Lo âu và rối loạn lo âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lo âu ở phụ nữ sau sinh (Trang 27 - 28)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Nghiên cứu lý luận về lo âu, lo âu sau sinh

1.2.1. Lo âu và rối loạn lo âu

Lo âu là một trạng thái tâm lý rất thông thường và trong những điều kiện bình thường là bản tính tự nhiên, có lợi vì nó giúp cho cá nhân thấy trước được những gì có thể xảy ra ngồi sự trông đợi, cũng như giúp cá nhân có những phản ứng chuẩn bị thích hợp để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, khi những cảm giác lo âu khơng có ngun nhân chính đáng, có tính rập khn, tái đi tái lại, bền vững và kiên trì, vượt ra ngồi khả năng chế ngự của cá nhân tới mức gây ảnh hưởng tệ hại đến đời sống tinh thần và thể chất của cá nhân thì tình trạng lo âu đó được chú ý như là một hiện tượng của căn bệnh rối loạn lo âu (lo âu bệnh lý). Nói cách khác, cần phân biệt giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý.

Lo âu (anxiety) là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa,

khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự động như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siết chặt ở ngực, khơ miệng, khó chịu ở thượng vị và bứt rứt, khơng thể ngồi yên hoặc đứng yên một chỗ. Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy ra và cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa [1].

Khi lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý. Rối loạn lo âu là một trong những chứng bệnh phổ thông nhất của con người.

Rối loạn lo âu (anxiety disorder) là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ

biến cao. Bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể. Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vơ lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Nguyên nhân chính xác của rối loạn lo âu khơng được biết rõ, nhưng nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu liên quan tới các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu.

Như vậy, sự phân biệt giữa lo âu bình thường và rối loạn lo âu có thể dựa trên các tiêu chuẩn như khả năng kiểm soát lo âu, cường độ, thời gian kéo dài và hành vi kèm theo. Rối loạn lo âu thường gây ra bởi stress, kéo dài dai dẳng, nhiều

tháng và thường là 6 tháng hoặc lâu hơn. Khoảng thời gian chỉ có vai trị hướng dẫn chung, cho phép độ linh hoạt tùy từng tình huống và đơi khi ngắn hơn ở trẻ em. Rối loạn lo âu phần lớn diễn ra thường xuyên hơn ở nữ giới so với nam giới với tỉ lệ khoảng 2:1 (theo DSM-IV-TR, phần rối loạn lo âu).

Sợ hãi là một yếu tố, trạng thái cảm xúc thường được nhắc tới khi nói đến lo âu. Sợ hãi (fear) là một trạng thái sinh lý thần kinh nguyên thủy tự động liên quan đến việc nhận thức về mối đe dọa sắp xảy ra hoặc gây nguy hiểm cho sự an toàn và an ninh của một cá nhân [15].

Sợ là phản ứng cảm xúc với sự đe dọa sắp xảy ra hay cảm nhận, trong khi đó, lo âu là sự lo trước về một sự đe dọa trong tương lai. Sợ hãi thường đi kèm với sự gia tăng phản ứng thực vật cần thiết cho phản ứng trực diện hay bỏ chạy, còn lo âu thường đi kèm với căng cơ và cảnh giác chuẩn bị cho mối nguy hiểm trong tương lai và hành vi thận trọng hay né tránh. Sợ hãi là sự đáp ứng với một đe dọa đã được biết, từ bên ngồi, rõ rệt hoặc khơng có nguồn gốc xung đột; lo âu là đáp ứng với một đe dọa không được biết rõ, từ bên trong, mơ hồ hoặc có nguồn gốc xung đột.

Điểm tương đồng giữa sợ hãi và lo âu ở chỗ chúng có thể giảm bớt nhờ hành vi né tránh lan tỏa. Các cơn hoảng sợ thể hiện một cách nổi bật trong rối loạn lo âu như là một loại phản ứng đặc biệt của phản ứng sợ hãi. Tuy nhiên các cơn hoảng sợ khơng chỉ có trong rối loạn lo âu mà cịn có thể được tìm thấy ở trong các rối loạn tâm thần khác. Rối loạn lo âu khác với nỗi sợ hãi, hay lo âu thoáng qua thường gây ra bởi stress bởi sự dai dẳng. Những cá nhân bị rối loạn lo âu thường đánh giá quá mức mối nguy hiểm ở những tình huống mà họ sợ hãi hoặc né tránh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lo âu ở phụ nữ sau sinh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)