Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại huyện Tiên Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 77 - 81)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Tiên Yên trong bối cảnh

3.4.2. Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại huyện Tiên Yên

Tiên Yên là một trong các địa phương ven biển thuộc khu vực nhạy cảm về BĐKH và có tính dễ tổn thương cao trước tác động của nước biển dâng, mưa lớn, bão và áp thấp nhiệt đới. Nhận thức được điều đó, thời gian qua, huyện đã có nhiều giải pháp chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

* Năng lực ứng phó của tỉnh Quảng Ninh:

Là địa phương nằm trong tỉnh Quảng Ninh nên huyện Tiên Yên cũng được tăng cường năng lực ứng phó từ các chính sách của tỉnh. Quảng Ninh cũng tạo dựng dần các cơ chế, chính sách, lồng ghép trong các cơ chế chính sách xúc tiến đầu tư, hỗ trợ của nước ngồi cho các hoạt động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng của tỉnh. Những hỗ trợ về thuế, đất đai, tín dụng, trợ giá cho các dự án cơng nghệ sạch, phát thải ít các-bon cũng được quan tâm thực hiện. Hiện tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành đẩy mạnh việc nghiên cứu, hình thành và áp dụng các cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ cho các dự án năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đặc biệt phục vụ cho cảnh báo và phòng chống thiên tai về cơ bản đã được thực hiện tốt như: phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão; phương án bảo vệ 5 vùng trọng điểm trên địa bàn tỉnh; xây dựng bản đồ nước biển dâng do bão với 5 kịch bản mơ phỏng (4 kịch bản tương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ứng với 4 cấp bão 13, 14, 15, 16 tổ hợp với triều cường và 1 kịch bản ứng với cấp bão 13 tổ hợp với triều cường trung bình) và xây dựng bản đồ lũ quét, sạt lở tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với tác động của BĐKH, nước biển dâng đến các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, giai đoạn 2015 - 2020.

Hiện nay tỉnh Quảng Ninh đã được đầu tư 39 trạm quan trắc khí tượng thủy văn. Ngồi ra, nhiều đơn vị ngành than và công ty thủy lợi cũng đầu tư xây dựng các trạm chuyên dùng để phục vụ cho cảnh báo, sản xuất của các cơ sở. Hàng năm, tỉnh đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, khảo sát, xác định các khu vực trọng điểm để có phương án phịng chống khi có bão, lũ xảy ra như: Hệ thống kho tàng, doanh trại, trụ sở làm việc, các hồ, đập, đê, kè trọng yếu, các khu neo đậu tàu thuyền và những khu vực hay xảy ra lốc xoáy, lũ lụt, sạt lở đất (đặc biệt tại các địa phương là Hạ Long, Cẩm Phả, ng Bí, Bình Liêu, Ba Chẽ, các bãi thải của ngành Than...).

Ứng phó với BĐKH, ngành nông nghiệp của tỉnh đã đẩy mạnh các biện pháp kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững; tăng cường kiểm tra cơng tác phịng chống rét cho thủy sản nuôi; khuyến cáo người nuôi thường xuyên theo dõi diễn biến điều kiện tự nhiên, tình trạng sức khỏe thủy sản nuôi và các yếu tố môi trường nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường; thay đổi phương thức canh tác, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nơng nghiệp.

Để phịng tránh và ứng phó với sạt lở, ngập lụt, tỉnh đã phê duyệt kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và quy hoạch bố trí dân cư phịng tránh thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020, định hưóng đến năm 2025. Đồng thời, triển khai rà soát các khu vực thường xuyên ngập lụt để đề xuất, thực hiện các dự án khắc phục tình trạng ngập lụt cục bộ tại các tuyến đường giao thông và khu vực dân cư (xây dựng hồ điều hòa, các hạng mục hệ thống mương, cống thốt nước...).

* Năng lực ứng phó của huyện Tiên n:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trung chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN). Trong đó, cụ thể hóa đến từng tình huống, sát với điều kiện thực tiễn của địa phương, đặc biệt là tăng cường nâng cấp, quản lý an tồn cơng trình thuỷ lợi, đê điều, chủ động phương án “4 tại chỗ”.

Nâng cấp các tuyến đê biển, cơng trình thuỷ lợi: Qua các nghiên cứu khoa

học cho thấy, BĐKH rõ nét nhất là hiện tượng nước biển dâng, chính vì vậy trong giai đoạn 2013 - 2017, huyện đã đầu tư nhiều dự án củng cố, nâng cấp, xây mới các đoạn đê biển, đê sơng xung yếu, phát triển rừng chắn sóng, chắn cát, rừng ngập mặn ven biển để phát huy vai trò “lá chắn tự nhiên”, bảo đảm chống chịu được với thiên tai, triều cường, xâm nhập mặn theo kịch BĐKH và nước biển dâng.

Trên địa bàn huyện Tiên Yên hiện có 52 km các tuyến đê bao gồm đê ngăn mặn, đê chuyên dùng để chống lũ, bảo vệ và phục vụ sản xuất của người dân trong mùa mưa bão.

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, huyện đã chủ động kiểm tra, đánh giá chất lượng tồn bộ các cơng trình đê điều, hồ đập, các cống dưới đê để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các vị trí xung yếu, vị trí có nguy cơ sạt lở để trên cơ sở đó xây dựng giải pháp kịp thời sửa chữa, gia cố những đoạn đê đã hư hỏng.

