Vai trò của kiến thức và phương pháp Vật lí trong việc phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA, ĐỘ ẨM VÀ ĐỘ MẶN TRONG THỰC PHẨM. (Trang 29 - 30)

tiện trong nghiên cứu và dạy học Vật lí ở trường phổ thơng.

2.4.3. Vai trị của kiến thức và phương pháp Vật lí trong việc phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh năng lực sáng tạo của học sinh

1. Vai trò của kiến thức Vật lí

Kiến thức Vật lí bao gồm hiểu biết về các các hiện tượng, các khái niệm, các định luật các thuyết Vật lí, các tư tưởng, phương pháp nhận thức và các ứng dụng của vật lí, là kết quả hoạt động của hoạt động tư duy, là tiền đề của hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình tìm hiểu và cải tạo thế giới tự nhiên. Q trình quan sát, phân tích các sự kiện, hiện tượng Vật lí, làm các thí nghiệm... khái quát để hình thành các khái niệm, nghiên cứu mối quan hệ giữa hiện tượng, các đại lượng, hình thành các định luật và thuyết Vật lí là cơ sở phát triển tư duy cho học sinh. Các định luật và các thuyết Vật lí cho phép chỉ ra các quy luật vận động, phát triển và hiểu rõ bản chất, nguyên nhân của các hiện tượng và quá trình biến đổi của thế giới tự nhiên. Đó chính là kết quả cao nhất của hoạt động tư duy của con người trong việc tìm hiểu, nhận thức thế giới tự nhiên.

Quá trình nghiên cứu, ứng dụng các phương trình, cơng thức Vật lí vào thực tiễn, giải thích các hiện tượng, giải các bài tốn Vật lí kĩ thuật... có tác dụng phát triển năng lực sáng tạo, rèn luyện các thao tác tư duy và ngôn ngữ của học sinh.

Các kiến thức Vật lí ở các mức độ khác nhau đều là những kết luận rút ra sao một quá trình tư duy logic dựa trên những kết quả quan sát, thí nghiệm, đo lường và tính tốn về các hiện tượng tự nhiên. Thơng thường các kiến thức Vật lí được trình bày bằng hai con đường thể hiện quá trình tư duy Vật lí: Con đường đi tù quan sát, thí nghiệm, đo đạc tiến lên khái quát theo phương pháp quy nạp và con đường từ lí thuyết mà phân tích, ứng dụng để giải thích, suy ra các hệ quả, để dụ đoán theo phương pháp diễn dịch.

Tất nhiên, dù bằng con đường nào cũng phải đảm bảo tính hệ thống, nhất quán, chính xác và chặt chẽ của khoa học Vật lí. Mỗi biểu thức, kết luận rút ra đều có thiết

chỉ rõ ý nghĩa Vật lí và mối liên hệ bản chất của nó. Rõ ràng kiến thức Vật lí có vai trị đặc biệt trong việc phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh.

2. Vai trò của phương pháp nhận thức Vật lí

Q trình nghiên cứu, thực nghiệm, giải các bài tốn Vật lí... thường sử dụng các phương pháp nhận thức tổng quát của khoa học: Phương pháp giả thuyết. phương pháp thực nghiệm, phương pháp lí thuyết (Tốn học), phương pháp tương tự phương pháp mơ hình hố, phương pháp quy nạp - suy diễn. Đồng thời, sử dụng các phương pháp đặc thù của Vật lí như phương pháp động học, phương pháp động lực học, phương pháp năng lượng... Các phương pháp trên cịn có thể sử dụng để chỉ ra cách thức hoạt động xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng kiến thức Vật lí cho học sinh.

Việc vận dụng chu trình nhận thức khoa học Vật lí trong dạy học có tác dụng rất lớn để phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh. Chu trình đó cịn gọi là chu trình sá ne tạo khoa học. nó thể hiện qua các bước như sơ đồ 2:

Học sinh hiểu được ý nghĩa của những sự kiện xuất phát bằng quan sát và.jnh nghiệm bản thân, vai trị sáng tạo của lí thuyết thơng qua việc là xây dựng nơ hình giả thuyết và rút ra hệ quả logic, đồng thời thấy rõ tầm quan trọng của sự liêm tra bằng thực nghiệm và đó có thể lại là sự kiện khởi đầu cho chu trình nhận học mới.

Hình thành năng lực áp dụng các phương pháp nhận thức khoa học cũng như hu trình sáng tạo khoa học trong dạy học Vật lí có ý nghĩa to lớn trong việc bồi lưỡng năng lực tự học, niềm tin và hứng thú sáng tạo của học sinh

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA, ĐỘ ẨM VÀ ĐỘ MẶN TRONG THỰC PHẨM. (Trang 29 - 30)