Các biểu hiện lo âu sau sinh dạng rối loạn lo âu tổng quát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lo âu ở phụ nữ sau sinh (Trang 62)

Biểu hiện Tổng ĐTB ĐLC

Tỉ lệ

(%) Tơi cảm thấy nóng nảy và lo âu hơn thường lệ 415 2,55 0,98 81,2

Tôi dễ phật ý, tự ái 417 2,20 1,02 67,6

Tơi cảm thấy khó chịu 417 2,18 0,96 70,7

Tơi cảm thấy khó thư giãn được 416 2,11 0,98 65,4

Tôi cảm thấy sợ vô cớ 417 1,88 0,93 56,4

Tôi cảm thấy hoảng loạn 416 1,55 0,78 39,2

Xét về tỉ lệ, có thể thấy số sản phụ có cảm giác sau sinh mình trở nên nóng nảy và lo âu hơn chiếm tỉ lệ cao nhất (81,2%). Tiếp theo là biểu hiện cảm giác khó chịu (70,7%); dễ phật ý, tự ái (67,6%); và cảm thấy khó thư giãn được (65,4%). Chiếm tỉ lệ nhỏ nhất với 39,2% là số sản phụ xác nhận có lúc cảm thấy hoảng loạn. Đây là biểu hiện có lẽ sẽ gặp ở những trường hợp có GAD diễn tiến mang tính bệnh lý nhiều hơn. Do đó, có thể nói, kết quả này phù hợp với kết quả chung trên thang đo này, áp dụng với nhóm PNSS của nghiên cứu. Xét về ĐTB của từng biểu hiện trong tiểu thang đo, chúng ta có thể thấy cả 6 biểu hiện lo âu sau sinh dạng GAD thiên về mặt tâm lý này đều đạt ở mức 2 (chỉ có một vài biểu hiện).

Bên cạnh đó, chúng tơi xem xét đến thời điểm xuất hiện và các mức độ biểu hiện lo âu sau sinh dạng GAD của nhóm sản phụ trong nghiên cứu. Phân tích phương sai One way ANOVA cho kết quả: F(3,422) = 1,578; p<0,05. Như vậy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức độ lo âu sau sinh dạng GAD và thời điểm xuất hiện.

Bảng 3.3: Các mức độ lo âu sau sinh dạng GAD và thời điểm xuất hiện (%)

Mức độ biểu hiện Tuần đầu sau sinh Tuần thứ 2 đến dƣới 3 tháng Từ 3 đến dƣới 6 tháng Từ 6 tháng đến 1 năm Tổng Hồn tồn khơng có 21 12,4 13,6 6,1 14,5

Có một vài biểu hiện 65,5 66,7 74,6 69,4 67,9

Mức nhẹ 10,9 15,0 8,5 16,3 12,9

Mức vừa 2,5 5,9 3,4 8,2 4,7

Số liệu trong Bảng 3.3 cho thấy ở mức chỉ có một vài biểu hiện thì có tỉ lệ cao ở cả 4 khoảng thời gian sau sinh. Trong đó, cao nhất là khoảng thời gian từ 3 đến dưới 6 tháng (74,66%). Ở mức vừa, hai khoảng thời gian có tỉ lệ cao hơn cả là từ tuần thứ 2 đến dưới 3 tháng; từ 6 tháng đến dưới 1 năm với tỉ lệ lần lượt là 5.9% và 8,2%. Điều này dường như hàm ý rằng thời điểm 6 tháng đến dưới 1 năm sau sinh có tỉ lệ sản phụ xác nhận có biểu hiện lo âu mức vừa là nhiều nhất. Liệu đây có phải là khoảng thời gian nhạy cảm để tiến triển thành nặng hơn?

3.1.2.2. Lo âu sau sinh dạng rối loạn hoảng sợ

Trong tổng số 418 PNSS dưới một năm tham gia trả lời, số liệu trong Biểu đồ 3.4 cho thấy số sản phụ có lo âu sau sinh dạng rối loạn hoảng sợ mức vừa chiếm tỉ lệ 4,5%. Đa phần là khơng có, hoặc chỉ có một vài biểu hiện và mức độ nhẹ.

