Quản lý hoạt động học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 60 - 63)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở trường THPT

2.4.2. Quản lý hoạt động học của học sinh

Trường THPT Mỹ Hào nằm tại trung tâm thị trấn Bần Yên Nhân, dân trong huyện thu nhập chủ yếu từ làm nơng nghiệp thuần túy, khơng có nghề phụ, dân trí cịn nghèo nàn, lạc hậu cho nên nhu cầu học của học sinh chưa nhiều. Do điều kiện kinh tế cịn khó khăn, đường xá xa xôi, chủ yếu là học sinh nông thôn và một số xã của huyện Yên Mỹ sang học, học sinh nhiều em đi học xa, nên việc ăn uống nghỉ ngơi buổi trưa là vơ cùng khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng học tập của của học sinh nên

việc quản lý hoạt động học tập của học sinh trong nhà trường cịn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nhà trường đã đưa ra những quy định cụ thể để quản lý hoạt động học tập của học sinh một cách có hiệu quả nhất.

Bảng 2.16: Thực trạng QL hoạt động học tập của HS mơn Tốn T T Nội dung Mức độ thực hiện % Tốt Khá TB Yếu CB QL GV CB QL GV CB QL GV CB QL GV 1 Giáo dục động cơ, thái độ

học tập của học sinh 18 28 37 42 36 18 9 12 2 Bồi dưỡng các phương pháp

học tập tích cực 55 65 30 25 13 10 2 0 3 Xây dựng những quy định cụ

thể về nề nếp học tập trên lớp và việc tự học của HS

45 50 20 15 22 28 13 7 4 Kiểm tra việc đọc sách,

nghiên cứu tài liệu tham khảo của HS 12 20 18 27 32 34 38 19 5 Phối hợp với GVCN, GVBM, Đoàn TN để quản lý nề nếp học tập của HS 35 26 37 39 25 30 3 5 6 Khen thưởng và kỷ luật kịp

thời. 14 12 24 27 32 34 30 27

2.4.2.1. Giáo dục động cơ và thái độ học tập của học sinh

Để hoạt động học tập có chất lượng, việc giáo dục động cơ và thái độ học tập của học sinh là nhiệm vụ cần thiết, quan trọng và phải thường xuyên để học sinh ln xác định đúng mục tiêu, con đường mình đã chọn. Từ đó học sinh ln có ý thức phát huy tiềm năng vốn có của bản thân để thúc đẩy động

lực học tập một cách có hiệu quả nhất. Theo bảng 2.16, chỉ 9% CBQL, 12% GV cho rằng việc giáo dục động cơ thái độ học tập của HS là yếu.

2.4.2.2. Bồi dưỡng các phương pháp học tập tích cực cho học sinh

Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học chiều thụ một chiều sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm vui, sự hứng thú, say mê trong học tập. Tập trung, chú trọng hình thành, bồi dưỡng các năng lực: Tự học, sáng tạo, hợp tác. Thực tế nhà trường đã chỉ đạo sát sao mơn Tốn bồi dưỡng các phương pháp cụ thể về học tập tích cực cho học sinh. Đa số CBQL và GV đều đánh giá việc làm này thực hiện tương đối tốt, chỉ 2% CBQL, 0% GV đánh giá yếu (bảng 2.16).

2.4.2.3. Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp và việc tự học của học sinh

Theo điều lệ trường THPT, quy định đối với HS rất rõ và cụ thể. Dựa trên những quy định đó, áp dụng vào thực tế học sinh của nhà trường, Hiệu trưởng họp với toàn thể cán bộ giáo viên trong trường phổ biến những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp và việc tự học của học sinh ở nhà. Quản lý hoạt động tự học của học sinh tốt sẽ có tác động lớn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập. Tuy nhiên, vấn đề này thực hiện chưa được chu đáo, bởi thế, còn 13% CBQL, 7% GV đánh giá yếu (bảng 2.16), mặc dù nhà trường cũng rất coi trọng và quan tâm đến các biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định nề nếp học tập, tổ chức kiểm tra, theo dõi chặt chẽ nề nếp học tập trên lớp, chỉ đạo các GVCN, GVBM, Đồn thanh niên đơn đốc, nhắc nhở học sinh thực hiện nề nếp tự học. Kết hợp bồi dưỡng kỹ năng tự đánh giá của học sinh, để hoạt động tự đánh giá của học sinh ngày một hiệu quả, có tác dụng giáo dục tốt.

2.4.2.4. Yêu cầu kết hợp kiểm tra việc đọc sách và tài liệu tham khảo của HS

Theo bảng 2.16 việc kiểm tra đọc tư liệu tham khảo của HS chưa được nhiều. Nhà trường đã đầu tư sách tham khảo ở thư viện nhưng chưa được nhiều, chưa thu hút được học sinh lên thư viện để đọc tài liệu. Khi phỏng vấn việc đọc sách và tài liệu tham khảo của học sinh, hầu hết đánh giá ở mức trung bình và yếu, có tới 38% CBQL, 19% GV đánh giá ở mức yếu.

2.4.2.5. Khen thưởng và xử lý kịp thời học sinh về việc thực hiện nề nếp học tập

Công tác thi đua khen thưởng, xử lý học sinh đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, nhưng đôi khi chưa kịp thời, chưa quyết liệt. Vì vậy, cịn nhiều học sinh chưa tự giác rèn luyện trong học tập, mặc dù các biện pháp quản lý đã được quán triệt, phổ biến, áp dụng đến với từng đối tượng học sinh. Có tới 30% CBQL, 27% GV đánh giá việc áp dụng khen thưởng kỷ luật ở mức yếu. Điều đó, chứng tỏ nhà trường quản lý chưa thật chặt chẽ, đồng bộ và thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 60 - 63)