Mối liên kết dọc giữa các chủ thể trong ngành nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 35 - 45)

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam)

1.3.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến ni trồng thủy sản ven biển

BĐKH là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu, bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Tác động của BĐKH không trừ đất nước nào, dù cho nước đó khơng góp nhiều vào ngun nhân gây biến đổi khí hậu. Việt Nam là nước đang phát triển nằm trong nhóm nước dễ bị tổn thương trước mực nước biển dâng cao.

Đối với NTTS, đặc biệt nuôi trồng vùng ven bờ, trên biển, đảo chịu tác động thường xuyên, khốc liệt của thiên tai và BĐKH [11]. Biểu hiện nổi bật là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tác động của nhiệt độ tăng. Nhiệt độ đóng vai trị quan trọng trong q trình sinh trưởng của các lồi sinh vật nói chung và các lồi thủy sản nói riêng. Ở các vùng nhiệt đới, hiện tượng nắng nóng làm cho nhiệt độ nước tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều lồi sinh vật. Thay đổi nhiệt cịn là điều kiện phát sinh của nhiều lồi dịch bệnh xảy ra cho các lồi ni. Nhiệt độ tăng cao làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các lồi ni. Nhiệt độ cao cũng làm cho môi trường nước xấu, tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật gây hại phát triển. Đặc biệt, theo kết quả quan trắc môi trường nguồn nước cấp vùng nuôi tôm nước lợ tại một số tỉnh trọng điểm khu vực phía Bắc, Nam Trung bộ, đồng bằng Sơng Cửu Long, trong tháng 4 và tháng 5 năm 2019 đã phát hiện sự có mặt của tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp; kết quả giám sát định kỳ một số yếu tố môi trường nước ao nuôi cũng phát hiện sự có mặt tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp và đốm trắng, hàm lượng NO2 trong nước một số ao nuôi cao hơn giới hạn cảnh báo và đều có biểu hiện ơ nhiễm hữu cơ (thông số COD và TSS cao hơn các đợt quan trắc những năm trước).

Dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều: Trong những năm gần đây do môi trường sống bị suy thoái kết hợp với sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, dẫn đến bùng phát dịch bệnh làm chết hàng loạt tôm sú, tôm hùm ở Miền Trung và Nam Bộ… Các bệnh này xảy ra và lan truyền rộng, khó chữa và mức độ rủi ro lớn. Ghi nhận dịch bệnh gây thiệt hại khoảng 700 tỷ đồng đối với tôm hùm nuôi tại Nam Trung Bộ vào năm 2008 [9].

Hàm lượng oxy trong nước giảm nhanh làm chậm tốc độ sinh trưởng của thủy sản, làm giảm nguồn thức ăn cho các lồi thủy sản từ sinh vật thủy sinh. Vì thế, sản lượng thủy sản cũng sẽ giảm.

Thiên tai do mưa, bão đã gây ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản đối với nghề khai thác hải sản. Nhiều năm trở lại đây, nghề khai thác hải sản liên tiếp phải hứng chịu các đợt thiên tai lớn và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của, tổn thất về mặt kinh tế lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Với và cơ sở hạ tầng thủy sản: Hậu quả của mực nước biển dâng làm hệ thống đê biển không thể chống chọi được với nước dâng do bão như thiết kế dẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đến nguy cơ vỡ đê. Mực nước biển dâng cao làm thay đổi chế độ động lực của sóng và dịng chảy ven bờ, làm thay đổi hình thái bờ biển và sơng, gây xói lở bờ và hệ thống đê biển. Mực nước biển dâng cao làm cho khả năng tiêu thoát nước ra biển sẽ giảm, kéo theo mực nước các con sông trong nội địa dâng lên, kết hợp với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ đe dọa sự an toàn của hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao. Tất cả nguy cơ này đe doạ đến sự tồn tại của các cộng đồng ven biển, các hệ sinh thái và các cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng quốc gia. Đây lại là những vùng có mật độ cao các làng cá quy mô nhỏ, nơi cư trú của hàng vạn hộ gia đình ngư dân, nơi tập trung cơ sở hạ tầng du lịch, nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản, sẽ bị sóng phá hủy. Khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống đê biển này, đối tượng đầu tiên chịu tác động khơng ai khác chính là ngư dân, đặc biệt là bộ phận có thu nhập thấp, sản xuất nhỏ. Ngồi việc phá hủy cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, hệ thống sản xuất dịch vụ trong khai thác và NTTS, BĐKH và thiên tai còn làm thiệt mạng hàng trăm ngư dân mỗi năm do bão, lũ lụt, triều cường…

