Kế hoạch dạy một bài (giáo án hay bài soạn)

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA, ĐỘ ẨM VÀ ĐỘ MẶN TRONG THỰC PHẨM. (Trang 133 - 137)

Giáo án của giáo viên là kế hoạch dạy một bài nào đó, là bản dự kiến cơng việc của thầy và trị trong cả tiết học theo mục đích và yêu cầu đã định sẵn. Giáo án thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, trình độ kiến thức và khả năng Sư phạm của thầy giáo, quyết định phần lớn kết quả của tiết lên lớp. Tất nhiên kết quả của giờ học còn phụ thuộc vào kĩ năng giảng dạy của thầy và sự lĩnh hội, phát triển của học sinh, những quá trình nghiên cứu và chuẩn bị, tinh thần trách nhiệm của thầy trong việc soạn bài góp phần khá quyết định vào hiệu quả của bài dạy.

Chính vì thế soạn bài khơng phải là một bản tóm tắt chi tiết nội dung của sách giáo khoa hay là một bản tóm tắt sơ lược có đầy đủ các mục: nội dung mục đích.

Thế nào là một bài soạn tốt? Có thể nói bài soạn tốt là một bài soạn nêu rõ được dự kiến mọi cơng việc của thầy và trị ở trên lớp.

Thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, sáng tạo của thầy trong việc cải tiến phương pháp, nội dung sao cho học sinh, nhiệt tình chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức.

Để có một bài soạn tốt, ta thấy rõ thời gian soạn bài khơng thể chỉ là một, hai giờ mà có khi rất nhiều. chỉ cần vận hành dụng cụ nào đó, sáng tạo một thí nghiệm hay cải tiến cách trình bày... là mất hàng ngày hoặc nhiều ngày. Nếu khơng có lịng nhiệt tình, giáo viên khơng thể làm dược.

Trên cơ sở lí luận về cấu trúc của bài học ta sẽ xem xét yêu cầu cụ thể của một bài soạn, cách viết một bài soạn và phân loại các bài soạn Vật lí.

1. Yêu cầu cụ thể của một bài soạn

a) Bài soạn phải nêu được các mục tiêu của triết học

- Về kiến thức, kĩ năng

Làm cho học sinh nắm được một cách chính xác và hệ thống những khái niệm và hiện tượng, định luật Vật lí nào đó, hiểu được các ứng dụng của nó vào thực tiễn. Rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định.

Giáo viên cần phải xác định chính xác trọng lâm kiến thức kĩ năng của bài dạy, trên cơ sở đó có phương pháp dạy phù hợp. Tránh nêu đại khái vì bản thân định luật, khái niệm có chứa đựng nội dung cụ thể cần làm nổi bật, cần nêu mức độ phù hợp với chương trình. Muốn vậy cần nhận thức rõ bản chất của kiến thức khoa học trình bày trong bài dạy, tính chất lí thuyết hay thực nghiệm của nó. Ví dụ: Với phần "Định luật III Niu-tơn" có thể xác định mục đích u cầu về kiến thức kĩ năng như sau:

+ Tác dụng cơ học giữa các vật trong tự nhiên không xảy ra theo một chiều mà là

tác dụng tương hỗ.

+ lực lác dụng tương hỗ là những lực trực đối F12 =−F21

+ Đặc điểm của lực phản lực khác hẳn với hai lực cân bằng. - Về phát triển tư duy

Rèn luyện các khả năng trí tuệ. bồi dưỡng trí thơng minh, tư duy Vật lí.

Chú ý bồi dưỡng các thao tác tư duy logic (quy nạp, diễn dịch, trừu tượng hoá), những thao tác tư duy biện chứng (quan điểm động, có ý thức xây dựng mối liên quan giữa các kiến thức), tư duy kĩ thuật.

Thông qua phương pháp dạy, cách hỏi, rèn kĩ năng mà thầy giáo có thể rèn luyện bồi dưỡng phát triển tư duy, phát triển trí thơng minh của học sinh: Từ quan sát phân tích, để suy nghĩ rút ra quy luật của các hiện tượng...

