Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân” potx (Trang 69 - 71)

3.2. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân

3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Con người luôn là tâm điểm trong mọi hoạt động của xã hội, của nền kinh tế mà đặc biệt là của ngành Ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trị hết sức quan trọng

trong nền kinh tế, nó chính là trung gian tín dụng nối liền những người có nhu cầu vay vốn và những người dư thừa về vốn. Xã hội ngày càng phát triển, môi trường kinh tế ngày càng biến đổi thì càng địi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ, linh

hoạt trước những tình huống kinh doanh khác nhau phát sinh trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Thực tế cho thấy các cán bộ tín dụng ở chi nhánh NHCT Thanh

Xn tuy có trình độ cao nhưng việc ứng dụng vào thực tiễn thì chưa linh hoạt và nhạy bén. Những cán bộ trẻ nhiệt tình, năng động thì thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết đầy đủ về mọi mặt trong nền kinh tế, còn những cán bộ có kinh nghiệm thì lại

khơng năng động và linh hoạt. Do vậy vấn đề đào tạo và đào tạo lại là hết sức quan

trọng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ nhận thức cũng như kinh nghiệm để bắt cho kịp xu thế phát triển như vũ bão của cơng nghệ Ngân hàng. Q trình bồi dưỡng tập huấn phải gắn liền lý luận và thực tiễn để các cán bộ tín dụng có thể vận dụng

một cách linh hoạt sáng tạo kiến thức vào trong thực tế. Bên cạnh đó phải thường xuyên chấn chỉnh về đạo đức, tác phong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật

lao động, văn minh thương mại...

Chính vì những lý do trên mà NHCT Thanh Xuân phải xây dựng một chiến

lược quản lý và đào tạo nhân lực một cách hiệu quả và hợp lý:

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ học tập nâng cao trình độ chun mơn;

- Dành một phần vốn để hình thành và phát triển quỹ tài trợ cho cán bộ

đi tu dưỡng, học tập ở nước ngoài với cam kết là sau khi học xong thì phải về phục

vụ cho Ngân hàng tránh tình trạng chảy máu chất xám;

- Mở các lớp học tập huấn thường kỳ cho cán bộ nhân viên học để cập nhật những kiến thức mới và kinh nghiệm cho vay đúc rút ra từ thực tế;

- Sống trong nền kinh tế đang hội nhập này, trình độ ngoại ngữ là điều kiện khơng thể thiếu đối với cán bộ Ngân hàng. Vì vậy cần có chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng ngoại ngữ cho cán bộ;

- Khâu tuyển chọn cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng cán bộ tín dụng. Ngân hàng cần phải có một chế độ thi tuyển hợp lý, công bằng tránh những hiện tượng tiêu cực;

- Xây dựng một chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý

+ Đối với những cán bộ tích cực: chủ động tìm kiếm các dự án khả thi để mở rộng đầu tư tín dụng, thực hiện các khoản vay có chất lượng đảm bảm, làm

việc nhiệt tình và hồn thành tốt nhiệm vụ được giao... thì Ngân hàng cần phải có

chính sách khen thưởng kịp thời.

+ Đối với những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém, có hành vi khơng

trung thực khi tiến hành thẩm định và cho vay thì Ngân hàng cần kỷ luật nghiêm khắc, nhẹ ở mức nhắc nhở phê bình để họ sửa chữa, nặng thì đưa ra hội đồng kỷ luật.

Chính sách khen thưởng đúng lúc, cơng nhận đúng thực lực và sự cố gắng nỗ

lực của cán bộ là yếu tố thu hút và giữ chặt nhân tài đồng thời là động lực thúc đẩy sự sáng tạo, học hỏi không ngừng của cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân” potx (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)