2.3. Đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHCT
2.3.1.2. Về khả năng quản lý rủi ro và giám sát rủi ro
- Rủi ro tín dụng
Rủi ro lớn nhất trong hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay là thiếu thông tin về thị trường bất động sản đối với các khoản cho vay mua, sửa chữa nhà ở, do đó rất
khó đánh giá chính xác khả năng trả nợ của các khách hàng có nguồn trả nợ từ việc
bán bất động sản vào cuối kỳ. Tuy nhiên, hầu hết các khoản cho vay bất động sản
đều có biện pháp bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất và thế chấp bằng tài sản
hình thành trong tương lai hoặc cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản nhưng có cam kết bảo đảm bằng thu nhập hàng tháng của người vay. Do đó, khả năng quản lý và giám sát rủi ro của chi nhánh đối với các khoản cho vay này là khá chặt chẽ và hiệu quả.
Cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp
Nhà nước là một nhóm đối tượng chủ yếu vay vốn tiêu dùng của chi nhánh. Đây là đối tượng có thu nhập ổn định, khi vay vốn có sự bảo lãnh của thủ trưởng cơ quan, đại diện cơng đồn và nguồn trả nợ là tiền lương hàng tháng được trích một phần.
Vì vậy, rủi ro tín dụng của nhóm khách hàng này được hạn chế.
Đối tượng người lao động vay vốn tiêu dùng chiếm tỷ lệ không nhỏ, nhu cầu
vay vốn chủ yếu là phục vụ đời sống, vay vốn có cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh
của bên thứ ba. Đối tượng này có thu nhập ổn định và có khả năng trả nợ cho chi nhánh, do đó các món vay đều có rủi ro thấp, phản ánh thực tế là nợ quá hạn có tỷ lệ
thấp, phần lớn vốn vay được thu hồi đúng hạn. - Rủi ro lãi suất
Do chi nhánh cho vay tiêu dùng theo lãi suất thả nổi nên rủi ro lãi suất được hạn chế ở mức thấp nhất.
- Rủi ro tỷ giá
Chi nhánh chỉ thực hiện cho vay tiêu dùng bằng Việt Nam đồng nên không xảy ra rủi ro tỷ giá.