm 2020 và các hộ ni tơm có thể giảm 130 triệu đồng/ha vào năm 2020 và giảm 950 triệu đồng/ha vào năm 2050. Trong ni tơm, chi phí thích ứng BĐKH được dự đốn có thể tăng cao, do sự gia tăng chi phí bơm/tháo nước tại các đầm ni. Chi phí này chiếm khoảng 2,4% tổng chi phí/năm (giai đoạn 2010-2050). Đây là nghiên cứu đánh giá ở khía cạnh kinh tế của BĐKH ở quy mơ cấp gia đình, chưa đánh giá tác động của BĐKH lên diện tích, năng suất, sản lượng và cơ sở hạ tầng tại các vùng NTTS, đặc biệt là vùng NTTS nước lợ, cũng như chưa đánh giá tác động đến năng suất và sản lượng của các đối tượng chủ lực.

Năm 2012, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã thực hiện dự án "Điều tra, đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương với BĐKH làm cơ sở xây dựng các chính sách và hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho các vùng chịu tác động của BĐKH". Qua đó, xác định vùng ven biển là vùng bị tổn thương cao và cộng

đồng những người NTTS ven biển quy mô nhỏ là một trong những đối tượng nhạy cảm nhất với BĐKH cả về mặt kinh tế, xã hội và năng lực thích ứng. Tháng 1/2013, trong một cơng bố của Tổ chức DARA International về tính dễ bị tổn thương với BĐKH, Việt Nam được xếp ở mức báo động đỏ, là nước đứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đầu danh sách về mức thiệt hại thủy sản do BĐKH. Theo đó, ngành thủy sản bị thiệt hại khoảng 1,5 tỷ USD năm 2010 và mức thiệt hại này sẽ tăng lên 25 tỷ USD vào năm 2030.

Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, các tác động của BĐKH lên NTTS nói chung và NTTS tại Tiên Yên nói riêng có thể được giảm nhẹ thơng qua các biện pháp thích ứng hiệu quả của người nuôi và các tổ chức cộng đồng. Cụ thể là quản lí trang trại hiệu quả, sử dụng hợp lí các nguồn thức ăn và năng lượng trong hoạt động nuôi, thực hiện chuyển dịch mùa vụ, né vụ theo lịch của các cơ quan quản lí ban hành để thích ứng với diễn biến bất lợi của thời tiết, giảm thiểu khí nhà kính từ hoạt động NTTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 76 - 77)