Hội đồng luật sư toàn quốc (2019), Quy tắc 1 Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Quyền và trách nhiệm của luật sư theo thực tiễn tại công ty luật TNHH sài gòn trẻ (Trang 40 - 43)

tới việc các luật sư lựa chọn phương án học thay, bỏ học hay khơng tham gia đều vì lý do nêu trên.

Ba là, việc thực thi và nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của luật sư cần

được bắt đầu và chú trọng ngay từ hoạt động đào tạo đối với cử nhân luật. Theo đó, các chương trình đào tạo cần lồng ghép kiến thức kết hợp với thực tiễn thực hành để các sinh viên ghi nhận và có những hiểu biết nhất định. Đây cũng là tiền đề quan trọng cho hoạt động đào tạo đội ngũ luật sư sau này.

Bốn là tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để tạo dựng thói quen,

nhận thức trong xã hội và quần chúng nhân dân về vai trị, quyền, trách nhiệm của luật sư. Hoạt động này có thể thực hiện thơng qua những chương trình đi tun truyền pháp luật hay tư vấn pháp luật miễn phí bởi tổ chức hành nghề luật sư, cá nhân luật sư hay những cơ quan tổ chức khác cùng phối hợp thực hiện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Thơng qua phân tích tại chương 3 có thể thấy và hiểu rằng việc nâng cao hiệu quả của việc thực thi pháp luật về quyền và nghĩa vụ của luật sư là rất quan trọng. Theo đó, căn cứ trên tình hình thực tiễn, dựa trên quan điểm xây dựng pháp luật tại nước ta, học viên đã đề xuất một số giải pháp nhằm đạt được hiệu quả thực thi pháp luật tố hơn. Những giải pháp này phải được thực hiện và xuất phát từ tất cả các chủ thể có ảnh hưởng và liên quan tới luật sư: hệ thống quy định pháp luật, cơ quan nhà nước, văn phòng luật sư và luật sư, các chủ thể khác. Để đạt được kết quả cao nhất, thay vì chỉ thực hiện nhỏ lẻ trên từng chủ thể, những giải pháp này cần phải được thực hiện một cách đồng bộ và trong phạm vi cả nước, qua đó vừa tạo ra thói quen vừa tạo ra sức ảnh hưởng trong cộng đồng.

KẾT LUẬN

Bài báo cáo trên đây với đề tài: “Thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của

luật sư, thực tiễn tại Văn phòng luật sư Sài Gịn trẻ” đã đưa ra được cái nhìn tổng quan,

khái quát nhất về vấn đề lý luận, vấn đề pháp lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ của luật sư trong q trình hành nghề. Theo đó, đây là các quyền và nghĩa vụ nghề nghiệp được pháp luật ghi nhận để nâng cao hiệu quả và giá trị hành nghề của luật sư. Bên cạnh đó, với thực tế áp dụng, thực hiện pháp luật tại VPLS Sài Gòn trẻ, bài báo cáo cũng chỉ ra một số vướng mắc, bất cập hiện tại khi áp dụng pháp luật về vấn đề này. Đây khơng chỉ là những khó khăn của riêng VPLS Sài Gịn trẻ, cũng khơng phải tồn bộ khó khăn trên thực tế phát sinh mà là đại diện một số tồn tại tiêu biểu trong hoạt động hành nghề của tất cả những người hành nghề luật sư.

Từ những khó khăn được nêu, học viên đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, giải pháp. Trong đó những giải pháp này vừa mang tính chung, bao quát nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật vừa mang tính riêng, nhằm tháo gỡ những tồn tại cụ thể hiện nay. Những giải pháp được đưa ra không chỉ xuất phát từ đội ngũ luật sư hay văn phòng luật sư mà cần được thực hiện một cách hệ thống, toàn diện từ phía pháp luật, cơ quan nhà nước và tồn xã hội. Theo đó, đây cũng chính là cơ sở để giúp đội ngũ luật sư phát huy tối đa vai trò, tiềm năng của bản thân trong xã hội, xây dựng, khẳng định vị thế, tầm quan trọng của nghề luật sư và góp phần bảo vệ nhà nước pháp quyền Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Binh Huyền (2015), “Tuýt còi” những luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp, Báo online Công an nhân dân, truy cập tại link: https://cand.com.vn/Ban-doc-cand/Tuyt-coi- nhung-luat-su-vi-pham-dao-duc-nghe-nghiep-i355405/

2. Hội đồng luật sư toàn quốc (2019), Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

3. Hồng Luyến (2019), Nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ

của luật sư, Trang thơng tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình, truy cập tại link:

https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/nghia-vu-tham-gia-boi-duong-bat-buoc-ve-chuyen- mon-nghiep-vu-cua-luat-su.htm

4. Lê Minh Tâm (Chủ biên) và các tác giả (2009), Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý

luận Nhà nước và pháp luật, NXB Cơng an nhân dân.

5. Lê Văn Cao (2010), Nghề luật sư ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Tiểu luận môn Nghề luật và luật sư, Học viện Tư pháp.

6. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2008), Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học quốc

gia Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự.

8. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự.

9. Quốc hội (2006), Luật Luật sư 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012. 10. Quốc hội (2017), Luật Trợ giúp pháp lý.

11. Sài Gòn trẻ Law Firm, Lĩnh vực hoạt động, truy cập tại link: https://sglaw.vn/sang-che- giai-phap-huu-ich-2/

12. Sinh viên HLU, Phân tích quyền và nghĩa vụ của luật sư theo quy định của pháp luật hiện hành, truy cập tại link: https://svhlu.blogspot.com/2016/09/phan-tich-quyen-va- nghia-vu-cua-luat-su.html

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập: Quyền và trách nhiệm của luật sư theo thực tiễn tại công ty luật TNHH sài gòn trẻ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w