(1a). Bên cho thuê và bên thuê thứ nhất ký hợp đồng cho thuê.
(1b). Bên thuê thứ nhất và bên thuê thứ hai ký hợp đồng cho thuê. (2). Bên cho thuê, hoặc bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên thuê thứ hai.
(3a). Bên thuê thứ hai trả tiền thuê cho bên thuê thứ nhất. (3b). Bên thuê thứ nhất trả tiền thuê cho bên cho thuê.
Hình thức thoả thuận thuê mua này thường được thực hiện dưới dạng hợp đồng hoàn trả toàn bộ được ký kết giữa bên cho thuê với bên thuê thứ nhất. Nhưng khi thực hiện được một phần hợp đồng, bên thuê thứ nhất khơng cịn nhu cầu với tài sản đã thuê hay vì một lý do nào đó (mà hợp đồng này là loại thoả thuận khơng thể huỷ ngang) nên họ phải tìm người thuê thứ hai để chuyển giao hợp đồng. Bởi nếu không cho thuê tiếp được thì dù khơng sử
2.4. Lợi ích của hoạt động cho thuê tài chính
2.4.1. Lợi ích đối với bên cho thuê
Nghiệp vụ CTTC có độ rủi ro thấp trong việc đầu tư vốn bởi vì quyền sở hữu về mặt pháp lý vẫn thuộc về bên cho thuê trong thời hạn hợp đồng. Vì thế, nên họ có quyền kiểm tra giám sát việc sử dụng tài sản và nếu phát hiện bên đi thuê không tuân thủ hợp đồng họ sẽ dễ dàng thu hồi lại tài sản của mình mà khơng cần có sự can thiệp của bên thứ ba. Nhờ vậy, với CTTC, bên cho thuê có thể tránh khỏi được những thiệt hại và mất mát vốn tài trợ.
CTTC cấp vốn dưới hình thức hiện vật (máy móc, thiết bị) cho người đi thuê nên sẽ đảm bảo được việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Bên cạnh đó, tài sản th lại do chính bên đi th lựa chọn và yêu cầu công ty cho thuê mua và cho mình thuê lại nên tài sản khơng thể sử dụng sai mục đích được. Cùng với việc sử dụng vốn (tài sản) đúng mục đích và sự phân tích, tính tốn về thị trường đầu tư vốn sẽ đảm bảo khả năng thắng lợi trong các nghiệp vụ cho thuê. Ngoài ra, do CTTC tài trợ bằng tài sản hiện vật nên phần nào hạn chế được ảnh hưởng của lạm pháp làm giảm giá trị của khoản vốn tài trợ.
CTTC tạo điều kiện để gắn chặt mối quan hệ giữa bên cho thuê và nhà cung cấp, từ đó phát triển mạng lưới dịch vụ kinh doanh hỗn hợp để mang lại nhiều lợi ích cho Cơng ty CTTC.
CTTC giúp bên cho thuê có khả năng thu được khoản vốn chênh lệch khi hết thời hạn hợp đồng trong trường hợp người đi thuê trả lại thiết bị. Bởi vì thơng thường thiết bị thu về có giá trị tái đầu tư cao hơn giá trị cịn lại đã dự tính từ đầu. Bên cạnh đó, CTTC cịn giúp các tổ chức tín dụng (NHTM) có thể đa dạng hóa được hoạt động từ đó phân tán rủi ro cho mình.
2.4.2. Lợi ích đối với bên đi thuê
CTTC là một hình thức giúp doanh nghiệp thuê gia tăng năng lực sản xuất trong điều kiện thiếu vốn. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi
doanh nghiệp cần máy móc, thiết bị hiện đại (thường có giá trị lớn) họ phải đầu tư ngay một số vốn trung dài hạn lớn để mua sắm, đó là cả một vấn đề nan giải đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ như ở Việt Nam. Mà nếu đi vay ở các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài sản thế chấp mà kéo theo đó là các điều kiện chứng minh tài chính phức tạp và làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của họ. Cịn với giao dịch CTTC thì doanh nghiệp khơng cần chi ra một khoản tiền ngay lập tức mà chỉ cần trả tiền thuê theoo món nhỏ theo từng thời kì thỏa thuận. Với cơng cụ CTTC các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ln có cơ hội sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất.
