Thực trạng nhận thức của đội ngũ GV tiểu học huyện Đông Anh với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

2.2. Thực trạng về hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học,

2.2.2. Thực trạng nhận thức của đội ngũ GV tiểu học huyện Đông Anh với hoạt

động ứng dụng CNTT vào dạy học

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về mức độ cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV trong các trường tiểu học

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Rất cần thiết 119 70,8 2 Cần thiết 46 27,4 3 Chưa cần thiết 02 1,2 4 Không cần thiết 01 0,6 % Nhận xét: Qua bảng 2.4 ta thấy:

Có 98,2 % cho rằng rất cần thiết và cần thiết, 1,2 % cho rằng chưa cần thiết và 0,6% CB, GV chọn mức độ không cần thiết.

Như vậy đa số CB, GV có nhận thức cao về sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy.

Bảng 2.5. Thống kê thực trạng ưu thế của việc sử dụng CNTT trong dạy học tiểu học

STT Ưu thế Số

lượng

Tỉ lệ (%)

1 Bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn 141 83,9

2 Nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ học tích cực có sử

dụng CNTT 98 58,3

3 Tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS 131 77,9 4 Dễ dàng mở rộng kiến thức trong thực tế đến với HS 120 71,4 5 Hồn thiện kĩ năng sử dụng máy tính của trẻ 102 60,7 6 Đưa trẻ tiếp cận gần hơn với công nghệ hiện đại 148 88,1 7 Nâng cao tinh thần hỗ trợ và hợp tác trong nhóm làm

việc. 128 76,1

Nhận xét: Qua bảng 2.5 ta thấy:

Ưu thế sử dụng ứng dụng CNTT và dạy học rất cao thể hiện các lợi ích (ưu thế) ứng dụng CNTT trong dạy học đều có số ý kiến từ 58,3 % đến 88,1%.

Ưu thế lớn nhất (chiếm 88,1%) là đưa trẻ tiếp cận gần hơn với công nghệ hiện đại. Việc sử dụng CNTT trong dạy học sẽ giúp bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn

(chiếm 83,9 %), điều này thúc đẩy tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS (77,9%), và nâng cao tinh thần hỗ trợ và hợp tác trong nhóm làm việc (chiếm 76,1%). Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT trong dạy hoc còn thể hiện ưu thế ở việc dễ dàng mở rộng kiến thức trong thực tế đến với HS (chiếm 71,4 %), hồn thiện kĩ năng sử dụng máy tính của trẻ (60,7%) và nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ học tích cực có sử dụng CNTT (58,3%).

Bảng 2.6. Thống kê thực trạng hạn chế của việc sử dụng CNTT trong dạy học tiểu học

STT Hạn chế Số

lượng

Tỉ lệ (%) 1 Mất nhiều thời gian để xây dựng giáo án điện tử 76 45,2

2 Cồng kềnh mỗi khi sử dụng 68 40,4

3 Khó lường hết những tình huống sư phạm xảy ra

trong tiết dạy 54 32,1

4 Địi hỏi mỗi GV có trình độ tin học cơ bản 61 36,3 5 Đòi hỏi số lượng CSVC phải nhiều và đồng bộ cho

mỗi lớp/ mỗi khối 51 30,3

Nhận xét: Qua bảng 2.6 ta thấy:

Đa số CB, GV cho rằng hạn chế đầu tiên khi ứng dụng CNTT trong dạy học đó là ở khâu chuẩn bị mất nhiều thời gian để xây dựng GAĐT. Để khẳng định điều này chúng tơi có phỏng vấn cơ giáo: N.M.P (Tiểu học Uy Nỗ ), Cơ P có ý kiến cho

rằng: Để xây dựng một Giáo án điện tử có chất lượng địi hỏi mất nhiều thời gian lấy thông tin, sưu tầm tài liệu, lựa chọn tài liệu phù hợp với nội dung bài dạy và giao diện phải mĩ quan sư phạm... lại càng mất thời gian hơn cho những GV ở trình độ tin học cơ bản nhưng chưa sử dụng máy tính thành thạo.

Như vậy tất cả những cơng việc này địi hỏi người GV phải kiên nhẫn, tâm huyết mới có thể làm được, đồng thời phải sắp xếp công việc hợp lý giữa việc trường và việc nhà, đặc biệt GV tiểu học chiếm phần đa là nữ giới. Do vậy, GV rất

cần được sự thông cảm, tạo điều kiện, động viên khích lệ từ Ban giám hiệu nhà trường để họ nhiệt tình hưởng ứng sử dụng CNTT trong dạy học.

Có 40,4% CB, GV cho rằng cồng kềnh mỗi khi sử dụng, 36,3% địi hỏi mỗi GV có trình độ tin học cơ bản và 32,1 % lo lắng về việc khó lường hết những tình huống sư phạm xảy ra trong tiết dạy. Để một giờ học có ứng dụng CNTT thực sự

sinh động và hiệu quả địi hỏi mỗi người GV cần có một trình độ tin học nhất định. Thực tế khi đi điều tra cho thấy, nhiều GV nhận thấy được ưu thế cao của việc sử dụng GA ĐT nhưng không khai thác được hết hoặc không truyền tải được hết ý tưởng vào giáo án điện tử do hạn chế về trình độ CNTT. Mặt khác, với những GV khơng tự tin về trình độ tin học của mình ln lo lắng trong q trình chuẩn bị lắp đặt máy móc cũng như những tình huống trục trặc máy móc hay những tình huống sư phạm bất ngờ xảy ra trong quá trình giảng giải, lúc này người GV cần linh hoạt phối hợp giữa PPDH hiện đại với PPDH truyền thống để giải quyết các tình huống có vấn đề.

Một hạn chế nữa khi sử dụng CNTT trong dạy học mà tất cả các trường trên địa bàn Đơng Anh gặp phải là CSVC cịn thiếu thốn, chưa đồng bộ. Có 30,3% ý

kiến cho rằng việc ứng dụng CNTT trong dạy học đòi hỏi số lượng CSVC phải nhiều và đồng bộ cho mỗi lớp/ mỗi khối. Nhận thấy các nhà trường đều không đủ

kinh phí sắm sửa CSVC thiết bị dạy học hiện đại để lắp đặt vào các lớp đồng bộ, do đó mỗi khi sử dụng GV phải lắp đặt cũng gây tâm lý e ngại, hơn nữa việc di chuyển HS làm mất thời gian cho tiết dạy cũng như việc di chuyển máy móc nhiều khiến máy móc khơng được bền khi sử dụng lại càng khiến các GV e ngại. Dưới đây sẽ cho chúng ta thấy cụ thể hơn về thực trạng cơ sở vật chất của các trường tiểu học ở huyện Đông Anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học huyện đông anh thành phố hà nội (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)