65,8

16,3 4,5

13,4

Hồn tồn khơng có Có một vài biểu hiện Mức nhẹ

Mức vừa

Biểu đồ 3.3: Các mức độ lo âu dạng rối loạn lo âu hoảng sợ sau sinh (%)

Thang đo lo âu sau sinh dạng PD gồm có 10 biểu hiện thiên về các vấn đề lo âu về mặt cơ thể. Kết quả nghiên cứu trong Bảng 3.4 cho thấy cả 10 biểu hiện của thang đo này đều xuất hiện trên nhóm PNSS tham gia nghiên cứu.

Xét về ĐTB của từng biểu hiện trong tiểu thang đo, chúng ta có thể thấy cả 10 biểu hiện lo âu sau sinh dạng PD này đều đạt ở mức 2 (chỉ có một vài biểu hiện). Kết quả này có nét tương đồng với kết quả các biểu hiện lo âu cụ thể trong tiểu thang đo lo âu sau sinh dạng GAD được trình bày ở trên.

Bảng 3.4: Các biểu hiện lo âu sau sinh dạng rối loạn lo hoảng sợ (%)

Biểu hiện Tổng ĐTB ĐLC

Tỉ lệ

(%) Tơi cảm thấy yếu và dễ mệt mỏi 414 2,42 1,03 73,7 Tơi khó chịu vì đau đầu, đau cổ, đau lưng 416 2,40 1,07 70,9 Tơi khó chịu vì cơn hoa mắt chóng mặt 418 2,05 1,06 57,2 Tơi cảm thấy lạnh hoặc có cơn nóng bừng 416 1,72 0,95 43 Tôi buồn nôn, đầy bụng hoặc đau dạ dày 417 1,65 0,90 40,5

Tôi luôn cần phải đi tiểu 414 1,65 0,90 41,1

Tơi cảm thấy chóng mặt, đứng không vững

hoặc ngất xỉu 415 1,60 0,89 36,4

Tơi đau ngực hoặc khó chịu 417 1,58 0,85 38,4

Bàn tay tôi thường khô, ấm hoặc tôi vã mồ hôi 413 1,57 0,88 35,4 Tơi khó thở hoặc cảm giác nghẹt thở 416 1,47 0,80 32

Có 3 biểu hiện được gặp nhiều nhất trong nhóm PNSS tham gia nghiên cứu này. Đó là các biểu hiện sản phụ cảm thấy yếu, dễ mệt mỏi (73,7%); có lúc sản phụ cảm thấy khó chịu vì bị đau đầu, đau cổ và đau lưng (70,9%) và biểu hiện khó chịu vì các cơn hoa mắt chóng mặt (57,2%). Trên thực tế, thời gian sau sinh, sản phụ dễ mệt mỏi vì các vết đau do quá trình trở dạ, sinh con gây ra. Đồng thời việc chăm sóc con có giờ giấc thất thường theo giấc ngủ của trẻ cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới các biểu hiện này.

Có 3 biểu hiện ít gặp hơn các biểu hiện cịn lại lần lượt là đau ngực và khó chịu (38,4%); bàn tay khơ, hoặc vã mồ hơi (35,4%); khó thở và cảm giác nghẹt thở (32%). Đây là 3 biểu hiện sẽ thường gặp trong tình huống mức độ lo âu dạng PD đã tiến triển nặng, hay nghiêm trọng.

Chúng tôi xem xét đến thời điểm xuất hiện và các mức độ biểu hiện rối loạn lo âu tổng quát sau sinh của nhóm sản phụ trong nghiên cứu. Phân tích phương sai One way ANOVA cho kết quả: F(3,711) = 1,435; p<0,05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức độ lo âu sau sinh dạng PD và thời điểm xuất hiện.

