Địa hình địa thế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật phân bố không gian của tầng cây cao trên kiểu rừng kín lá rộng thường xanh (Trang 28 - 29)

Chương 2 : ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.2.Địa hình địa thế:

Ba Vì là một trong vùng núi trung bình, núi thấp và vùng đồi nối tiếp với vùng bán sơn địa. Vùng này có thể coi như vùng núi dải nổi lên giữa đồng bằng,

chỉ cách nơi hợp lưu của sơng Đà và sơng Hồng 30km về phía Nam. Ba đỉnh cao nhất là đỉnh Vua (1270m ), đỉnh Tản viên (1227m) và đỉnh Ngọc Hoa (1131m) ngồi ra cịn có các đỉnh thấp hơn như hang Hùm (776m), Gia Dễ (714m).

Nói chung Ba Vì là một vùng đồi núi khá dốc. Sườn phía Tây đổ xuống Sông Đà dốc hơn so với sườn Tây Bắc và Đơng Nam, độ dốc trung bình của khu vực là 250. Càng lên cao độ dốc càng tăng, từ cote 400m trở lên độ dốc trung bình 350 và có nhiều vách đá. Ba Vì là một vùng cảnh quan đẹp, một vùng sơn thuỷ hữu tình.

2.2.2. VQG Cúc Phương

Khu vực VQG Cúc Phương là vùng chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc (Việt Bắc và đồng bằng Bắc Bộ). Địa hình khu vực nghiêng dần từ Tây sang Đông và chịu ảnh hưởng nhiều của kiến tạo địa mạo Tây Bắc Việt Nam. Vùng lõi của VQG có địa hình được bao quanh bởi dãy núi đá vơi có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10km, ở giữa có một thung lũng đất bằng và các đồi bát úp chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi. Trong đó 3/4 là núi đá vơi cao từ 300m đến hơn 600m so với mực nước biển, với đỉnh núi Mây Bạc cao 648,2m.

Vùng đệm có địa hình bao gồm các đồi núi kế tiếp nhau, xen kẽ là các thung lũng nhỏ, hẹp và có độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 50m, với 3 dạng chính sau: Dạng địa hình núi thấp chiếm 26,4%, phần lớn là núi đá vơi, dạng địa hình gị đồ chiếm 68,7% diện tích vùng đệm và dạng địa hình thung lũng nằm xen kẽ giữa các dãy đồi, chiếm khoảng 4,94% diện tích vùng đệm

2.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN 2.3.1. VQG Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật phân bố không gian của tầng cây cao trên kiểu rừng kín lá rộng thường xanh (Trang 28 - 29)