Điển hình như cơng trình “Cải tạo, nâng cấp vị trí xung yếu đê Đồng Rui, xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên” có tổng chiều dài tuyến hơn 15km, với tổng giá trị xây lắp hơn 75 tỷ đồng, do Sở NN & PTNT làm chủ đầu tư đã được khởi cơng từ tháng 9/2018. Đây là Cơng trình nơng nghiệp và phát triển nông thôn cấp V, dự án nhóm B bảo vệ an tồn cho trên 228,94 ha đất sản xuất nông nghiệp; 620,16 ha đất ni trồng thủy sản, các cơng trình hạ tầng cơng cộng, hạ tầng dân cư và 792 hộ dân với 2.986 nhân khẩu xã Đồng Rui.

Đặc biệt, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung rà soát kết cấu hạ tầng liên quan đến PCTT & TKCN, như: đê, cống, cầu treo, điện…; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm hành lang đê; phối hợp giữa các lực lượng trong phòng chống thiên tai; chủ động khắc phục kịp thời hậu quả thiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tai. Từ năm 2018 đến nay, một số cơng trình đê, kè phịng chống sạt lở của huyện đã và đang được đầu tư, như: Kè khu vực bờ sông (phố Long Thành, thị trấn Tiên Yên), trên 1,2 tỷ đồng; kè và xây dựng khu công viên cây xanh Bến Kho 2 (thị trấn Tiên Yên), gần 4,5 tỷ đồng; kè chống sạt lở hai bên bờ sông Tiên Yên (đoạn từ đầu ngầm đến sau Trường Mầm non Tiên Lãng) gần 3,7 tỷ đồng. Cơng trình trọng yếu đê Đồng Rui tiếp tục được Trung ương, tỉnh đầu tư nâng cấp. Huyện cũng đã hoàn thiện dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá tại thôn Cái Mắt (xã Tiên Lãng) với sức chứa trên 200 tàu thuyền.

Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án đảm bảo an toàn cho sản xuất, đời sống nhân dân cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận, bàn giao mặt bằng, diện tích ni trồng thủy sản cho đơn vị thi công thực hiện dự án. Từ sự vận động của nhân dân các hộ dân có diện tích ni trồng thủy sản nằm trong vùng dự án đã chủ động bàn giao mặt bằng tuyến cho đơn vị thi cơng cơng trình theo đúng tiến độ. Xác định được tầm quan trọng của cơng trình đối với cơng tác phịng chống bão lũ, đơn vị thi công đang tập trung huy động tối đa nhân lực, máy móc, tranh thủ thời tiết nắng ráo tăng ca, đẩy nhanh tiến độ cơng trình, phấn đấu hồn thành, đưa cơng trình vào sử dụng trước mùa mưa bão.

Đảm bảo phương tiện, vật tư, nhân lực: Để ứng phó, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại trong mùa mưa bão, huyện Tiên Yên đã chủ động triển khai công tác PCTT & TKCN. Huyện đã kiện tồn Ban Chỉ huy PCTT & TKCN, phân cơng nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho từng thành viên. Trên cơ sở kế hoạch của huyệnuyện, các địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, đơn vị mình.

Hằng năm, Ban Chỉ đạo phịng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) huyện Tiên Yên chủ động xây dựng kế hoạch, phương án PCTT & TKCN; quán triệt, triển khai đến các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn. Căn cứ tình hình, đặc thù, các đơn vị, địa phương tiếp tục xây dựng phương án PCTT & TKCN cụ thể, sát với thực tiễn ở đơn vị, địa phương mình. Trong đó, đặc biệt coi trọng phương châm “4 tại chỗ”, duy trì hiệu quả sự gắn kết chặt chẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

giữa các lực lượng trên địa bàn trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo, thống nhất thực hiện các giải pháp PCTT & TKCN của huyện; tuyên truyền, hướng dẫn người dân có kỹ năng để tự bảo vệ mình và cứu giúp người khác khi mưa bão xảy ra.

Qua kiểm tra, rà sốt, tồn huyện có 43 hộ dân/221 nhân khẩu thuộc diện di chuyển khẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ thiên tai; 779 ngơi nhà có khả năng sập đổ, sạt trôi nếu gặp mưa lũ lớn. Huyện đã di chuyển 28 hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất đến nơi an toàn;hỗ trợ xây kè ổn định tại chỗ cho 5 hộ, kinh phí gần 1,1 tỷ đồng. UBND các xã, thị trấn cũng xây dựng phương án, phân công lực lượng sẵn sàng hỗ trợ, chuẩn bị địa điểm để di chuyển người dân đến tạm trú khi thiên tai xảy ra. Sẵn sàng ứng phó với những tình huống do ảnh hưởng xấu từ thiên tai, huyện đã ký hợp đồng với các chủ phương tiện (122 ô tô các loại, 15 máy xúc, 84 tàu thuyền) để ra quân khi cần thiết; thành lập 14 đội xung kích từ huyện đến xã, thị trấn với trên 1.500 thành viên, tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai.

Huyện Tiên Yên cịn đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: Trên hệ thống loa, đài; qua các buổi họp tổ dân, khu phố, thơn xóm; trực tiếp đến từng hộ dân... Nhờ đó, ý thức của người dân trong việc bảo vệ đê điều, phòng chống bão lũ đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Với những giải pháp đã đề ra và vận dụng phù hợp những kinh nghiệm về BĐKH từ các địa phương khác, huyện Tiên Yên sẽ giảm thiểu tối đa những tổn thất do BĐKH gây ra, nhất là trong NTTS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh​ (Trang 77 - 81)