Đặc điểm các kiểu thảm thực vật:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật phân bố không gian của tầng cây cao trên kiểu rừng kín lá rộng thường xanh (Trang 33 - 37)

Chương 2 : ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.5.Đặc điểm các kiểu thảm thực vật:

Thảm thực vật ở khu vực VQGBa Vì gồm có 3 kiểu:

2.5.1.1. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

Đây là một quần thể nguyên sinh bị tác động nhẹ nhưng do được bảo vệ trong thời gian dài, rừng đã trải qua diễn thế hồi nguyên, nên đến nay hình thái và cấu trúc vẫn mang sắc thái một quần thể nguyên sinh. Kiểu thảm thực vật này phân bố chủ yếu trên các hệ thống dông mái núi của các dẫy núi cao.

Ở đai rừng á nhiệt đới cịn có 2 kiểu phụ chính là rừng rêu và rừng thưa á nhiệt đới.

2.5.1.2. Kiểu rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng, cây lá kim á nhiệt đới núi thấp

Đây là kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ bản địa Nam Trung Hoa- Bắc Việt Nam và khu hệ di cư Hymalaya-Vân nam-Quý Châu.

Kiểu rừng này đều phân bố ở phần đỉnh sườn phía tây của 3 đỉnh Ngọc Hoa, Tản Viên và Tiểu Đồng, kiểu thảm này phát triển trên loại đất Feralit vàng nhạt trên núi trung bình tầng đất mỏng, phát triển trên đá Pocphirit độ dốc >350 có nơi dốc 60-700 và có nhiều đá tảng. Về cấu trúc kiểu rừng này cũng có 2 tầng: Tầng trên là lồi Bách xanh (Calocedrus macrolepis) xen lẫn với những loài trong họ re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae). Tầng dưới tán có những lồi dương sỉ thân gỗ (Cyalthea podophylla), những chi thuộc họ Re (Lauraceae) như: (Phoebe, Lisea, Lindera), những loài thuộc họ Sim (Myrtaceae) ... Dây leo ít gồm các chi Strychnos, Fissitigma và Desmos. Cây phụ sinh thấy nhiều trên cành nhánh

các thân gỗ đó là các lồi trong họ phong lan (Orchidaceae) trong đó có lồi

kim hồng thảo trong chi Dendrobium.

2.5.1.3. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp

Theo luận điểm quần hệ sinh thái phát sinh thì ở đai khí hậu nhiệt đới này ở thời kỳ xa xưa vốn là ưu hợp của những loài cây trong các họ ưu thế như: họ Re (Lauraceae) + họ Dẻ (Fagaceae)+ họ Dâu tằm (Moraceae) + họ

Mộc lan (Magnoliaceae)+ họ Đậu (Leguminoceae)+ họ Xoài (Anacardiaceae)+họ Trám (Burceraceae)+ họ Bồ hòn (Sabindaceae)+ họ Sến (Sapotaceae). Nhưng trải qua quá trình chặt chọn những cây gỗ tốt làm vật

liệu xây dựng của người dân địa phương và chặt phá làm nương rẫy bởi thế đai rừng nhiệt đỡi này đã bị mất hoàn toàn quần thể thành thục mà chỉ còn những kiểu phụ nhân tác sau đây: Rừng thưa nhiệt đới; Rừng tre nứa; Rừng phục hồi; Rừng trồng.

2.5.2. VQG Cúc Phương

Thảm thực vật tại VQG gồm các kiểu và kiểu phụ thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Các kiểu và kiểu phụ rừng tại VQG Cúc Phương

TT Kiểu và Kiểu phụ thảm thực vật Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm, nhiệt đới chủ yếu

cây lá rộng trên núi đá vơi có độ cao dưới 500m 12.683,83 56,05 2 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, chủ yếu

cây lá rộng núi đá vôi, độ cao trên 500m 987,0 4,36 3 Kiểu phụ rừng thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi 2.421,47 10,7 4 Quần lạc cây bụi cây gỗ rải rác trên núi đá vôi 3.222,22 14,2 5 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, chủ yếu

cây lá rộng, đất phong hoá từ đá phiến, độ cao dưới 500m

554,32 2,45 6 Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, chủ yếu

cây lá rộng, đất phong hoá từ đá phiến, độ cao trên 500m

121,0 0,53 7 Rừng thứ sinh nhân tác trên núi đất vùng thấp

phong hoá từ đá sét 601,27 2,7

8 Rừng thứ sinh nhân tác tre nứa nhiệt đới 146,53 0,6 9 Quần lạc cây bụi, cây gỗ rải rác trên núi đất phong

hoá từ đá sét 787,35 3,5

10 Quần lạc trảng cỏ nhiệt đới 79,17 0,3

11 Rừng trồng nhân tạo 38.89 0,2

12 Đất canh tác nông nghiệp (lúa và hoa màu) 836,09 3,7

Tổng 22.625,27 100

Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm, nhiệt đới chủ yếu cây lá rộng trên núi đá vơi có độ cao dưới 500m.

Kiểu rừng này có diện tích rất lớn 12.683,83 ha, chiếm 56,05% diện tích rừng tự nhiên của Cúc Phương, phân bố thành mảng lớn ở vùng trong tâm VQG. Có thể nói gần như tồn bộ địa hình núi đá vơi của VQG đều được phủ kín bằng kiểu rừng này. Thành phần chủ yếu ở đây là các họ nhiệt đới. Sự ưu thế vượt trội của các họ như Dẻ (Fagaceae), Re (Lauraceae) được thể hiện rõ.

Rừng phân chia làm ba tầng rõ rệt:

- Tầng A: Bao gồm những cây có kích thước lớn, trong đó tầng vượt tán là tầng (A1), phổ biến là các lồi cây Chị xanh, Chò nhai, Chò chỉ, chò đãi, Sấu… Tầng ưu thế sinh thái (A2 và A3) tương đối đồng nhất với các loài chiếm ưu thế như Vàng anh, Gội, Mạy tèo và một số loài khác thường gặp là Sồi, Mun núi đá, Dẻ gai.

- Tầng cây bụi (B) gồm các cây gỗ và cây tái sinh tầng trên như Sấu, Vàng anh, Nhội, một số lồi cây thường thấy như Ơ rơ.

- Tầng cỏ quyết (C) thưa thớt thường gặp các lồi Chè rừng, Song mơi, Búng báng và một số loài cây họ Ráy, họ cau dừa.

Trên diện tích rừng núi đá vơi, nguồn động thực vật của hai VQG Ba Vì và Cúc Phương khá phong phú và đa dạng, phong phú với khá nhiều lồi q hiếm. Tính đa dạng sinh học của rừng rất cao. Điều kiện tự nhiên của vùng nhiệt đới rất thuận lợi cho sự phát triển của các kiểu rừng kín lá rộng thường xanh.

Tuy nhiên, các khu rừng này cũng đã bị tác động của người dân xung quanh nên cũng cần nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân đối với tài nguyên rừng thông qua các biện pháp tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ những tập tục gây tác động xấu đến rừng.

Chương 3

MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy luật phân bố không gian của tầng cây cao trên kiểu rừng kín lá rộng thường xanh (Trang 33 - 37)