Sơ lược về công tác quản lý nhà nước vềđất dai ở miền Nam trong thời kỳ Mỹ

Một phần của tài liệu Quan+ly+nha+nuoc+ve+dat+dai (1) (Trang 36 - 38)

2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA

2.1.4. Sơ lược về công tác quản lý nhà nước vềđất dai ở miền Nam trong thời kỳ Mỹ

trong thời kỳ Mỹ - Nguỵ tạm chiếm (1954 -1975)

Năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết, chia nước ta làm 2 miền (miền Bắc và miền Nam). Ở miền Nam trong thời kỳ từ 1954-1975 tồn tại hai chính sách ruộng đất khác nhau. Chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng và chính sách ruộng đất của Mỹ - Nguỵ.

Chính sách ruộng đất của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam Việt Nam mà nội dung xuyên suốt trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc là ruộng đất về tay người cày, nhưng do chiến tranh kéo dài và ác liệt chính sách này chỉ thực hiện được ở vùng giải phóng.

Theo Nguyễn Thúc Bảo (1985), từ năm 1954 đến năm 1975, chính quyền Mỹ - Nguỵ chia miền Nam nước ta thành 3 miền: Nam phần, Trung phần và Cao nguyên trung phần. Tổ chức và hoạt động quản thủđiền địa từ năm 1954 đến năm 1975 đã thay đổi theo 3 giai đoạn như sau:

* Giai đoạn 1954-1955: là giai đoạn thiết lập Nha Địa chính tại các miền: -

Theo Nghị định số 3101-HCSV ngày 05/10/1954, Nha Địa chính Việt Nam được thành lập ở "Nam phần" đặt dưới quyền trực tiếp của một đại biểu Chính phủ.

Theo Nghị định số 412-ND/DC ngày 03/3/1955, Nha Địa chính "Trung phần" được thành lập và đặt ở Huế, có một Giám đốc phụ trách.

Theo Nghị định số 495-ND/ĐB/CP ngày 02/8/1955, Nha Địa chính vùng Cao nguyên được thành lập và đặt ởĐà Lạt.

Giai đoạn 1956-1959: Chúng thành lập Nha Tổng giám đốc Địa chính và

địa hình, ở các tỉnh có Ty Địa chính; chúng cịn ban hành "Quốc sách vềđiền địa và nông nghiệp".

Giai đoạn 1960-/975: Chúng thành lập Tổng nha Điền địa với 11 nhiệm

vụ, trong đó có 3 nhiệm vụ chính sau:

-Xây dựng các tài liệu được nghiên cứu, tổ chức điều hành tất cả các việc của cơng tác địa chính;

-Quản thủ tài liệu: bảo lưu, hiện cải, sang bản, in bản đồ, lập trích lục bản đồ và sổ địa bạ;

-Khai thác tài liệu để tiến hành cải cách điền địa.

Năm 1955-1956, Ngơ Đình Diệm đưa ra "Quốc sách cải cách điền địa"; năm 1970, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố "Luật Người cày có ruộng". Chúng đã thực hiện 5 hình thức sau:

Lập khế ước tá điền (cịn gọi là cấp bằng chứng khốn ruộng đất cho nông dân): căn cứ vào địa bạ hoặc theo lời khai của địa chủ để lập các hợp đồng.

-Truất hữu địa chủ: Theo Đạo dụ số 57 (thực hiện cải cách điền địa) mỗi địa chủ chỉ được giữ lại 100 ha ruộng đất và 15 ha đất hương hoả (trừ những diện tích trồng cây lâu năm); đến khi thực hiện Luật Người cày có ruộng hạn mức này giảm xuống còn 15 ha với Nam bộ và 5 ha với Trung bộ.

-Tiểu điền chủ hố tá điền (cịn gọi là hữu sản nơng dân): chúng biến một số tá điền trở thành tiểu điền chủ bằng cách bán lại cho mỗi tá điền 3 ha ruộng đất (với vùng Nam bộ) hoặc 1 ha (với vùng Trung bộ), số đất này lấy từ ruộng đất thu hồi của các đại địa chủ như trên đã nêu.

-Hướng dẫn địa chủ qua hoạt động kỹ nghệ: Những đại địa chủ khi bị truất hữu (trưng mua) bớt ruộng đất thì phần ruộng đất đó được trả bằng cổ phiếu để góp vào các cơng ty, xí nghiệp khi cổ phần hố.

-Thu hồi về tay quốc gia những ruộng đất bị thực dân chiếm đoạt: Chính quyền Diệm dùng tiền Pháp để trả cho các đại địa chủ Pháp khi Diệm thu về tay quốc gia một phần ruộng đất, nhưng đáng chú ý là khơng hề động đến số diện tích cao su của chúng (đây là loại đất có thu nhập cao nhất lúc đó).

Mục tiêu chính trị: chúng muốn xáo trộn lại ruộng đất gây chia rẽ nông dân, xoá bỏ thành quả của cuộc cải cách ruộng đất, từng bước chuyển giai cấp địa chủ thành tầng lớp tư sản mới ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Quan+ly+nha+nuoc+ve+dat+dai (1) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)