CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.3. Một số khuyến nghị giải pháp
3.3.2. Với hệ thống chính sách của Trung Quốc
Một điều dễ nhận thấy là hệ thống chính sách biên giới của hai nước Việt Nam, Trung Quốc tuy mang nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những chênh lệch nhất định về cả trình độ và tốc độ phát triển. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong những năm gần đây đã có những sự phát triển đáng kinh ngạc, việc nước bạn mở rộng và ưu đãi đầu tư vào khu vực biên giới không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân CĐCD biên giới Trung Quốc mà còn tạo điều kiện để cho CĐCD biên giới của các nước láng giềng cùng phát triển (trong đó có Việt Nam). Đó là cơ hội nhưng cũng là thách thức, đòi hỏi các quốc gia liên quan cần quan tâm, chú ý hơn nữa trong việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau ―cùng thắng, cùng phát triển‖ như phương châm đã đề ra trong các diễn đàn hợp tác cấp nhà nước và cấp khu vực.
Với riêng các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc, nếu không xử lý đúng đắn và nhịp nhàng mối quan hệ giữa các vùng trong bản thân Trung Quốc và giữa Trung Quốc với các nước láng giềng thì sẽ ngày càng khiến cho các vấn đề biên giới trở nên phức tạp, khó khăn sẽ ngày càng nhiều lên. Chẳng hạn như trong quá trình thực thi các chiến lược ―Đại khai phá miền Tây‖, phải xử lý đúng đắn và nhịp nhàng mối quan hệ kinh tế với miền Đông và miền Trung; Không được cho rằng khai phá miền Tây chỉ là việc của Chính phủ Trung ương và miền Tây. Giải pháp phát triển cụ thể hơn có thể khái quát trên các phương diện sau:
(1) Các khu vực kinh tế khá phát triển ở duyên hải miền Đông nên tuân theo ý tưởng chiến lược hai cục diện lớn mà đồng chí Đặng Tiểu Bình đã nêu ra, xuất phát từ tầm cao chiến lược chấn hưng dân tộc Trung Hoa, dồn nhiều sức và đầu tư nhiều tinh lực hơn, huy động, giúp đỡ và ủng hộ miền Tây phát triển thơng qua các hình thức: Nộp nhiều thuế hơn, chuyển nhượng kĩ thuật và viện trợ đối ứng,…
(2) Phải thông qua việc trù tính quy hoạch trọng điểm và phương hướng phát triển của các vùng, thúc đẩy triển khai liên hợp kinh tế và hợp tác kĩ thuật theo hàng ngang giữa các vùng dựa trên quy luật thị trường và quy tắc giá trị.
(3) Cần dựa trên việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế bồi thường lợi ích liên khu thể hiện được nền tảng cùng có lợi để bảo đảm sinh mệnh và sức sống lâu dài cho việc triển khai liên hợp kinh tế và hợp tác kĩ thuật theo hàng ngang giữa các vùng trong điều kiện nền kinh tế thị trường XHCN phát triển. Các cơ quan, ban, ngành có liên quan của nhà nước cần nắm vững việc tổ chức và thực thi cơ chế và chế độ bồi thường lợi ích liên khu một cách nhịp nhàng, khoa học và hợp lý dựa trên quy luật kinh tế và quy luật sinh thái, nhằm hỗ trợ xử lý tốt mối quan hệ lợi ích kinh tế liên khu giữa các vùng lân cận, giữa thượng lưu, trung lưu với hạ lưu và giữa các vùng lân cận các ao, hồ trong q trình khai phát tài ngun, xử lí ơ nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt, các tỉnh thành nằm ở thượng, trung và hạ lưu hai con sơng lớn Hồng Hà và Trường Giang cần phải tính tốn quy hoạch và giám sát việc thực thi chế độ tương ứng thông qua thiết lập một cơ cấu quản lý quy phạm thống nhất và có hiệu quả cao, làm cho các khu vực thượng lưu và trung lưu cũng được hưởng bồi thường về mặt lợi ích kinh tế trong quá trình tăng cường bảo hộ môi trường sinh thái và thực thi chiến lược phát triển bền vững. Đặc biệt, cần nêu rõ, chế độ và cơ chế bồi thường lợi ích liên khu được xây dựng cần phải có lợi cho việc khuyến khích và thúc đẩy liên hợp kinh tế và hợp tác kĩ thuật khu vực được triển khai với chủ thể là doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
(4) Cần đẩy nhanh tiến trình lập pháp kinh tế vùng, làm cho bố cục hợp lý và sự phát triển nhịp nhàng của kinh tế vùng dần dần đi vào quỹ đạo pháp chế hoá. Cần nắm vững việc chế định pháp luật, pháp quy có liên quan, bảo đảm Trung ương và địa phương, chính quyền giữa các địa phương và Chính phủ với doanh nghiệp có thể xử lí tốt mối quan hệ về lợi ích, quan hệ hợp tác và quan hệ hỗ trợ lẫn nhau theo pháp luật. Bảo đảm việc khai phát, tận dụng, xử lý và bảo vệ
hợp lý nguồn tài nguyên của tổ quốc theo pháp luật. Bảo đảm cho miền Tây và khu vực DTTS được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước theo pháp luật. Đồng thời bảo đảm giám sát và thực thi có hiệu quả bố cục tổng thể, sự phân cơng hợp lý, chính sách đồng bộ, mục tiêu và trách nhiệm,… của nhà nước đối với sự phát triển nhịp nhàng của kinh tế vùng.
Chiến lược khai phá miền Tây thành công, sẽ là tiền đề và cơ sở để thực thi tồn bộ các chính sách phát triển biên giới khác của Trung Quốc. Không chỉ tạo ra sự gắn kết mạnh và bền vững hơn nữa giữa miền Tây với Việt Nam, mà từ hiệu ứng lan tỏa, tồn bộ khu vực biên giới phía Nam và Tây Nam Trung Quốc cũng sẽ thu được những hiệu quả tương ứng nếu áp dụng đúng đắn con đường mà ―phía Tây‖ đã đi. Chính phủ Việt Nam khi xây dựng các quy hoạch, chiến lược phát triển của địa phương cũng có sự tham chiếu các quy hoạch phát triển của Trung Quốc để có sự bổ sung, phối hợp, tránh sự cạnh tranh không cần thiết gây lãng phí các nguồn lực.
Tiểu kết chương 3
Trong chương ba, tác giả đã đưa ra những nhận định, đánh giá về tầm ảnh hưởng của hệ thống chính sách của hai nhà nước Việt Nam, Trung Quốc đối với CĐCD khu vực biên giới Việt - Trung, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để hồn thiện hệ thống chính sách của mỗi quốc gia. Trước hết có thể thấy rằng những ảnh hưởng từ các chính sách biên giới tới CĐCD vùng biên là hết sức sâu rộng, có ảnh hưởng tích cực như nâng cao đời sống, thúc đẩy kinh tế,... Những số liệu thu được từ những báo cáo thực hiện, báo cáo tổng kết, kiểm điểm sau khi thực thi những chính sách phát triển KTCK, chính sách xóa đói giảm nghèo,... ở các khu vực này là rất đáng mừng, thể hiện rõ quyết tâm và nỗ lực của chính phủ hai nước trong việc thúc đẩy đời sống KT-VH-XH của nhân dân vùng biên. Bên cạnh đó, chính phủ hai nước cũng phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực và các vấn đề tồn tại sau khi thi hành các chính sách biên giới như mơi trường, hệ sinh thái bị hủy hoại nghiêm trọng; việc gìn giữ bảo tồn
bản sắc văn hóa, về việc bảo vệ và quản lý trật tự trị an vùng biên,... gặp nhiều khó khăn, những chính sách dân tộc, chính sách khai phá miền Tây,... của chính phủ Trung Quốc chưa mang lại kết quả như mong đợi,…
Sau khi đánh giá tác động và ảnh hưởng cả tiêu cực lẫn tích cực của hệ thống chính sách tới CĐCD khu vực biên giới Việt – Trung, trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra những khuyến nghị giải pháp, thơng qua việc phân tích và nghiên cứu cụ thể từ kết quả thực hiện các chính sách biên giới của tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Hà Khẩu (Trung Quốc). Đây là những khuyến nghị mang tính gợi mở, có giá trị tham khảo và sẽ được chúng tôi tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn trong các đề tài sau này.
KẾT LUẬN
(1) Việt Nam có chung 4.510 km đường biên giới với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, trải dài qua 25 tỉnh biên giới. Hiện trên toàn tuyến biên giới đất liền của Việt Nam có 23 cửa khẩu quốc tế, 27 cửa khẩu chính, 65 cửa khẩu phụ và nhiều đường mịn, lối mở; có 28 khu kinh tế cửa khẩu (21/25 tỉnh biên giới) và mạng lưới gần 300 chợ biên giới, chợ cửa khẩu đang phục vụ hoạt động thương mại biên giới, trong đó mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là mối quan hệ lâu đời nhất và không thể tách rời. Khu vực biên giới hai nước có những tương đồng cả về mặt điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý lẫn kết cấu hành chính, dân số, dân tộc,... Đây là những điều kiện thuận lợi cho chính phủ hai nước khi xây dựng và triển khai các chính sách đối với các CĐCD khu vực biên giới.
(2) Nhiều CĐCD ở khu vực biên giới Việt – Trung được xem là các tộc người xuyên quốc gia/ xuyên biên giới. Do nhiều nguyên nhân khách quan và cả chủ quan trong lịch sử và hiện tại mà có nhiều cộng đồng người cùng một dân tộc nhưng lại cư trú ở cả hai quốc gia. Các cộng đồng cư dân này tuy vẫn duy trì tên gọi của tộc người ―tổ tiên‖, vẫn bảo lưu được ngơn ngữ, tín ngưỡng, phong tục tập qn của mình nhưng cũng thích nghi và biến đổi cho phù hợp với địa bàn sinh sống mới, điều kiện kinh tế, xã hội mới. Với CĐCD khu vực biên giới Lào Cai - Hà Khẩu, nơi tập trung khá nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc vẫn có nơi tụ cư của riêng mình nhưng lại sử dụng một ngôn ngữ chung để giao tiếp, trao đổi và tiến hành các hoạt động sản xuất, mua bán,…
(3) Đứng trước tình hình mới, chính phủ hai nước trong những năm gần đây đã ngày càng chú trọng hơn vào công tác xây dựng, hoạch định và triển khai các chính sách vùng biên, đến nay đã thu được nhiều kết quả tích cực. Với Việt Nam, các chính sách phát triển KTCK, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, các chính sách xã hội, văn hóa, như: Chính sách xóa đói giảm nghèo (Các chương
trình 133, 134, 135), các Quyết định của TTCP được triển khai sâu rộng trong nhiều năm qua đã giúp cho đời sống của CĐCD khu vực biên giới Việt – Trung có những thay đổi đáng kể. Về phía Trung Quốc, các chiến lược ―Đại khai phá miền Tây‖, chiến lược ―Hưng biên phú dân‖ cũng như các chính sách dân tộc tự trị cũng đã và đang khiến cho cả Trung Quốc cũng như thế giới phải kinh ngạc vì tốc độ phát triển của CĐCD biên giới trên tất cả mọi lĩnh vực, từ giao thơng vận tải, văn hóa, giáo dục đến kinh tế, khoa học và kỹ thuật.
(4) Do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, CĐCD biên giới Việt – Trung và rộng ra là cả hai chính phủ, hai nhà nước Việt – Trung đang phải đối mặt với nhiều hệ lụy sau một thời gian áp dụng và triển khai các chính sách biên giới, khiến cho q trình hợp tác, trao đổi giữa hai nước đơi khi bị ngưng trệ và ảnh hưởng. Các chính sách chưa hồn thiện và chưa hồn toàn phù hợp với các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng CĐCD dẫn đến đời sống của nhiều CĐCD ở những khu vực này bị ảnh hưởng. E ngại, lo sợ, bất ổn,… là tâm lý chung của phần lớn bộ phận cư dân vùng biên do chưa có một cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền lợi cho cư dân và cho cả các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.
(5) Xuất phát từ những bất cập trên; đi từ việc nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát thực địa các khu vực biên giới Việt – Trung, tập trung chủ yếu vào khu vực cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu; tổng hợp và khái quát tình hình KT - VH - XH nơi đây, bao gồm cả nguồn gốc lịch sử và tình trạng tụ cư của đồng bào các DTTS trong khu vực; trong khả năng kiến thức có hạn, luận văn đã cố gắng đưa ra những khuyến nghị giải pháp điều chỉnh hệ thống chính sách đối với CĐCD vùng biên giới Việt – Trung của cả hai nhà nước/ hai chính phủ Việt Nam, Trung Quốc nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các CĐCD khu vực này có điều kiện phát triển ổn định hơn trong hiện tại và tương lai. Những khuyến nghị giải pháp này không chỉ nhằm mục đích phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chật, tinh thần cho các CĐCD hai bên biên giới mà còn hướng tới việc phát triển, nâng cao
chất lượng các hoạt động văn hóa, xã hội, góp phần bảo tồn và phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống tốt đẹp của cư dân nơi đây.
(6). Một số vấn đề đã được đề cập đến trong luận văn, sẽ được nghiên cứu và giới thiệu sâu rộng hơn trong các cơng trình nghiên cứu sau này, như:
- Tập trung nghiên cứu vào hệ thống chính sách với riêng cộng đồng dân tộc thiểu số ở các vùng biên giới thay vì với toàn bộ khái niệm CĐCD để các kết quả nghiên cứu được khoa học và hợp lý hơn.
- Khi bàn về chính sách và những bất cập, phân tích sâu rộng hơn các yếu tố chính trị và điều kiện thực thi ở từng quốc gia, đồng thời lấy tình hình thực tế ở các cặp cửa khẩu để làm ví dụ minh họa sinh động và thuyết phục hơn.
- Nghiên cứu và phân tích chuyên sâu hơn tất cả các lĩnh vực KT - VH - XH của các CĐCD. Ví dụ, trong lĩnh vực kinh tế, không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, phân tích các chính sách KTCK, chính sách thu hút đầu tư,… mà còn mở rộng nghiên cứu, phân tích các chính sách nơng, lâm, ngư nghiệp, chính sách xuất nhập khẩu,… Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội khơng chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa, xã hội truyền thống mà cần phải quan tâm nghiên cứu, phân tích xu hướng phát triển của văn hóa, xã hội của các CĐCD/dân tộc trong hiện tại và tương lai. Trên cơ sở đó chỉ ra/ định hướng phát triển về văn hóa, xã hội cho các cộng đồng cư dân.
- Nghiên cứu tập trung, chuyên sâu về hệ thống chính sách đối với từng khu vực khác nhau, có quy mơ và cấp độ tương tự nhau để nhìn thấy rõ hơn tồn cảnh hệ thống chính sách của chính phủ hai nước đối với các cộng đồng của cư dân biên giới, theo các cặp cửa khẩu vùng biên đối xứng, tương ứng với nhau. Từ đó có thể đưa ra các khuyến nghị giải pháp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường phù hợp với từng địa phương, từng cộng đồng cư dân cụ thể.
- Không chỉ dừng lại ở các phương pháp nghiên cứu như đã sử dụng trong đề tài này, trong các nghiên cứu sau này, tác giả sẽ kết hợp thêm các phương pháp khác để đạt được những kết quả thực tế hơn như: Phương pháp đánh giá nơng thơn
có người dân tham gia (PRA) trong dân tộc học, trong đó áp dụng các cơng cụ quan sát tham dự, vẽ bản đồ lát cắt cộng đồng cùng tham gia, phỏng vấn sâu cùng tham gia, thảo luận nhóm cùng tham gia và thảo luận cộng đồng cùng tham gia để thu thập ý tư liệu và thống nhất ý kiến với người dân về những vấn đề liên quan... Hoặc áp dụng phương pháp điều tra xã hội học - tộc người, sử dụng một số phương pháp cụ thể để phân tích thống kê và phân tích kinh tế bằng việc sử dụng các bảng hỏi thông qua cách chọn mẫu ngẫu nhiên soạn sẵn...
- Mở rộng hơn nữa phạm vi tham khảo của nguồn tài liệu nghiên cứu, đặc biệt là các tư liệu tham khảo nghiên cứu về xã hội học và dân tộc học của Trung Quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Báo cáo hội nghị lần thứ nhất Ủy ban chỉ đạo hợp tác xuyên biên giới Trung – Việt, cơ quan phát triển LHQ tổ chức tại Côn Minh tháng 6/2008.
2. Bộ tư pháp Việt Nam ban hành (1993), Hiệp định - nghị định về quy chế