CTTC là một phương thức tài trợ đáp ứng tỉ lệ vốn cao hơn bất kì phương thức tín dụng nào khác. Thơng thường, với các hình thức cho vay trung – dài hạn của các tổ chức tín dụng thì họ chỉ tài trợ 60- 70% tổng giá trị thiết bị (doanh nghiệp thường phải có 30-40% vốn tự có tham gia vào dự án) , trong khi đó ở CTTC người thuê được tài trợ đến 100% tiền vay mà khơng cần thế chấp hay địi hỏi phải có vốn tự có trong tổng giá trị dự án.
CTTC là một phương thức tài trợ vốn linh hoạt và có nhiều thuận lợi. Bởi vì người đi th (doanh nghiệp) có khả năng tối đa trong việc lựa chọn đổi mới thiết bị hoặc mua hoặc trả lại hay thuê tiếp tài sản thiết bị khi kết thúc hợp đồng. Các khoản tiền thuê được tính như các chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuê những khoản này, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và từ đó cũng giúp doanh nghiệp giảm nghĩa vụ nộp thuế.
Việc cấp vốn dưới hình thức CTTC được tiến hành với thủ tục nhanh gọn, từ đó tạo thuận lợi cho những quyết định nhanh chóng đồng thời cho phép thực hiện đầu tư khẩn cấp, và dễ dàng chớp được thời cơ trên thị trường mà khơng cần thiết phải đảo lộn cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Với mơ hình CTTC, doanh nghiệp có thể hồn tồn tính được chi phí đầu tư trong từng thời kì so với lãi suất dự kiến thu được.
2.4.3. Lợi ích đối với nền kinh tế
Hoạt động CTTC làm tăng nguồn vốn cho đầu tư, vì vậy làm tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao trình độ đầu tư của các nguồn vốn tài chính, theo đó thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia mở rộng và phát triển. Hơn thế nữa, CTTC cũng là một kênh có khả năng thu hút các nguồn vốn quốc tế vào nền kinh tế thông qua các máy móc thiết bị mà nước đi thuê được nhận. Mặc khác, khoản vốn được tài trợ qua thuê tài sản không nằm trong mức hạn vay của quốc gia, do đó nợ do thuê tài sản trong nước đối với nước ngồi sẽ khơng ảnh hưởng đến kế hoạch tiếp tục vay nợ của quốc gia.
CTTC giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp thu được công nghệ cao và những tiến bộ khoa học kĩ thuật qua việc sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại, khắc phục được hao mịn vơ hình đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng hàng hóa…và do đó làm cho nền kinh tế quốc dân cũng phát triển hơn. Bên cạnh đó, CTTC cịn là phương thức vơ cùng hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế. Lợi ích này có được xuất phát từ đặc điểm của CTTC và có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với những nước có nền sản xuất nhỏ như Việt Nam.
2.5. Kỹ thuật tài trợ trong cho thuê tài chính
Thực chất cho th tài chính là một hình thức tài trợ vốn, do đó về khía cạnh kỹ thuật cho thuê tài chính có nhiều điểm giống cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, do đặc thù là phương thức tài trợ gắn với tài sản nên cho thuê tài chính có những điểm khác biệt khác.
2.5.1. Tổng số tiền tài trợ
Trong cho vay, các định chế tài chính thường tài trợ tối đa là 70% giá trị của dự án hoặc giá trị tài sản thuộc đối tượng vay. Như vậy về mặt kĩ thuật người đi vay phải có vốn đối ứng cùng với bên tài trợ để mua sắm tài sản. Khác với cho vay thơng thường, trong tài trợ CTTC thì bên th khơng cần có vốn đối ứng, hay nói các khác, bên cho thuê thường cung cấp 100% vốn để
mua sắm tài sản. Chính yếu tố này tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện tiềm lực tài chính có hạn hoặc thiếu vốn7
Như vậy, tổng số tiền tài trợ cho thuê bao gồm tồn bộ chi phí liên quan đến tài sản thuê bao gồm: chi phí mua tài sản, chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt, chạy thử, các chi phí khác để hình thành ngun giá tài sản khác… Trong hợp đồng th hai bên có thể thỏa thuận khác, ví dụ bên th có thể phải trả chi phí lắp đặt, chạy thử,...