Bảng 3.5 cho thấy tỉ lệ sản phụ có biểu hiện lo âu sau sinh dạng PD chiếm ưu thế từ tuần thứ 2 đến dưới 3 tháng đầu sau sinh, và từ 3 tháng đến dưới 6 tháng. Trong đó tỉ lệ % có một vài biểu hiện là nhiều nhất.

Bảng 3.5: Các mức độ lo âu sau sinh dạng PD và thời điểm xuất hiện (%)

Mức độ biểu hiện Tuần đầu sau sinh Tuần thứ 2 đến dƣới 3 tháng Từ 3 đến dƣới 6 tháng Từ 6 tháng đến 1 năm Tổng Hoàn tồn khơng có 23,5 11,1 1,7 12,2 13,7

Có một vài biểu hiện 63 64,7 83,1 61,2 66,6

Mức nhẹ 9,2 20,3 10,2 16,3 14,7

Mức vừa 4,2 3,9 5,1 10,2 5,0

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Bảng kết quả cịn cho thấy tỉ lệ sản phụ có biểu hiện lo âu sau sinh dạng PD mức vừa có sự thay đổi theo hương tăng lên (dù chênh lệch phần trăm không nhiều) giữa các khoảng thời gian sau sinh, Trong đó, khoảng thời gian từ 6 tháng đến dưới 1 năm có tỉ lệ sản phụ có biểu hiện lo âu dạng PD mức vừa chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn 3 khoảng thời gian còn lại.

3.1.2.3. Lo âu sau sinh dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Trong tổng số 417 PNSS dưới 1 năm tham gia trả lời, số người chỉ có một vài biểu hiện lo âu dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế sau sinh chiếm tỉ lệ cao nhất với 62%. Tỉ lệ sản phụ xuất hiện lo âu sau sinh dạng OCD mức vừa là 2,2%. Kết quả này được chúng tôi thể hiện trong Biểu đồ 3.4.

19

62 16,8

2,2

Hồn tồn khơng có Có một vài biểu hiện

Mức nhẹ Mức vừa

Biểu đồ 3.4: Các mức độ lo âu sau sinh dạng rối loạn ám ảnh cƣỡng chế (%)

Thang đo lo âu sau sinh dạng OCD trong nghiên cứu này gồm có 6 biểu hiện khác nhau được trình bày trong Bảng 3.6. Đặc điểm chung của các biểu hiện này, đó là đều những hành vi cưỡng chế.

Bảng 3.6: Các biểu hiện lo âu sau sinh dạng rối loạn ám ảnh cƣỡng chế

Biểu hiện Tổng ĐTB ĐLC

Tỉ lệ

(%) Tôi dành nhiều thời gian làm sạch, kiểm tra đồ

ăn, uống và yêu cầu người xung quanh cũng phải làm như vậy.

414 2,73 1,05 82,6 Tôi bận tâm đến những việc đã làm cho con để

tránh sai sót 415 2,58 1,07 76,9

Tơi tìm cách ngăn khơng cho con bị xung quanh

hoặc ngăn con ngậm mọi thứ trong miệng 412 2,40 1,13 70,1 Tôi đưa con đi khám y tế liên tục nhưng vẫn lo

lắng dù kết quả là bình thường 415 1,93 0,99 55,7 Tôi thường xuyên tắm cho con hoặc thay quần

áo của mình mà khơng thể ngừng lại 413 1,91 1,07 50,1 Tôi giấu dao và vật sắc nhọn trong nhà vì sợ làm

hại con 414 1,79 1,17 36,2

Bảng 3.6 cho thấy PNSS trong nghiên cứu có lo âu sau sinh ở cả 6 hành vi mang tính cưỡng chế. Trong đó, xét về mặt tỉ lệ, các biểu hiện được lựa chọn nhiều nhất đó là các hành vi làm sạch đồ ăn, uống (82,6%); cẩn trọng để tránh gặp phải sai sót trong q trình chăm sóc con (76,9%); và tìm cách ngăn khơng cho con bị xung quanh, hay bỏ vật lạ vào trong miệng (70,1%). Cả 3 hành vi này đều nhằm đảm bảo tính an tồn tuyệt đối cho con. Hành vi được ít lựa chọn nhất với tỉ lệ 36,2% là việc sản phụ giấu dao và vật sắc nhọn trong nhà vì sợ làm hại con.

