hiệu trưởng ở các trường tiểu học huyện Đông Anh, thành Phố Hà Nội
2.5.1. Thuận lợi
Bảng 2.19. Thống kê thực trạng những thuận lợi trong việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học
STT Thuận lợi Số
lượng
Tỉ lệ (%) 1 Ban giám hiệu hưởng ứng cuộc “Đẩy mạnh CNTT ”
trong nhà trường. 123 73,2
2 Đội ngũ GV trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi. 98 58,3 3 Các GV tiểu học được tập huấn thường xuyên về tin
học. 76 45,2
4 Trường được trang bị CSVC phục vụ cho việc ứng
dụng CNTT 134 79,7
5 Trong trường có nối mạng internet phục vụ cho việc
sưu tầm thông tin dạy học 168 100
Nhận xét: Qua bảng 2.19 ta thấy:
Đa số CBQL và GV đã có nhận thức đúng đắn về tính cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Các trường đã có một đội ngũ CB, GV, trình độ đảm bảo khả năng tiếp cận, lĩnh hội tri thức, kỹ năng và sử dụng tin học. Hiệu trưởng quan tâm, chăm lo cơng tác đến các phong trào có ứng dụng CNTT của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển phong trào.
Thuận lợi lớn nhất là tất cả các trường đã nối mạng Internet phục vụ cho việc cập nhận thông tin, tin tức cũng như việc sưu tầm thông tin dạy học. 100% CB,GV đều trường mình đã lắp mạng wifi rất tiện lợi khi sử dụng. Tiếp đến 79,9% ý kiến cho rằng trong những năm gần đây, khi thời đại CNTT phát triển như vũ bão, các
trường ln tích cực đặt ra các kế hoạch và triển khai thực hiện trang bị CSVC phục vụ cho việc ứng dụng CNTT. Tuy số lượng cịn ít chưa đáp ứng được đồng bộ
cho các lớp học, nhưng phương châm sắm sửa trang bị dần dần cộng với cơng tác xã hội hóa đang được đẩy mạnh thì trong tương lai khơng xa các trường tiểu học
huyện Đơng Anh sẽ nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT vào dạy học một cách đồng bộ và hiệu quả.
Tiếp đến có 73,2% ý kiến cho rằng Ban giám hiệu hưởng ứng cuộc “Đẩy mạnh CNTT” trong nhà trường. Nhất là trong các đợt thi đua hội giảng, đã có rất
nhiều giờ học ứng dụng CNTT được thực hiện và rút kinh nghiệm trong các tổ, khối chuyên môn. Đặc biệt Hiệu trưởng đã phát động nhiều hình thức thi đua có ứng dụng CNTT với các hình thức khác nhau: dạy học bằng powerpoint, thiết kế bài giảng E-learning, thi đua xây dựng kho tư liệu điện tử ....
Hơn 58% ý kiến cho rằng, nhà trường có một đội ngũ GV trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học.
GV có trình độ tin học cơ bản lại được đi tập huấn thường xuyên những phần mềm dạy học mới sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy
học, tuy nhiên thực tế cho thấy có 45,2 % ý kiến cho rằng các GV tiểu học được tập huấn thường xuyên về tin học. Kết quả này cho ta thấy, các trường hàng năm đều cử
GV đi học lớp tập huấn tin học trên huyện, song mỗi năm mỗi trường có 2 người đi, do vậy số lượng GV được trực tiếp đi tập huấn là khơng cao. Hình thức tập huấn đa phần dừng ở mức độ trong trường tự bồi dưỡng, trao đổi thông tin lẫn nhau đối với những trường có điều kiện kinh tế hơn thì mời GV về giảng dạy trực tiếp, song việc này chỉ diễn ra ở 1,2 trường nằm trong trung tâm huyện, chưa thấy có những buổi hội thảo trong trường, hay giữa các trường với nhau về chủ đề đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học.
