Tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA, ĐỘ ẨM VÀ ĐỘ MẶN TRONG THỰC PHẨM. (Trang 67 - 68)

Dạy học phát hiện và giải quyết ván đề cho rằng có thể phát triển được năng lực của học sinh bằng cách đặt họ vào tình huống có vấn đề và hướng dân họ tự giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập.

Hai khái niệm "vấn đề" và "tình huống có vấn đề" là hai khái niệm cơ bản của ngành tâm lí học tư duy và của lí luận dạy học hiện đại.

Khái niệm "vấn đề" dùng để chỉ những nhiệm vụ nhận thức mà học sinh không thể giải quyết được chỉ bằng những kinh nghiệm sẵn có, mà địi hỏi họ có suy nghĩ độc lập, sáng tạo và kết quả là sau khi giải quyết vấn đề thì họ thu được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và những năng lực mới.

"Vấn đề" ở đây là vấn đề học tập mà học sinh phải suy nghĩ tìm cách giải quyết họ không thể giải quyết theo một khn mẫu có sẵn, nghĩa là khơng thể dùng tư duy tái hiện đơn thuần, để giải quyết "vấn đề" họ phải tìm tịi, sáng tạo. Khi học sinh phải tự lực giải quyết vấn đề học tập, họ gặp những khó khăn ngăn cản họ di tới đích. Khó khăn này chính là cái thúc đẩy hoạt động tìm tịi của họ. Để giải quyết được vấn đề, học sinh không chỉ đơn giản tái hiện những điều đã luật hội được dưới hình thức kinh nghiệm, mà bắt buộc phải biến đổi nội dung hoặc phương pháp sử dụng những điều đã lĩnh hội được, nghĩa là phải tìm tịi sáng tạo.

Như vậy khái niệm "vấn đề" trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề chứa đựng mâu thuẫn về nhận thức. Đó là mâu thuẫn giữa trình độ kiến thức và kĩ năng đã có với yêu cầu tiếp thu kiến thức mới và kĩ năng mới. Chính mâu thuẫn đó thúc đẩy sự hoạt động của tư duy, kích thích học sinh tìm cách giải quyết vấn đề. Đó là động lực thúc đẩy sự sáng tạo các kiến thức và kĩ năng mới. Lúc đầu kiến thức đó cịn mang

tính khách quan, sau khi học sinh tiếp thu và ý thức được mâu thuẫn đó thì nó biến thành cái chủ quan và tồn tại trong ý nghĩ của học sinh dưới dạng "bài toán nhận thức" hay "vấn đề học tập". Muốn cho mâu thuẫn khách quan biến thành mâu thuẫn chủ quan thì phải tổ chức được những tình huống đưa chủ thể vào trong quan hệ giữa cái đã cho và cái yêu cầu phải dạt tới, tình huống đó gọi là tình huống có vấn đề.

Tình huống có vấn đề là tình huống mà trong đó mâu thuẫn khách quan nói trên

được học sinh chấp nhận như một vấn đề học lập mà họ cần giải quyết và có thể giải quyết được với một sự nỗ lực phù hợp với khả năng của họ. Kết quả là họ đạt được tri thức mới hoặc phương pháp hành động mới. Đó là trạng thái tinh thần của người học sinh khi dụng phải mâu thuẫn trong học lập tức là đang gặp khó khăn và thấy cần khắc phục để đưa nhận thức tiến lên. Tình huống đó gây nên ở học sinh lịng mong muốn giải quyết vấn đề, kích thích học sinh tư duy tích cực, hướng vào việc tiếp thu những kiến thức mới, kĩ năng, kỹ xảo mới. Chính vì thế mà khi phân tích vấn đề này nhà giáo dục Nga Ru-bin-sten đã khẳng định "tư duy bắt đầu từ tình huống có vấn đề".

Để đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, phải kích thích được nhu cấu nhận thức của họ, gây được hứng thú nhận thức và niềm tin có thể nhận thức được. Tiếp đó giáo viên hướng dẫn họ tự giải quyết vấn đề.

Như vậy: Nội dung cơ bản của dạy học nêu vấn đề là đặt ra trước học sinh một hệ thống tình huống có vấn đề, những điều kiện đảm bảo việc giải quyết các vấn đề đó và những chỉ dẫn nhằm đưa học sinh vào con đường tự lực giải quyết các vấn đề đã đặt ra. Bằng con đường đó khơng những học sinh thu được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mới mà họ còn được rèn luyện năng lực tự lực nhận thức và phát triển được năng lực sáng tạo.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA, ĐỘ ẨM VÀ ĐỘ MẶN TRONG THỰC PHẨM. (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)