1.4. Cơ sở thực tiễn của nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu

1.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nuôi trồng thủy sản của một số nước

Trên thế giới có nhiều quốc gia có vùng ven biển như Việt Nam, các quốc gia này đều chú trọng tới phát triển kinh tế biển trong đó có tập trung phát triển NTTS nhằm khai thác lợi thế vùng. Mỗi quốc gia có những chiến lược phát triển NTTS riêng phù hợp với từng vùng, biết được kinh nghiệm phát triển NTTS ở họ là rất cần thiết đối với phát triển NTTS Việt Nam nói chung và vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh nói riêng là hết sức cần thiết.

Lựa chọn kinh nghiệm từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ vì đây là 3 quốc gia nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là 3 trong số 15 nước NTTS đứng đầu thế giới, hiện tại cũng đang chịu ảnh hưởng của BĐKH.

a, Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có tiềm năng phát triển thủy sản và phát triển ngành này thường đứng nhất nhì thế giới. Tuy nhiên giai đoạn 1990-1992, Trung Quốc bị thiệt hại khoảng 120 triệu USD do NTTS bị bệnh, dịch (Zilong et

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

al., 2006). Những năm gần đây NTTS Trung Quốc phát triển bền vững hơn và

dẫn đầu về mặt sản lượng nuôi trồng. Năm 2018, diện tích NTTS tại Trung Quốc đạt 7,2 triệu ha, trong đó 5,14 triệu ha NTTS nước ngọt và 2,04 triệu ha NTTS nước mặn; sản lượng NTTS đạt 49,9 triệu tấn (FAO, 2018).

Đạt được thành tựu như vậy Trung Quốc đã có nhiều chính sách tồn diện hỗ trợ NTTS như: (i) Chính sách tự lực về thủy sản thông qua tận dụng tối đa nguồn lợi; (ii) Khuyến khích NTTS bền vững, (iii) Liên tục điều chỉnh cơ cấu NTTS, (iv) Thiết lập 1 hệ thống NTTS hợp lý và thành lập cơ quan chuyên trách, (v) thiết lập khung pháp lý hoàn thiện để phát triển NTTS, (vi) Nghiên cứu giáo dục và khuyến ngư. Bên cạnh đó, bắt đầu từ năm 2010 Chính phủ Trung Quốc cũng thúc đẩy và khuyến khích áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới, đặc biệt là coi trọng công nghệ "thân thiện môi trường" như các chế phẩm thân thiện với mơi trường cũng được cho phép và khuyến khích kinh doanh tạo điều kiện cho các trang trại NTTS có thể sử dụng tốt hơn và góp phần ứng phó tốt hơn vấn đề về biến đổi khí hậu tồn cầu. Sử dụng các loại thảo dược và ứng dụng nhiều kiểm soát dịch bệnh trên cá Trung Quốc làm khá hiệu quả [16].

b, Thái Lan

Ngành NTTS Thái Lan được xem như bắt đầu phát triển từ đầu thế kỉ 19. Nghề NTTS nước ngọt đã phát triển trước đó trong một thời gian dài, nhưng nghề nuôi nước mặn ngày càng mở rộng trong thời gian gần đây. Nuôi nước ngọt chủ yếu là trong các ao, hồ và trên cánh đồng lúa, đã tồn tại ở Thái Lan trên 80 năm. Sự phát triển NTTS nước ngọt bắt đầu vào năm 1922 sau khi nhập khẩu cá chép Trung Quốc để làm cá ni đã lan rộng tồn Bangkok. Năm 1951, Bộ thủy sản Thái Lan đã thiết lập một chương trình quảng bá nghề NTTS. Hiện nay, có hơn 50 loài thủy sản nước ngọt đã và đang được ni trồng; trong đó có 5 lồi quan trọng, ni hàng năm thu sản phẩm có giá trị cao: cá rơ sơng Nile, cá trê lai, cá ngạnh bạc, tôm càng xanh, cá rô phi.