Tuy còn những tồn tại chưa được giải quyết, song đây cũng vẫn có thể được xem lại những thuận lợi cho việc quản lý ứng dụng CNT vào dạy học ở các trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
2.5.2. Khó khăn
Bảng 2.20. Thống kê thực trạng những khó khăn trong việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học Tiểu học
TT Khó khăn Số
lượng
Tỉ lệ (%)
1 Trình độ tin học của GV cịn hạn chế 122 72,6
2 Kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại còn chưa
tốt 137 81,5
3 CSVC chưa đồng bộ và đầy đủ 149 88,7
4 Chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của dạy học
có ứng dụng CNTT 96 57,1
Nhận xét: Qua bảng 2.20 ta thấy:
Bên cạnh những thuận lợi trong việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học, thực trạng quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tiểu học cũng đang gặp những khó khăn:
- Cơ sở vật chất chưa đồng bộ và đầy đủ (88,7 % ý kiến)
- Kỹ năng sử dụng thiết bị đồ dùng hiện đại cịn hạn chế (81,5 ý kiến) -Trình độ tin học của GV còn hạn chế (72,6% ý kiến)
- Chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của dạy học có ứng dụng CNTT (57,1% ý kiến)
Mặc dù CSVC và thiết bị đồ dùng hiện đại đã được đầu tư những còn thiếu thốn và thiếu sự đồng bộ so với yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào đổi mới dạy học. Số máy để đáp ứng giờ học tin học cho HS không đủ cho 1HS/1 máy. Tất cả các trường đã lắp mạng wifi nhưng ở một số lớp học xa thiết bị bắt sóng yếu hoặc khơng bắt sóng được. Tỷ lệ các tiết dạy học có ứng dụng CNTT khơng được diễn ra thường xuyên, chỉ đẩy mạnh khi phong trào thi đua của trường được tổ chức do vậy kỹ năng sử dụng thiết bị đồ dùng hiện đại còn chưa tốt. Việc GV không được giảng dạy qua máy tính thường xuyên dẫn đến nhiều GV đã tiếp thu cái mới gặp khó khăn lại nhanh quên do không được thực hành nhiều. Thêm vào đó là 72,6 % ý kiến cho rằng trình độ tin học của GV còn hạn chế, số GV biết về CNTT hầu
như nằm ở số GV trẻ, mới ra trường, và những GV nằm ở vị trí cốt cán như tổ trưởng, tổ phó. Do vậy việc lập kế hoạch soạn giảng trên máy tính của GV cịn hạn chế. Hơn nữa số GV chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của dạy học có ứng dụng CNTT vẫn còn tương đối (chiếm 57,1%) . Điều này cho thấy công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của CNTT vẫn chưa thực sự hiệu quả, hoặc các phong trào thi đua về ứng dụng CNTT không thường xuyên và sâu rộng.
Kết luận chương 2
Trong chương 2 tác giả đã khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng CNTT tại các trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Cho thấy những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT trong các trường có nhiều tiến bộ.
Đội ngũ CBQL, GV trong các trường hầu hết đều nhận thức được về vai trò quan trọng và tính cấp thiết của việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Trình độ tin học của đội ngũ được nâng cao, CSVC về CNTT được quan tâm đầu tư, hệ thống mạng internet được triển khai ở tất các trường. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa trang bị CSVC đồng bộ trong các nhà trường, trình độ GV khơng đồng đều, chưa tự tin vào khả năng sử dụng máy tính của bản thân.
Thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học có hướng tích cực, đạt được những kết quả khả quan, bước đầu góp phần nâng cao chất lượng nhà trường. Song việc ứng dụng CNTT vào dạy học chưa được diễn ra thường xuyên, liên tục, kho tư liệu còn hạn chế, hiệu quả ứng dụng chưa cao, chưa khai thác hết được tính năng của các phần mềm dạy học.
Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học của các hiệu trưởng được
thực hiện theo các khâu: lập kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học; Tổ chức, chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học; Kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học; Quản lý CSVC phục vụ hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học.
Qua điều tra cũng cho chúng ta thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học huyện
Đông Anh, TP Hà Nội là Người Hiệu trưởng, GV và yếu tố môi trường.
Trong chương 2, tác giả cũng chỉ ra những thuận lợi, khó khăn có thể ảnh hưởng đến phát triển hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học trong nhà trường.
Đây cũng chính là những căn cứ thực tiễn để lựa chọn, đề xuất những biện pháp nhằm đẩy hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường tiểu học huyện Đông Anh, TP Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI