Các chính sách phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh chính sách của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với cộng đồng cư dân khu vực biên giới Việt - Trung từ năm 1986 đến nay (Trang 62 - 64)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.2. Hệ thống chính sách đối với CĐCD khu vực biên giới của Trung Quốc

2.2.2. Các chính sách phát triển kinh tế

2.2.2.1. Chính sách ưu đãi đối với các khu KTCK

Do sự rộng lớn về không gian địa lý cũng như do đặc điểm của điều kiện tự nhiên, điều kiện KT – VH – XH của các vùng, các tỉnh biên giới Trung Quốc rất khác nhau cho nên các chính sách của Chính phủ Trung Quốc áp dụng với CĐCD khu vực biên giới cũng có những điều chỉnh tương ứng, một mặt cần hài hịa với hệ thống chính sách trong nước, một mặt cần hài hịa với hệ thống chính sách của các quốc gia láng giềng, mà trong luận văn này là với Việt Nam. Như luận văn đã giới thiệu, phát triển KTCK không chỉ là vấn đề chiến lược của bất kỳ một quốc gia riêng biệt nào, mà quan trọng hơn, chúng ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau. Chỉ lấy riêng các khu KTCK ở biên giới Việt Nam và Trung Quốc làm ví dụ, chúng ta cũng có thể thấy rất rõ được điều này. Nếu hệ thống chính sách phát triển KTCK vùng biên của hai nước khơng tương thích, khơng có sự tham chiếu lẫn nhau thì sẽ dẫn đến sự chênh lệch lớn về trình độ, tốc độ phát triển giữa hai vùng biên cương, khiến cho việc hợp tác, trao đổi thương mại không thể tiến hành thuận lợi, và ngược lại. Chẳng hạn như Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Lào Cai - Hà Khẩu, tuy đã có mối quan hệ thơng thương lâu đời, gắn bó với nhau nhiều mặt khơng chỉ là về kinh tế, mà cịn là tồn bộ các lĩnh vực văn hóa – xã hội,… Chính phủ Trung Quốc trong khi thực hiện các chiến lược Đại khai phá miền Tây, chiến lược Hưng biên phú dân, hay các chính sách dân tộc khác… không thể không nắm rõ các chính sách tương ứng của Chính phủ Việt Nam để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình mới. Do đó, song song với việc kiện tồn hệ thống chính sách thì các hoạt động liên quan để tạo ra hành lang pháp lý, bình đẳng cùng có lợi cho CĐCD biên giới Trung Quốc và CĐCD các nước láng giềng là vô cùng quan trọng và cần thiết.

2.2.2.2. Chính sách ưu đãi thuế và các nghĩa vụ tài chính

Thông báo ―Về việc tích cực phát triển thương mại biên giới và hợp tác

kinh tế, thúc đẩy sự hưng thịnh phồn vinh khu vực biên giới‖ do Văn phòng

Quốc Vụ viện Trung Quốc chuyển ý kiến chỉ đạo tới các bộ, ngành kinh tế, thương mại liên quan ngày 19/04/1991. Thông báo này quy định nhiều hạng mục ưu đãi miễn thuế, giảm thuế có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn dân cư vùng biên như: Các mặt hàng cư dân hai nước cùng nhập khẩu ở chợ biên giới; miễn thuế nhập khẩu, thuế hàng hóa với những sản phẩm dưới 300 NDT (Khoảng 1 triệu VNĐ). Năm 1996, Quốc Vụ viện Trung Quốc ban hành thông báo về vấn đề liên quan đến thương mại biên giới, trong đó đã nới rộng hạn mức miễn, giảm thuế cho những sản phẩm nhập khẩu này lên 1000 NDT (khoảng 3,5 triệu VNĐ). 2.2.2.3. Mở rộng quyền hạn thẩm tra, quản lý cho chính quyền địa phương khu vực biên giới

Kể từ sau khi quan hệ Việt - Trung bình thường hóa năm 1991 cho đến nay, hai nước đã đạt được thỏa thuận mở 8 cặp cửa khẩu biên giới cấp Quốc gia (5 cặp ở Quảng Tây và 3 cặp ở Vân Nam), 9 cặp cửa khẩu cấp tỉnh và hơn 40 chợ biên giới. Ngày 9/6/1992, Quốc Vụ viện đã ban hành và chuyển cho UB kế hoạch Quốc gia Trung Quốc thực thi các quy định liên quan đến những thay đổi trong việc hợp tác Kinh tế đối ngoại – Khoa học kỹ thuật khu vực Tây Nam và Hoa Nam Trung Quốc, trong đó chỉ rõ khu tự trị Quảng Tây và tỉnh Vân Nam được liệt kê vào danh sách ―khu vực trọng điểm phát triển tổng hợp‖. Quyền phê duyệt và quản lý biên giới, quản lý cửa khẩu của các địa phương sở tại cũng được nới lỏng, ví dụ như trao quyền phê duyệt xây xưởng cho các dự án đầu tư có hạn mức từ 1 triệu NDT lên đến 5 triệu NDT, các thành phố duyên hải được xây khu bảo thuế,…

Năm 2002, Cục Kinh tế đối ngoại ra thông báo về các vấn đề liên quan đến tư cách kinh doanh thương mại tiểu ngạch khu vực biên giới, hủy bỏ các điều khoản hạn chế với các doanh nghiệp, cho phép tỉnh (vùng) sở tại quyền tự

thẩm định và cấp phép kinh doanh thương mại tiểu ngạch vùng biên cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh chính sách của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với cộng đồng cư dân khu vực biên giới Việt - Trung từ năm 1986 đến nay (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)