ĐTB của từng biểu hiện trong thang đo lo âu sau sinh dạng OCD này đều đạt mức 2 đã phản ánh kết quả chung của nghiên cứu là hầu hết các sản phụ chỉ có lo âu sau sinh mức thông thường, chưa tới mức bệnh lý.

Tương tự như cách tiếp cận ở các phần trên, chúng tôi cũng quan tâm xem xét đến khía cạnh thời gian trong việc xuất hiện các biểu hiện lo âu sau sinh dạng

OCD. Cụ thể là chúng tôi đưa ra câu hỏi với các sản phụ về việc các biểu hiện lo âu dạng OCD mà họ gặp đã xuất hiện vào thời điểm nào sau sinh.

Bảng 3.7: Các mức độ lo âu sau sinh dạng OCD và thời điểm xuất hiện (%)

Mức độ biểu hiện Tuần đầu sau sinh Tuần thứ 2 đến dƣới 3 tháng Từ 3 đến dƣới 6 tháng Từ 6 tháng đến 1 năm Tổng Hồn tồn khơng có 26,1 17 16,9 6,1 18,4

Có một vài biểu hiện 55,5 66,7 57,6 71,4 62,4

Mức nhẹ 15,1 15,7 23,7 20,4 17,4

Mức vừa 3,4 0,7 1,7 2 1,8

Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Bảng 3.7 cho thấy tỉ lệ sản phụ có biểu hiện lo âu sau sinh dạng OCD (thuộc cả 3 mức độ) là tương đồng với kết quả ở các phần trên về thời điểm xuất hiện và các mức độ biểu hiện lo âu sau sinh dạng PD, GAD. Điểm khác biệt là từ 6 tháng đến dưới 1 năm có tỉ lệ rất cao sản phụ có một vài biểu hiện lo âu sau sinh dạng OCD (71,4%). Mức nhẹ là 20,4%. Và có sự thay đổi trong mức vừa với tỉ lệ 2%.

Tuy nhiên, phân tích phương sai One way ANOVA trên thang đo lo âu sau sinh dạng OCD cho kết quả: F (2,525) = 1,605; p = 0,057 (≥ 0,05). Như vậy, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các mức độ lo âu sau sinh dạng OCD và thời điểm xuất hiện.

3.1.2.4. Lo âu sau sinh dạng rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ

Về các biểu hiện lo âu dạng rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ, thang đánh giá gồm có 7 item với điểm trung vị của thang đo là 2,5 (giá trị thấp nhất là 1 và giá trị cao nhất là 4).

Kết quả điều tra cho thấy trong tổng số 416 PNSS dưới 1 năm tham gia trả lời, có tới 93,8% PNSS khơng có/có một vài biểu hiện lo âu dạng rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ; và chỉ có 6,3% có biểu hiện lo âu bệnh lý ở dạng này.

Trong đó, có đến 79% (trong 93,8%) PNSS có điểm số đạt mức tối thiểu (điểm trên thang đánh giá của nhóm PNSS là 1). Điều này cho thấy nhìn chung, nhóm PNSS trong nghiên cứu này có xu hướng hồn tồn khơng có biểu hiện nào của lo âu sau sinh dạng rối loạn stress sau sang chấn. Bên cạnh đó, trong 6,3% PNSS có biểu hiện lo âu dạng rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ mang tính bệnh lý, thì có 1,9% PNSS có điểm số đạt mức tối đa (điểm trên thang đánh giá của nhóm

PNSS là 4). Như vậy, có thể thấy có 8 trong tổng số 416 PNSS tham gia trả lời đã tự đánh giá có biểu hiện lo âu dạng rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ mang tính bệnh lý.

Bảng 3.8 cho thấy PNSS trong nghiên cứu có lo âu sau sinh ở cả 7 biểu hiện trong tiểu thang đo lo âu sau sinh dạng PTSD.

