Chương 2 : ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.4. Địa chất, thổ nhưỡng:
Nền chính của Ba Vì là các loại đá phiến thạch sét và sa thạch, đá hỗn hợp, đá Pocphirit, sa thạch xen những vỉa quắcrit, phù sa cổ ở một số khu vực đồi núi thấp.
Khu vực này được hình thành từ những vận động tạo sơn Indoxini cách đây 150 triệu năm. Q trình Feralit hố là q trình phổ biến lên tồn vùng, thể hiện rõ rệt là màu sắc của đất ở những nơi xói mịn mạnh, mực nước ngầm thấp có kết von dạng hạt màu thẫm.
Trong khu vực Ba Vì có những loại đất chính sau:
+ Ở độ cao 800 - 1300m: Đất Feralit màu vàng trên núi trung bình, tầng đất mỏng, phát triển trên đá Pocphirit, độ dốc lớn (25 - 350), có nhiều nơi trên 350, có nhiều đá lẫn và đá lộ đầu, đất chua (PH = 4 - 4,5).
+ Từ 400m - 800m: Đất Feralit vàng đỏ có mùn trên núi thấp tầng đất mỏng, phát triển trên Pocphirit, độ dốc lớn, bình quân 25 - 350C, nhiều nơi > 350C tầng mỏng xói mịn rất mạnh, tỉ lệ đá lẫn cao, độ chua lớn (pH = 4 - 4,5). + Độ cao < 400m: Đất Faralit điển hình nhiệt đới ẩm vùng đồi, mầu đỏ đến đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, tầng dầy đến trung bình, thành phần cơ giới nặng.
2.4.2. VQG Cúc Phương
Khu vực VQG Cúc Phương là phần cuối của hệ thống núi đá vôi từ Vân Nam Trung Quốc, qua Sơn La, Mộc Châu, Hồ Bình xuống Ninh Bình, được hình thành vào đầu nguyên đại trung sinh kỷ Triat - cách đây hơn 200 triệu năm do ảnh hưởng của chuyển động tạo sơn kỷ Kimeri. Nền địa chất của các xã vùng đệm hầu hết là do các nhóm đá mẹ tạo đất chủ yếu như Nhóm đá phiến, cát kết xen đá vôi hệ Đề vôn; Đá vôi thuộc hệ Các bon; Bồi tích sỏi, cát, sét thuộc hệ Đệ tứ.
Đất đai trong vùng lõi VQG Cúc Phương tương đối tốt, đất có độ ẩm tự nhiên cao (30 ÷ 50%), hàm lượng sét tương đối trong đất thấp (30%), đất xốp, có hàm lượng mùn lớn (3 ÷ 4%), khả năng hấp thụ cation trao đổi cao. Đất ở các xã vùng đệm do quá trình canh tác thiếu khoa học, đất có độ màu mỡ kém, năng xuất cây trồng không cao.
2.5. ĐẶC ĐIỂM CÁC KIỂU THẢM THỰC VẬT 2.5.1. VQG Ba Vì