Với một bờ biển dài, Thái Lan có tiềm năng lớn phát triển NTTS. Nghề NTTS ven biển bắt đầu được phổ biến với kỹ thuật thâm canh [6]. Thái Lan trở thành nhà tiên phong trên tồn cầu trong lĩnh vực tơm xuất khẩu với hơn 20.000

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trang trại sản xuất tôm chất lượng cao với giá cả cạnh tranh. Một trong những yếu tố chính tạo nên thành cơng nghề ni tơm ở Thái Lan là sự hỗ trợ đắc lực của Chính phủ trong việc đảm bảo nguồn nước, quản lý dịch bệnh và kiểm soát dư lượng kháng sinh ở tơm ni. Bên cạnh đó Thái Lan quản lý chất lượng thức ăn trong NTTS khá tốt, Cục thủy sản chịu trách nhiệm cấp giấy phép chứng nhận thức ăn nuôi thủy sản cơng nghiệp. Có thể nói đây là mắt xích quan trọng kiểm soát được chất lượng đầu vào cho NTTS và tạo điều kiện kiểm soát phần nào chất lượng sản phẩm. Hầu hết người nuôi tôm đều sử dụng chung nguồn nước trong kênh mương. Khi dịch bệnh xảy ra, chủ ao nuôi cắt nguồn nước thải ra mương chung và báo ngay cho các chủ ni lân cận, nếu bệnh do virus thì tiêu hủy cả ao và sát trùng, nhằm tránh lây lan sang các ao ni kế cận. Do đó, việc xây dựng ý thức cộng đồng, liên kết và hỗ trợ là rất quan trọng.

c, Ấn Độ

Với đường bờ biển dài 7000 km, Ấn Độ là quốc gia đóng góp lớn vào sản lượng thủy sản thế giới sau Trung Quốc (FAO, 2018). Quốc gia này có nhiều thay đổi trong q trình phát triển ngành thủy sản nói chung và NTTS nói riêng. Trước đây, ngành NTTS áp dụng kỹ thuật nuôi truyền thống, phương pháp bảo quản chế biến lạc hậu như cá thường được ướp trong thùng nhựa đóng đá, lồi ni đơn lẻ. Ngày nay, Ấn Độ đã thay đổi đưa tiến bộ khoa học vào NTTS, loại nuôi đa dạng hơn như đã đưa tôm chân trắng vào nuôi từ năm 2009 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thủy sản nội địa, hình thức ni lồng bè cả trong bờ biển và ngồi biển khơi đang được chú ý, có nhiều chính sách hỗ trợ bảo quản sau thu hoạch. Tuy nhiên hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm của Ấn Đ ộ rất thấp và điều đó gây ảnh hưởng xấu đến vấn đề tiêu thụ nhất là những thị trường khó tính. Năm 2012 chính thức thị trường Trung Quốc đã loại Ấn ra khỏi danh sách các nước được cấp chứng nhận xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc do Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm tra và kiểm định của họ [16].

1.4.2. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển nuôi trồng thủy sản của Việt Nam

a, Vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thống đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế có diện tích lớn nhất Đơng Nam Á và có khả năng đánh bắt và NTTS nhiều loại. Với mục tiêu phát triển NTTS đạt 24.116 tấn vào năm 2020 [15], trong thời gian qua tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong đó vai trò của vùng đầm phá ven biển là quan trọng, tỉnh đã có nhiều hình thức chỉ đạo, nhiều phương án thực hiện trong phát triển NTTS. Trong quá trình phát triển NTTS của tỉnh có thể rút ra được một số kinh nghiệm.

- Về vấn đề cung ứng giống, cung ứng giống vùng đầm phá đã thực hiện khá tốt nhằm bảo đảm chủ động nguồn cung cấp con giống cho người ni trồng. Cụ thể xây dựng nhóm trại sản xuất và dịch vụ cung ứng giống cho vùng nuôi trên cát như vùng cát ven biển huyện Phong Điền; củng cố hệ thống trại sản xuất và dịch vụ giống tôm sú như huyện Phú Vang và huyện Phú Lộc; phát triển mạng lưới ươm giống tại các xã NTTS trọng điểm.