Bảng 3.8: Tỉ lệ biểu hiện lo âu dạng rối loạn stress sau sang chấn sinh đẻ (%)

Biểu hiện Tổng Khơng

Tơi khơng muốn đến gần khu vực sinh đẻ 415 59,3 40,7 Tơi có phản ứng cơ thể khi nhắc lại về việc sinh nở 415 68,2 31,8 Tơi nản lịng khi nghĩ về tương lai của mình 413 67,6 32,4 Cuộc sống hiện tại của tôi sẽ bị ảnh hưởng nếu tôi

nghĩ về sinh đẻ 416

79,3 20,7 Tơi tránh khơng nghĩ hoặc nói bất cứ thứ gì liên quan

tới việc sinh đẻ 415

78,6 21,4 Tôi không thể nhớ lại về quá trình sinh nở 415 79,8 20,2 Tơi có những cơn ác mộng về việc sinh nở 413 81,8 18,2

Kết quả cho thấy nhóm PNSS trong vịng 1 năm của nghiên cứu có biểu hiện khơng muốn đến gần khu vực sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao nhất với 40,7%. Có vẻ như những trải nghiệm về quá trình sinh con đã khiến cho họ ngần ngại việc quay trở lại các khu vực sinh đẻ. Tuy nhiên, nhóm khách thể ít có những cơn ác mộng về việc sinh nở với số sản phụ lựa chọn có tỉ lệ là 18,2%.

Như đã trình bày trong các phần trên, do ĐTB chung của tiểu thang đo lo âu sau sinh dạng PTSD khơng đạt phân phối chuẩn. Vì vậy chúng tơi thực hiện kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis để xem xét mối liên hệ giữa mức độ lo âu sau sinh dạng PTSD và thời điểm xuất hiện.

Kết quả phân tích phương sai một yếu tố Kruskal-Wallis cho thấy khoảng thời gian từ 6 tháng đến dưới 1 năm sau sinh có hạng trung bình lớn nhất (Mean Rank = 214,91). Giá trị thống kê Chi-bình phương cho kiểm định Kruskal-Wallis là 13,185 với mức ý nghĩa quan sát p là 0,004. Do đó có thể kết luận rằng mức độ lo âu sau sinh dạng PTSD là khác nhau giữa 4 khoảng thời gian sau sinh.

Tựu chung lại, kết quả nghiên cứu về thực trạng 4 dạng lo âu sau sinh ở nhóm khách thể tham gia nghiên cứu cho thấy trong vòng 1 năm sau sinh, đa phần PNSS đều có các biểu hiện lo âu thuộc cả 4 dạng. Tuy nhiên, phần lớn trong đó gặp chỉ một vài biểu hiện thuộc mỗi dạng và chỉ có một phần nhỏ có biểu hiện lo âu mang tính bệnh lý. Kết quả này cho thấy sau sinh trong vịng 1 năm, người mẹ có thể gặp lo âu, nhưng chủ yếu là lo âu thông thường, và chỉ một tỉ lệ nhỏ có rủi ro mắc phải lo âu bệnh lý (rối loạn lo âu). Bên cạnh đó, mức độ lo âu nhìn chung có sự khác biệt giữa các khoảng thời gian sau khi sinh.

3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến lo âu ở phụ nữ sau sinh

Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện, mức độ lo âu ở PNSS trong vòng 1 năm, nghiên cứu này quan tâm tới các yếu tố thuộc về bản thân người mẹ (sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý…), các yếu tố thuộc về trẻ mới sinh (giới tính mong đợi, trẻ dễ hay khó ni…), và các yếu tố thuộc về sự hỗ trợ trong thời gian mang thai và nuôi con với sản phụ.

3.2.1. Các yếu tố thuộc về bản thân người mẹ

3.2.1.1. Sức khỏe thể chất

Để đánh giá tình trạng sức khỏe của sản phụ giai đoạn trước khi sinh, 8 loại bệnh phổ biến ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và thai nhi đã được đưa ra. Kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lo âu ở phụ nữ sau sinh (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)