Nervuos System page 44 Psychology Benjamin B Lahey

Một phần của tài liệu thithamtiengda (Trang 130 - 135)

131 Thì Thầm Tiếng Đá

niệm nên nhận thức của ta về cái chết sẽ thay

đổi, ta sẽ hiểu sâu hơn về cái chết và cố nhiên ta

nhìn cái chết một cách nhẹ nhàng và trong sáng hơn. Đó gọi là quán chiếu cái chết theo cách

nhìn của sinh hóa học.

Thật ra, nỗi sợ hãi về cái chết đã nằm sâu trong chiều sâu tâm thức của ta dưới dạng của một hạt giống. Nó dựa trên ý niệm về cái chết chứ bản chất sự sống có chết hay khơng?

Người thương của ta có thật sự chết khơng?

Chết là một hình ảnh, một ý niệm, một loại hóa học (electricalchemical substance). Chiếu ánh sáng chánh niệm vào cái chết thì tức khắc chất hóa học sợ hãi sẽ được trung hòa và chuyển

biến, đó là cái gì xảy ra rất tự nhiên trong lĩnh

vực hóa học. Ví dụ: “Chlorine (Cl) là một

chất hóa học bằng hơi rất độc, màu xanh-vàng (greenish-yellow gas). Sodium là một loại kim khí mềm, khơng thể cầm bằng tay bởi vì loại kim khí này phản ứng với bất cứ hơi ẩm của da

thịt nên có thể đưa tới phỏng da. Nhưng khi

trộn chung Chlorine với Sodium (Na) thì chúng phản ứng làm tóe tung những tia lửa màu vàng và đốt cháy hai chất ấy tạo thành những cục đá cứng màu trắng gọi là Sodium Chloride (NaCl),

132 Thì Thầm Tiếng Đá

là một loại muối ăn dùng cho việc nấu nướng

và nêm nếm.”15

Nếu nói chết thì chỉ có tế bào chết mà thật ra tế bào khơng phải chết, nó chỉ chuyển biến, thay đổi trong lĩnh vực sinh hóa học và

nguyên tử mà thôi, tế bào này ăn tế bào nọ, vi khuẩn này tiêu thụ vi khuẩn kia, trạng thái năng lượng này trở thành năng lượng khác hoặc hóa học này biến thành hóa học kia. Khơng có một cái gì có thể mất đi hoặc tàn hoại đi được.

Trong vật lý học, ý niệm về bảo tồn năng lượng (conservation of energy) rất là quan trọng. ‘Conservation of energy’ là tổng thể năng lượng của bất kỳ vật thể nào dù có xảy chuyện gì ra trong hệ thống riêng biệt của nó, đều bảo

tồn nguyên vẹn, không mất mát.

“Conservation of energy states that the total energy in any isolated system is constant, no matter what happens within the system.”16

Định lý bảo tồn năng lượng rất phù hợp với tuệ

giác ‘không thêm, không bớt’ của thực tại trong văn học Bát Nhã. Cho nên cái chết có thể ‘tạm

hiểu’ là toàn bộ những hệ thống trong cơ thể bị

tan rã và hoại diệt mà ý niệm con người riêng biệt là một nhận thức sai lầm bởi vì sự cấu kết

15 General Chemistry -- Ebbing page-30 16 Physics -- Hugh D. Young page-147

133 Thì Thầm Tiếng Đá

hóa học khơng phải chỉ xảy ra trong một cơ thể. Nó là năng lượng ảnh hưởng dây chuyền một

cách mật thiết giữa nhiều trạng thái của sự sống. Chất hóa học trong tơi cấu kết và ảnh

hưởng tới chất hóa học trong em. Bởi vậy cho nên mỗi khi em buồn khổ thì tơi cảm thấy nao nao nỗi lòng. Mỗi khi em tuyệt vọng, buồn chán thì tơi cũng chẳng vui chút nào. Những chất hóa học nơi cây cối, khơng khí, đại địa…

cũng là những chất hóa học trong thân thể con người và mn lồi. Sự cấu kết hóa học xảy ra liên tục như một màn lưới chằng chịt giữa những hiện tượng trong sự sống cho nên nói rằng hệ thống cấu kết hóa học trong tơi bị tan rã là một nhận thức sai lầm, dựa trên ý niệm về vật thể riêng biệt (physical existence). Ta thấy rằng sự sống của ta liên hệ mật thiết với tất cả mọi hiện tượng trong sự sống. Sự sống của ta thay đổi mỗi giây mỗi phút, có những chất hóa

học đi vào để cấu kết, trung hịa và duy trì sự

hoạt động của thân tâm. Cho nên nhìn vào cái chết, ta sẽ thấy rõ hơn về bản chất của sự sống do đó ta thay đổi nhận thức về thực tại và nỗi sợ hãi trong ta sẽ dần dần tan biến.

Tuy đã được học nhiều về vô sinh bất

diệt nhưng ta phải quán chiếu thì cái thấy mới phát sinh để tạo ra kinh nghiệm mà khoa học

134 Thì Thầm Tiếng Đá

gọi kinh nghiệm thực thụ (tentative experience). Ta thử hình dung là ta đang nằm chết, thịt da

tím bầm, thối nát, xương cốt tan rã thành tro bụi. Ta cũng nhìn nhận như vậy đối với người

thương để từ từ làm quen và chấp nhận sự tàn

hoại ấy. Ngoài ra, ta nên tập nhìn tứ đại ở

ngoài ta cũng là ta. Đất, nước, gió, lửa đâu phải

ở trong thân thể mà đang có mặt khắp nơi. Mẹ

cũng là ta, cha cũng là ta, khơng khí cũng là ta, dịng sơng cũng là ta, đất đá cũng là ta, củ cà rốt cũng là ta, cánh đồng lúa vàng cũng là ta…

Thấy thường xuyên như thế, ta mới có thể phá tung được ngục tù ngã chấp: cái này là tôi, cái

kia là của tôi, cái nọ thuộc về tơi.

Khơng có vật thể riêng biệt (physical existence) thì làm gì có sự tàn hoại, khơng có sự sống tách biệt (seperated existence) thì làm sao nỗi sợ có thể có mặt? Tóm lại chết là một ý niệm sai lầm, là một nhận thức không phù hợp với thực tại. Ta chỉ cần thay đổi nhận thức ấy

bằng cách nhìn của khoa học qua sự kết cấu hóa học giữa cơ thể với những hiện tượng trong sự sống như khơng khí, gió mây, dịng sơng, mặt trời, trái đất, thiên nhiên và mn lồi thì ta sẽ

vượt thoát nỗi sợ hãi về sự tan rã của một hình hài.

135 Thì Thầm Tiếng Đá

Một phần của tài liệu thithamtiengda (Trang 130 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)