- Khơi thông luồng lạch, giải tỏa ao nuôi hạ triều của vùng, kết hợp nuôi sinh thái kết hợp phục vụ du lịch (Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc) phát triển NTTS dưới nhiều hình thức khác nhau như tập trung ni tơm chân trắng thâm canh công nghiệp trên vùng cát ven biển, nuôi xen ghép,... khai thác sử dụng mặt nước hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên để nuôi thủy sản nước ngọt bằng lồng hoặc thả giống theo phương thức quảng canh cải tiến.

Bên cạnh đó tỉnh Thừa Thiên - Huế đang hợp tác với các tập đoàn lớn trên thế giới hỗ trợ công nghệ trong NTTS, trong lĩnh vực chế biến thủy sản. Năm 2014 đã kí kết với tập đồn C.P (Charoen Pokphand Group) Thái Lan mở rộng và phát triển nuôi tôm trên cát tại huyện Phong Điền, Quảng Điền theo công nghệ nuôi tôm Green House (nuôi tôm sạch và khép kín trong mọi thời tiết). Đây là cơng nghệ hiện đại nhất của tập đồn và được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới cho hiệu quả kinh tế cao trong thời điểm BĐKH, diễn biến thời tiết cực đoan ngày càng tăng [16].

b, Khánh Hòa

NTTS là một trong những thế mạnh của tỉnh Khánh Hịa khi tỉnh có hàng nghìn héc-ta ao, đìa, mặt nước dọc theo ven bờ biển, đầm, vịnh. Thực tế thì từ trước đến nay, do NTTS tự phát nên sản phẩm không đủ tiêu chuẩn để xuất sang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

các thị trường “khó tính”, mà chỉ để xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Thực hiện nuôi trồng theo chuỗi giá trị từ năm 2014, tỉnh Khánh Hòa triển khai thực hiện “NTTS theo chuỗi giá trị" bằng việc áp dụng quy trình thực hành tốt (VietGAP) tại hai xã Ninh Phú và Ninh Lộc, thị xã Ninh Hồ trên quy mơ 84 ha, với sự liên kết của hàng trăm hộ và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ. Theo đó, người NTTS được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo ao, đìa, con giống, xây dựng hệ thống xử lý nước thải và kỹ thuật ni. Phía doanh nghiệp sẽ tổ chức thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Mục tiêu cuối cùng của mối liên kết này là tạo ra chuỗi sản phẩm "sạch" từ đầu vào đến đầu ra, đồng thời mang lại lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và người NTTS.

c, Nghệ An

Nghệ An là tỉnh ven biển thuộc khu vực Bắc Trung bộ gồm 06 cửa lạch và có nhiều sơng suối, hồ đập chứa nước phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản lớn. Diện tích tiềm năng có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản của Nghệ An là 52.092 ha (trong đó ni ngọt 46.920 ha; ni mặn, lợ: 3.872), có 520 hồ thủy lợi, thủy điện với 9.350 ha.

Năm 2019, diện tích ni trồng thuỷ sản tại Nghệ An 21.500 ha, trong đó diện tích ni nước ngọt đạt: 18.960 ha, nuôi mặn lợ đạt 2.540 ha. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 55.325 tấn, trong đó sản lượng ni ngọt đạt 43.581 tấn, sản lượng nuôi mặn lợ đạt 11.744 tấn.

Đối tượng NTTS ở Nghệ An rất đa dạng: nuôi tôm mặn, lợ; nuôi ngao bãi triều; nuôi cá, cua nước lợ; nuôi cá nước ngọt. Tuy nhiên, nuôi tôm thương phẩm ngày càng được đầu tư theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất. Công tác ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao vào nuôi trồng ngày càng được quan tâm và có những bước phát triển tốt. Bên cạnh hình thức ni truyền thống trong ao đất, ao bê tơng, ao lót bạt thì hiện nay cơng nghệ ni tôm siêu thâm canh hai giai đoạn trong lồng nổi và nhà kín đang được nhiều hộ ni lựa chọn và mang lại kết quả khả quan trong bối cảnh BĐKH. Năm 2018, diện tích ni tơm tồn tỉnh đạt 2.152 ha trong đó ni tơm thẻ chân trắng là 2.127 ha, tôm sú 25 ha; sản lượng tôm đạt 64% tổng sản lượng ni mặn, lợ [22].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 35 - 45)