Hiệu ứng lan tỏa từ hệ thống chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh chính sách của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với cộng đồng cư dân khu vực biên giới Việt - Trung từ năm 1986 đến nay (Trang 70 - 74)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.3. So sánh hệ thống chính sách đối với CĐCD khu vực biên giới của Việt

2.3.4. Hiệu ứng lan tỏa từ hệ thống chính sách

Một đặc tính tương đồng nữa trong tất cả các chính sách biên giới nói riêng và trong hệ thống chính sách quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc nói chung, là những tác dụng và hiệu ứng lan tỏa mà những chính sách này đem lại. Nói một cách khác, khi một chính sách này được thực thi tốt, mang lại hiệu quả cao thì sẽ khiến cho việc thực thi các chính sách khác cũng nhờ đó mà ―thuận buồm xi gió‖.

Đối với các CĐCD biên giới Việt Nam, kể từ khi áp dụng các chính sách, đời sống của cư dân có sự thay đổi mang tính ―lan tỏa‖, thúc đẩy lẫn nhau, tương hỗ lẫn nhau. Kinh tế phát triển tạo động lực căn bản để đầu tư cho văn hóa, xã hội. Về giáo dục - đào tạo cả chất lượng và số lượng đều tăng, nhiều con em đồng bào các DTTS ở vùng sâu, vùng xa được đi học. Hệ thống trường dân tộc nội trú được hình thành từ tỉnh đến trung tâm cụm xã. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc được quan tâm và coi trọng. Hơn 80% số dân được xem ti vi, 90% được

nghe đài, các báo tạp chí thuộc Chương trình 97519

đã đến tận các xã và các bản làng, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá và mở mang hiểu biết giữa các dân tộc và các vùng miền trong nước và quốc tế. Cơng tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào ngày càng tốt hơn, đội ngũ cán bộ, y bác sỹ ngày càng được tăng cường cho miền núi, nhiều trạm y tế xã đã có bác sỹ; đã kiểm sốt được các dịch bệnh hiểm nghèo. Các chính sách đối với người có cơng với cách mạng và các đối tượng được hưởng chính sách được đảm bảo chu đáo, kịp thời.

Cũng nhờ sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội mà hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với cán bộ người DTTS, chính quyền địa phương đã có chính sách đặc thù trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý; kết hợp tăng cường cán bộ chuyên môn và lực lượng vũ trang bám dân, bám sát địa bàn, hướng dẫn, giúp đỡ dân thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ DTTS ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vai trị già làng, người có uy tín được phát huy. Hàng năm tỉnh và các huyện đều mở các hội nghị biểu dương những già làng, trưởng bản có uy tín, hồn thành tốt nhiệm vụ, khơng để xảy ra "điểm nóng" về an ninh - trật tự, an tồn xã hội; An ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội, an ninh biên giới được giữ vững; Khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng được phát huy và nâng cao.

Đối với CĐCD ở biên giới Trung Quốc, đặc tính ―lan tỏa‖ này càng thể hiện rõ rệt. Những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc xây dựng và triển khai các chính sách là rất đáng ghi nhận. Mặc dù vẫn cịn tình trạng ―cưỡng chế thi hành‖, thậm chí là ―phát triển q nóng‖, dẫn đến những hệ quả khó khắc phục về mơi trường, về việc gìn giữ và phát huy các bản sắc văn hóa cũng như

19 Chương trình 975 là một chương trình phát triển KT – VH - XH cho các vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn của CP Việt Nam. Theo đó, CP cấp miễn phí một số loại báo chí cho các tỉnh, huyện, xã, đồn biên phịng, trường học, nhà văn hóa, hội nơng dân xã, ban chấp hành Đoàn xã, Đoàn trường dân tộc nội trú tại các khu vực này. Hiện tại, có 18 loại báo, tạp chí được cấp theo chương trình 975. (Nguồn.

việc đảm bảo trật tự trị an. Nhưng nhìn chung, đời sống trên tất cả các phương diện của CĐCD biên giới Trung Quốc trong nhiều năm qua có sự thay đổi ―thần tốc‖.

Tiểu kết chương 2

Biên giới Việt - Trung có vị trí, vai trị quan trọng thúc đẩy tiến trình mở cửa đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam và phía Tây Nam Trung Quốc. Trong bối cảnh biên giới Việt - Trung hịa bình, ổn định và phát triển, hai nhà nước đã xây dựng và triển khai một hệ thống chính sách biên giới mang tính đột phá, xuyên suốt và lâu dài. Một mặt, cải thiện đáng kể môi trường đầu tư của các khu KTCK, thúc đẩy thương mại biên giới phát triển, một mặt không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng sống của các CĐCD vùng biên giới cả hai nước.

Trên cơ sở giới thiệu một cách khái quát nhất hệ thống chính sách biên giới của Việt Nam và Trung Quốc, chương hai luận văn đã tiến hành so sánh chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong hệ thống chính sách biên giới của hai nước, trong đó dễ nhận thấy chính sự tương đồng về vị trí địa lý cũng như các điều kiện tự nhiên, điều kiện KT – VH – XH mà Việt Nam và Trung Quốc đã có những tương đồng trong các chính sách dân tộc, trong đặc tính hướng ngoại của chính sách,... Sự tương đồng này thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong việc xây dựng và triển khai các chính sách đối với cư dân biên giới nói riêng và với nhân dân hai nước Việt – Trung nói chung, tạo ra được sự đồng bộ và nhất quán cho hai nước trong cơng tác quản lý và thực thi chính sách.

Mặt khác, sự gắn bó mật thiết này cũng khiến cho bản thân hệ thống chính sách vừa có tính bổ sung, tương hỗ, vừa có tính cạnh tranh lẫn nhau, là vấn đề mà các nhà xây dựng và triển khai chính sách cần đặc biệt chú ý và nỗ lực hơn nữa để giữ được sự cân bằng trong đời sống vùng biên và giữ được tâm lý ổn định cho CĐCD biên giới.

Qua việc không ngừng so sánh, đối chiếu, tổng kết và rút kinh nghiệm, các chính sách đối với vùng biên giới Việt – Trung của hai nước Việt Nam, Trung Quốc đã và đang phát huy hiệu quả tích cực, tạo ra những thay đổi lớn trong đời sống xã hội khu vực biên giới. Chương ba dưới đây sẽ tổng kết một số vấn đề, khó khăn và thách thức đang tồn tại trong hệ thống chính sách biên giới của hai nước, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp mang tính gợi mở đối với các nhà xây dựng và quản lý chính sách.

CHƢƠNG 3:

TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG CƢ

DÂN BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG, MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) So sánh chính sách của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với cộng đồng cư dân khu vực biên giới Việt - Trung từ năm 1986 đến nay (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)