Diễn biến thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm toán học mathematica trong giảng dạy bài tập chương điện tích điện trường vật lí 11 nhằm tăng tính tích cực trong quá trình nhận thức của học sinh (Trang 61 - 64)

Chương 3 :THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Diễn biến thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Chuẩn bị trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm 3.3.1.1 Chuẩn bị của giáo viên thực nghiệm. 3.3.1.1 Chuẩn bị của giáo viên thực nghiệm.

- Trao đổi và thống nhất về mục tiêu và chương trình làm việc giữa Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, đặc biệt là giáo viên dạy tại lớp đó.

- Giáo viên thực nghiệm chủ động làm quen với học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để quá trình dạy học được diễn ra một cách tự nhiên.

3.3.1.2. Thiết kế tiến trình dạy học chủ đề Dịng điện trong chất điện phân ở ba bài học

Bài 1: Thuyết điện li.

Bài 2: Phản ứng oxi hóa khử. Bài 3: Pin điện hóa.

Để đảm bảo tính khách quan và nhận được những ý kiến của đồng nghiệp, chúng tơi mời phó hiệu trưởng chuyên môn, giáo viên trực tiếp dạy những lớp đó và một số giáo viên có kinh nghiệm cùng tham gia dự giờ. Trong đó có một thư ký ghi chép lại diễn biến của quá trình dạy học trên lớp

3.3.2. Diễn biến của các giờ dạy trong q trình thực nghiệm

Phần mơ tả diễn biến tập trung vào việc xem việc dạy học theo tiến trình dạy học đã xây dựng có khả thi và đạt được những kết quả như mong muốn không, VD :

+ HS có thái độ tích cực và hứng thú hơn về việc học hay không ? các nhóm có chuẩn bị bài học trước khi học nội dung kiến thức mới hay không ?

+ HS bộc lộ hiểu biết ban đầu qua trao đổi thảo luận với nhau và đi tới thống nhất như thế nào ?

+ Các hoạt động học tập gắn với thực tiễn giúp HS hình thành nhu cầu nhận thức và bổ xung kiến thức mới thế nào ?

Bài 1: Thuyết điện li

- Học sinh ngồi theo nhóm tại các vị trí đã được sắp xếp.

- Giáo viên tổ chức cho HS hoạt động theo tiến trình đã được thiết kế. Qua đó, chúng tơi nhận thấy:

- Học sinh rất hào hứng với cách học này. Các em tích cực tham gia thảo luận nhóm, thích thú với việc tìm hiểu và tiến hành các thí nghiệm. Các nhóm HS đều hồn thành tốt những câu hỏi gợi ý của giáo viên.

- Có một số khó khăn:

+ Vì khơng thể xoay bàn ghế, các HS ngồi bàn trên phải quay xuống bàn dưới nên gặp khó khăn trong việc phát biểu hay theo dõi bài, không ghi chép thoải mái. GV cho phép HS tìm vị trí thích hợp trong mỗi tiết học và yêu cầu HS giữ trật tự.

+ HS chưa được rèn luyện nhiều về kỹ năng thành lập nhóm nên tốc độ thành lập nhóm của các em cịn chậm, tác phong còn lúng túng. GV sử dụng phương pháp chia nhóm nhanh, đơn giản, dễ hiểu.

+ HS còn đùn đẩy nhau trong việc trình bày kết quả hoạt động nhóm trước lớp. Để giải quyết tình huống này, GV yêu cầu HS sau khi thảo luận thống nhất ý kiến, HS trong nhóm thay phiên nhau trình bày trước lớp để rèn luyện kỹ năng tự tin trước đám đông, tác phong làm việc tập thể, khắc phục

sự rụt rè, thụ động. Giáo viên khen thưởng, cho điểm cộng những nhóm HS tích cực học tập và đưa ra những câu trả lời chính xác. GV quy định thời gian cho từng nhiệm vụ học tập.

Bài 2: Phản ứng oxi hóa khử.

- Các nhóm HS ngồi ở vị trí cũ.

- GV kiểm tra việc học bài cũ của học sinh bằng cách tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đối mặt (GV gọi 5 học sinh ngồi thành một vòng tròn giữa lớp. Theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ, đến lượt ai người đó phải kể được ít nhất một nội dung mà bài trước đã học, nội dung người sau đưa ra không được trùng với nội dung mà người trước đã đề cập. Ai phạm quy người đó sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, người chiến thắng là người kể được nhiều nội dung nhất. Cả lớp là trọng tài giám sát). Các em rất hứng thú với cách kiểm tra này

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo tiến trình đã được thiết kế.

- Các nhóm HS tích cực thảo luận, quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi. - HS đã dần dần cởi mở hơn, tự giác trong việc trình bày trước lớp kết quả hoạt động nhóm minh.

- Khơng khí trong lớp học khá sơi nổi, cởi mở.

- HS còn lúng túng trong một số câu hỏi: xác định số oxi hóa cân bằng phản ứng.

- Sau sự gợi ý của giáo viên, các nhóm học sinh đã hoàn thành tốt các phiếu học tập mà giáo viên yêu cầu

Bài 3: Pin điện hóa

- Các nhóm HS ngồi ở vị trí cũ.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo tiến trình đã được thiết kế.

- Cấu trúc của bài gắn nhiều với hoạt động thực tiễn nên HS hoàn thành tương đối tốt các câu hỏi của giáo viên và tích cực thảo luận trước lớp.

- HS tích cực thảo luận, trao đổi với GV để tìm ra những ứng dụng thực tế - Giờ học diễn ra đúng tiến độ.

- Tiến trình dạy học theo chủ đề được thiết kế có phù hợp với điều kiện thực tế giảng dạy hiện nay ở trường THPT hay khơng ? Có vừa sức học sinh hay khơng ? Khả năng vận dụng vào thực tế có linh hoạt hay không ?

- Tiến trình dạy học theo chủ đề có làm tăng chất lượng dạy học hay khơng? Có thể xét về các mặt:

+ Có giúp HS có thái độ tích cực và hứng thú hơn về việc học hay không ?

+ Có góp phần giúp HS hình thành năng lực giải quyết các vấn đề của thực tiễn, của cộng đồng xã hội hay không ?

+ Có tạo cơ hội giúp HS rèn luyện, phát triển tư duy thông qua việc mở rộng, vận dụng kiến thức hay khơng ?.

+ Có giúp HS có tinh thần đồn kết, tích cực hợp tác với nhau trong học tập hay không ?

+ Có góp phần nâng cao kết quả học tập "Thông qua việc làm các bài kiểm tra" của HS hơn hay không ?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm toán học mathematica trong giảng dạy bài tập chương điện tích điện trường vật lí 11 nhằm tăng tính tích cực trong quá trình nhận thức của học sinh (Trang 61 - 64)