2.5.2. Thời hạn tài trợ
Thơng thường thì thời hạn tài trợ là thời gian kể từ khi bên thuê nhận tài sản để sử dụng cho đến khi chấm dứt quyền thuê theo hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mà thời điểm thanh toán tiền mua tài sản của bên cho thuê và thời điểm nhận tài sản của bên đi thuê có khoảng cách đáng kể, đặc biệt trong trường hợp thanh tốn trước thì bên cho th phải giải quyết chi phí liên quan đến quỹ đi vay dùng để tài trợ. Bên cho th có thể lựa chọn cách tính thời hạn thuê từ thời điểm nhận tài sản (lãi suất tài trợ sẽ cao hơn bình thường) hoặc thỏa thuận thời hạn thuê tài khi bên cho thuê ứng vốn thanh toán việc mua tài sản. Trên thực tế thì cách thứ nhất được áp dụng phổ biến hơn vì về mặt kỹ thuật dễ tính tốn và xử lý các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan.
Việc xác định thời hạn cho thuê cơ bản phải dựa trên các cơ sở sau: thời gian hoạt động của tài sản, tốc độ lỗi thời của tài sản, cường độ sử dụng tài sản, nhu cầu sử dụng tài sản, khả năng thanh toán và các rủi ro liên quan đến thị trường. Trên thực tế việc xác định thời hạn cho thuê phụ thuộc vào tính chất của từng loại tài sản8. Ví dụ: xe du lịch là loại tài sản có chu kì sống
7 Trần Tô Tử, Nguyễn Hải Sản (1996), Tìm hiểu và sử dụng thị trường tín dụng thuê mua, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh, tr 134
8 Trần Tơ Tử, Nguyễn Hải Sản (1996), Tìm hiểu và sử dụng thị trường tín dụng thuê mua, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh, tr 136
ngắn, vì vậy thời hạn cho thuê thường trong khoảng 3 đến 5 năm, còn các thiết bị thuộc tư liệu sản xuất thường thời hạn cho thuê dài hơn 10 đến 20 năm.
2.5.3. Kỹ thuật tính tiền thuê
Tiền thuê thực chất là vốn gốc và lãi mà bên đi thuê phải trả cho bên tài trợ. Về nguyên tắc, việc tính tiền thuê cũng tương tự như việc xác định mức trả nợ trong cho vay, tức là phải dựa trên cơ sở tổng số tiền tài trợ, thời hạn cho th và lãi suất. Ngồi ra, để tính tiền thuê các bên liên quan còn phải xác định các yếu tố sau:
Kì hạn thanh tốn
Trong CTTC, việc thanh tốn tiền th được chia làm nhiều kì hạn. Dựa trên đặc điểm sản xuất và luân chuyển vốn của doanh nghiệp đi thuê mà chọn một trong hai cách là thanh toán đều đặn (thông thường là theo tháng, quý, năm) hoặc thanh toán theo thời vụ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo thời vụ thì có thể áp dụng phương pháp thanh tốn tiền th theo thời vụ, gắn với lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Thời điểm thanh toán
Thời điểm thanh tốn có thể đầu kì hoặc cuối kì, thơng thường tiền thuê được thanh toán đầu mỗi định kỳ và trong một số trường hợp đặc biệt tiền th có thể thanh tốn cuối định kì.
Mức hồn trả vốn trong thời hạn tài trợ
Tổng số tiền tài trợ được chia làm hai phần, một phần được thu hồi trong thời hạn tài trợ và phần còn lại sẽ được thu hồi thông qua bán tài sản hoặc cho thê thứ cấp trong thời hạn gia hạn. Tuy nhiên, tùy theo tính chất của mỗi loại tài sản mà xác định mức vốn thu hồi trong thời hạn cho thuê cơ bản. Nếu tài sản có mức rủi ro cao và thị trường hạn chế thì mức hồn vốn cao, có nghĩa là trong thời hạn cho thuê cơ bản phần lớn số tiền tài trợ được hoàn trả cho bên cho thuê.