- Về giáo dục tư tưởng, tình cảm

Nội dung về tư tưởng qua mơn Vật lí rất phong phú song cũng rất khó thực hiện bởi vì nó rộng, bao qt khơng chỉ một bài dạy. Giáo viên cần chú ý tìm hiểu những tri thức Vật lí giúp cho học sinh khi nhận thức về thế giới vật chất? Vì thế khơng nên nêu chung chung, đại khái như giáo đục lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội... mà cần cụ thể; Việc vạch rõ ý nghĩa Vật lí, tính quy luật và giới hạn ứng dụng của định luật chính là việc thực hiện giáo dục tư tưởng.

Cần chú ý khai thác mặt này của kiến thức, thực tế sản xuất, kĩ thuật, tiểu sử các nhà bác học... Nội dung giáo dục tư tưởng vừa phụ thuộc vào kiến thức của bài dạy,

vừa phụ thuộc vào vốn sống thực tiễn của giáo viên và cách lựa chọn, khai thác nó. Mục đích u cầu sẽ chỉ đạo tồn bộ nội dung kế hoạch thực tiễn bài dạy và chính nội dung bài dạy quy định mục đích u cầu. Chính vì vậy việc xác định mục đích yêu cầu là vấn đề hết sức quan trọng địi hỏi sử dụng cơng, đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao của giáo viên lúc soạn bài.

b) Bài soạn phải nêu được kết cấu và tiến trình của tiết học bài soạn phải làm nổi bật các vân đề sau:

- Các giai đoạn của tiết học hay các bước lí luận của bài học ta đã đề cập tới vấn đề này trong mục trước. Tuy vậy ta biết rằng chính các bước lí luận ở các bài học khác kiểu giúp ta phân loại các tiết học khác nhau. Ta sẽ nói tới vấn đề này ở phần sau.

- Sự phát triển logic từ giai đoạn này đến giai đoạn khác, từ phần kiến thức này đến phần kiến thức khác.

- Giảng dạy phù hợp với quy luật nhận thức, dẫn giải, suy luận từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách có hệ thống.

- Làm rõ sự phát triển tất yếu từ kiến thức này đến kiến thức khác.

Cụ thể là đảm bảo mối liên hệ logic giữa các phần, bảo đảm bài dạy là một hệ toàn vẹn, mỗi phần là một phân hệ, các phân hệ gắn bó chặt chẽ tạo nên một hệ toàn vẹn.

c) Bài soạn phải xác định được nội dung, phương pháp làm việc của thầy và trò

trong cả tiết học

Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với một tiết học. Từ chỗ giáo viên nắm vững nội dung kiến thức, vận dụng thành thạo kiến thức đến chỗ truyền thụ cho được kiến thức đó đến học sinh, để họ nắm bắt và vận dụng được đòi hỏi ở người thầy sự động não, sự dụng công thực sự. Làm thế nào để học sinh tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức?

Muốn như vậy thầy giáo phải lựa chọn được phương pháp thích hợp ứng với từng giờ giảng và trong bài soạn phải nêu được một cách cụ thể cơng việc của thầy và trị trong tiết học cụ thể.

Thầy giảng gì? Kiểm tra vấn đề gì? Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét gì? - Yêu cầu học sinh phân tích, suy luận thế nào để rút ra được kết luận cần thiết. Có thể thay thế việc giảng của mình ở phần này, phần khác bằng công việc của học sinh không? Đặt câu hỏi thế nào? Dự kiến các em trả lời ra sao? Cách làm của mình thế này đã tốt chưa? Có thể thay thế bằng phương pháp khác không? Ta cũng thấy rõ được rằng, đối với những đối tượng học sinh khác nhau thì phương pháp sử dụng không thể như nhau.

d) Xác định đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng chúng

ta tách riêng ra để xét cụ thể.

- Do bài soạn được chuẩn bị trước khi lên lớp ít nhất là một tuần nên người dạy có thời gian để lắp ráp, sửa chữa, làm mới hoặc đi mượn.

- Nhiều khi dụng cụ bố trí phương án thí nghiệm có khác với sách giáo khoa. Vì thế người dạy phải suy nghĩ cách cải tiến sáng tạo và chuẩn bị giải thích cho học sinh.

