Thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của luật sư 1 Thực trạng thực hiện quyền

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Quyền và trách nhiệm của luật sư theo thực tiễn tại công ty luật TNHH sài gòn trẻ (Trang 28 - 30)

27 Quốc hội (2006), điểm h khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 28 Quốc hội (2006), điểm i, k khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư 2006, sửa đổi bổ sung năm

2.2. Thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của luật sư 1 Thực trạng thực hiện quyền

2.2.1. Thực trạng thực hiện quyền

Như đã được phân tích tại phần cơ sở lý luận, theo quy định tại Điều 21 của Luật Luật sư 2006, sửa đổi bổ sung 2013, luật sư có tất cả năm quyền. VPLS Sài Gịn trẻ nói chung và luật sư tại văn phịng nói riêng trong q trình hoạt động nghề nghiệp đều nhận thức được các quyền mà bản thân với vai trò là luật sư được hưởng này và nhìn chung đã được thực hiện các quyền đó theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể thực trạng đối với từng quyền được thể hiện như sau:

Thứ nhất, đối với quyền “hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư

và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này”.

Việc thực hiện quyền này được thể hiện ngay từ khi thành lập VPLS Sài Gòn trẻ, Trưởng văn phịng là Luật sư Quynh hồn tồn chủ động lựa chọn hình thức của tổ chức hành nghề luật sư là văn phịng luật sư thay vì cơng ty luật. Quyết định này là của bản thân luật sư Quynh và các đồng nghiệp, không bị ảnh hưởng, tác động hay sai khiến bởi bất kỳ chủ thể nào khác. Bên cạnh đó, các luật sư làm việc tại VPLS Sài Gịn trẻ có quyền lựa chọn và quyết định việc có hay khơng hành nghề luật sư. Bản thân mỗi luật sư khi tham gia và trở thành thành viên của VPLS Sài Gòn trẻ cũng dựa trên tinh thần tự nguyện, mong muốn được hoạt động trong một tổ chức hành nghề luật sư mà không bị bắt ép bởi bất cứ chủ thể nào. Các luật sư tự nhận thức được quyền lợi của bản thân và thực hiện những quyền đó.

Thứ hai, đối với quyền “hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam” và “hành

nghề luật sư ở nước ngồi”.

Tại VPLS Sài Gịn trẻ, khi tiếp nhận cơng việc từ khách hàng, bản thân mỗi luật sư tại văn phịng đều có quyền được hành nghề tại bất kỳ địa bàn nào thuộc lãnh thổ Việt Nam và nước ngồi. Theo đó, khơng có bất kỳ giới hạn nào về tư cách của luật sư Việt Nam liên quan tới lãnh thổ, tại bất kỳ địa bàn nào họ đều có quyền được hành nghề như một luật sư nhưng phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: trụ sở của VPLS Sài Gịn trẻ đặt tại Sài Gòn. Tuy nhiên, khách hàng sử dụng dịch vụ lại yêu cầu giải quyết vụ việc ở Hà Nội thì luật sư tiếp nhận vẫn có quyền hành nghề luật sư tại Hà Nội chứ không chỉ giới hạn ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ ba, đối với quyền “được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy

định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan”.

Liên quan đến quyền này, trên thực tế, trong hoạt động hành nghề của luật sư, bên cạnh luật chung, pháp luật chuyên ngành cũng đưa ra những quy định nhằm bảo vệ quyền của luật sư, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực tương ứng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan. Ví dụ như trong lĩnh vực tố tụng hình sự ghi nhận quyền của luật sư tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hay người bào chữa sẽ có các quyền tham gia các buổi lấy lời khai hay quyền gặp thân chủ ... Nhìn chung, trong quá trình hành nghề, quyền này của luật sư đã được đa phần các chủ thể khác công nhận. Đặc biệt khi quy định pháp luật chuyên ngành đang ngày càng mở rộng quyền của luật sư thì vai trị của luật sư được khẳng định hơn dẫn tới các chủ thể khác có sự coi trọng hơn đối với vị thế của luật sư. Tuy nhiên trên thực tế, khi luật sư tại VPLS Sài Gịn trẻ thực hiện quyền này vẫn có những trường hợp các luật sư, đặc biệt là luật sư trẻ mới vào nghề bị các cán bộ thuộc cơ quan nhà nước làm khó, u cầu nhiều tài liệu, hồ sơ khơng trong quy định pháp

luật nhằm ngăn cản việc thực thi quyền của luật sư.

Thứ tư, đối với quyền “đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật”.

Các luật sư tại VPLS Sài Gịn trẻ, trong q trình hỗ trợ khách hàng xử lý cơng việc thường xuyên phải áp dụng hình thức đại diện cho khách hàng để tiết kiệm thời gian, công sức cho khách hàng cũng như chính luật sư, đồng thời đảm bảo tính chủ động trong tiến hành cơng việc. Tuy nhiên, khi làm việc với một số cơ quan, chủ thể khác, mặc dù pháp luật chuyên ngành cho phép và ghi nhận quyền được đại diện khách hàng của luật sư thực hiện công việc nhưng vẫn tồn tại những trường hợp cán bộ tiếp nhận đưa ra đủ lý do để làm khó như: quy định nội bộ khơng cho phép, phải cung cấp thêm hồ sơ, tài liệu chưa đủ chứng minh,… Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới tiến độ thực hiện công việc của luật sư và ảnh hưởng tới quyền, lợi ích chính đáng của khách hàng.

Những vướng mắc, tiêu cực trong việc áp dụng pháp luật về quyền của luật sư chủ yếu xảy ra đối với trường hợp luật sư mới vào nghề. Mặc dù bản thân luật sư đã có nhận thức, hiểu và nắm được quyền của mình nhưng vì kinh nghiệm chưa nhiều, chưa đủ thái độ cứng rắn để thể hiện quan điểm bản thân và chỉ ra lỗi sai của những chủ thể đó. Chính bởi những vướng mắc cịn tồn tại này đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình hành nghề của luật sư nói chung và luật sư tại VPLS Sài Gịn trẻ nói riêng. Thứ nhất là tạo ra tiền lệ xấu trong công tác tiếp thu pháp luật của đội ngũ cán bộ nhà nước, đồng thời ảnh hưởng rất nhiều tới quyền và lợi ích của các chủ thể khác, trong đó bao gồm cả luật sư và khách hàng của luật sư.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Quyền và trách nhiệm của luật sư theo thực tiễn tại công ty luật TNHH sài gòn trẻ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w