2.6. Những chỉ tiêu phản ảnh sự phát triển của hoạt động cho thuê tài chính chính
2.6.1. Các chỉ tiêu định lượng
a. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ và quy mô tăng trưởng
Chỉ tiêu phản ánh tốc độ và quy mô sự phát triển hoạt động cho thuê của các cơng ty CTTC có thể được tính bằng cơng thức sau:
Dƣ nợ cho thuê và đầu tƣ năm (N+1) - Dƣ nợ cho thuê và đầu tƣ năm N
(Dƣ nợ cho thuê và đầu tƣ năm (N+1)/Dƣ nợ cho thuê và đầu tƣ năm N)x100%
Chỉ tiêu này cho chúng ta thấy quy mô phát triển hoạt động cho thuê của các Công ty CTTC năm sau cao hơn hay thấp hơn năm trước và cụ thể phát triển được bao nhiêu?
Ngoài ra, quy mơ hoạt động CTTC cũng có thể được xem xét thêm ở khía cạnh tiềm lực tài chính, khả năng đáp ứng các loại hình dịch vụ theo quy mơ tức là số lượng các chi nhánh, các phịng giao dịch, điểm giao dịch có thể đáp ứng dịch vụ mà Cơng ty CTTC cung cấp hay dịch vụ chỉ tập trung tại một số địa bàn hoặc so với khu vực. Ngoài ra, quy mô hoạt động cũng phản ánh giới hạn tối đa về số tiền cho thuê mà Cơng ty CTTC có thể cung cấp cho khách hàng với mỗi loại hoạt động.
b. Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho thuê
Chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho thuê của công ty CTTC là tỷ lệ nợ quá hạn
(Dƣ nợ cho thuê và đầu tƣ quá hạn/Tổng dƣ nợ cho thuê và đầu tƣ)x100%
(Trong đó: nợ quá hạn là nợ nhóm 3,4,5 theo phân loại hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
c. Tính đa dạng của hoạt động cho thuê
Ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và khắt khe hơn nên các công ty CTTC cũng không ngừng cải tiến, phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động CTTC nói riêng cũng như tăng cường cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, đặc biệt xu hướng liên kết những sản phẩm và dịch vụ thành những gói đa dạng. Bên cạnh đó, vì nhu cầu phân tán rủi ro, tăng thu nhập nên các Công ty CTTC cũng tăng cường mở rộng danh mục sản phẩm của mình.
Các công ty CTTC không chỉ đáp ứng các dịch vụ về CTTC như cho thuê vận hành, CTTC, cho thuê trả góp, mua nợ, bao thanh toán và cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất mà còn tăng cường các dịch vụ khác như tư vấn, bảo lãnh….để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
d. Số lượng khách hàng
Đây là tiêu chí chung để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Một cơng ty CTTC càng hoạt động tốt bao nhiêu thì càng thu hút được nhiều khách hàng bấy nhiêu.
Khách hàng khi đến với dịch vụ CTTC thường dễ chịu tác động bởi các yếu tố như lãi suất, chất lượng dịch vụ hỗ trợ,….Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các công ty CTTC cần nâng cao vị thế, đặc biệt cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ để mở rộng thị phần. Phát triển hoạt động CTTC có thể thực hiện được khi cơng ty CTC gia tăng được số lượng khách hàng.
e. Tăng thu nhập cho công ty CTTC
Lợi nhuận là mục tiêu sống còn của bất kỳ dịch vụ kinh doanh nào nên một cơng ty CTTC có các hoạt động CTTC phát triển thì khơng chỉ đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng mạng lưới mà cịn phải tối đa hóa các khoản thu từ hoạt động này. Hoạt động CTTC không thể coi là phát triển nếu nó khơng mang lại lợi nhuận thực tế cho ngân hàng.
2.6.2. Các chỉ tiêu định tính a. Tăng tiện ích cho hoạt động a. Tăng tiện ích cho hoạt động
Thực tế cho thấy hoạt động CTTC của các cơng ty CTTC là như nhau do đó, vấn đề quan trọng là công ty CTTC nào biết tạo ra sự khác biệt trong hoạt động, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng thì cơng ty CTTC đó sẽ có lợi thế mạnh trong cạnh tranh. Ngày nay, để gia tăng tiện ích cho khách hàng, các công ty CTTC thường áp dụng công nghệ hiện đại trong việc cung cấp