- Có những thí nghiệm phức tạp thầy phạt chuẩn bị cẩn thận.

- Suy nghĩ về dụng ý của mình khi sử dụng thí nghiệm: Dùng thí nghiệm để khảo sát, minh hoạ hay củng cố... và cách sắp xếp bố trí thí nghiệm sao cho học sinh có thể quan sát được dễ dàng.

QUAN NIỆM CŨ QUAN Niệm Mới

GA được coi như một "kịch bản" về những hoạt động của GV trên lớp

GA được coi như một "kịch bản" về những hoạt động của HS dưới sự điều khiển của GV Mục đích và yêu cầu

Nêu những mức độ kiến thức và kĩ năng mà GV cần truyền thụ cho HS

Mục tiêu

Nêu những biểu hiện cần thiết ở HS chứng tỏ các em đã có được kiến thức và kĩ năng đứng theo yêu cầu của chuẩn chương trình mà Bộ đã ban hành

Nội dung GA:

Nêu kế hoạch (tiến trình) lên lớp của GV. gồm:

- Các bước lên lớp, - Phân bố thời gian; - Dàn bài chi tiết;

- Những kết luận chính; - Các câu hỏi chính; - Bài tập;

- Thí nghiệm.

Nội dung GA:

Hoạch định kế hoạch hoạt động của HS trong tiết học. gồm:

- Tổ chức nội dung thành các đơn vị kiến thức;

- Mục tiêu của mỗi đơn vị kiến thức và hình thức hoạt động học tập thích hợp;

- Phân bổ thời gian;

- Tiên lượng những hỗ trợ cần thiết của GV; - Các câu hỏi chính;

- Bài tập;

Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của giáo viên (GV) sang thiết kế các hoạt động của học sinh (HS) là yêu cầu nổi bật đối với công việc soạn giáo án (GA) của GV. Quan niệm mới về GA như sau (xem bảng).

2. Việc soạn một GA đổi mới có thể tiên hành như sau:

Mục tiêu bài học luôn được diễn đạt theo người học (mục tiêu học tập); - Mục tiêu bài học phải chỉ rõ mức độ HS đạt được sau bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ đủ để làm cơ sở đánh giá chất lượng và hiệu quả của bài học. Mục tiêu bài học phải đặc biệt chú ý tới nhiệm vụ phát triển năng lực nhận thức, phù hợp với nội dung bài học;

- Mục tiêu bài học phải chỉ ra những hành vi mà HS thể hiện ra khi học một kiến thức cụ thể. Mục tiêu bài học được bắt đầu bằng các động từ chỉ hành động (nêu được, xác định được, quan sát, đo được... ). Khi viết mục tiêu bài học GV cần tham khảo chuẩn kiến thức, kĩ năng ở các chủ đề quy định trong chương trình THỦ mơn Vật lí.

b) Xác định những nội dung kiến thức của bài học

Cần xác định những nội dung này thuộc loại kiến thức nào (khái niệm về hiện tượng, sự vật?... khái niệm về đại lượng?... định luật?... );

c) Xác đinh công việc chuẩn bị của GV và HS, các phương tiện dạy học cần sử

dụng

d) Thiết kế tiến trình xây dựng từng kiến thức trong bài học

Để thiết kế tiến trình xây dựng từng kiến thức, GV cần hiểu rõ kiến thức cần xây dựng được diễn dạt như thế nào, là câu trả lời cho câu hỏi nào? Giải pháp nào giúp trả lời được câu hỏi này?

e) Soạn thảo tiên trình dạy học cụ thể

- Phải thể hiện rõ hoạt động học và hoạt động dạy (loại hoạt động, tiến trình... ); - Với mỗi hoạt động của HS cần viết rõ mục đích hoạt động, cách thức hoạt động, kết quả cần đạt;

- Cần viết hoạt động của GV tương ứng từng hoạt động của HS.

g) Xác định nội dung tóm tắt trình bày bảng h) Soạn nội dung bài tập về nhà

3. Ví dụ về một bài soạn Bài: Sự khúc xạ ánh sáng

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH ĐỘ CHUA, ĐỘ ẨM VÀ ĐỘ MẶN TRONG THỰC PHẨM. (Trang 133 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)