Hoàn cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 (Trang 31 - 36)

7. Bố cục luận văn

1.2.1. Hoàn cảnh lịch sử

10 năm (1954 – 1964) đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, nhân dân ta ở miền Nam có sự thay đổi rõ rệt về cả cách nhìn nhận lẫn hành động đối với kẻ thù. Từ chỗ chúng ta chưa xác định rõ kẻ thù nên có phản ứng chưa mạnh mẽ đến chỗ chúng ta xác định được kẻ thù chính của nhân dân cách mạng miền Nam là đế quốc Mỹ và bọn tay sai để từ đó quần chúng chĩa mũi nhọn đấu tranh và tấn công dồn dập vào Mỹ cùng với bọn tay sai của chúng. Kể từ sau Nghị quyết trung ương 15 (1/1959), phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam bùng lên báo hiệu đồng thời đánh dấu một chặng đường đấu tranh mới ở đây – chặng đường cách mạng miền Nam phát huy thế chủ động tiến công địch, sẵn sàng chống lại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Bằng sức mạnh to lớn của tinh thần đồn kết với ý chí sắt đá, dưới sự lãnh đạo sâu sát của Đảng, trực tiếp dưới sự lãnh đạo của trung ương cục miền Nam Việt Nam nhân dân miền Nam đã lần lượt đánh bại chiến lược chiến tranh đơn phương và chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ, đẩy địch vào thế lúng túng bị động trên chiến trường. Góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Bác, vào sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bình Định cũng lập nhiều thành tích đáng khích lệ. Đến thời điểm Mỹ trực tiếp đưa quân đổ bộ vào miền Nam Việt Nam thì Bình Định đã có một vùng giải phóng khá rộng lớn. Ở đồng bằng ta đã giải phóng và làm chủ 506 thơn trong tổng số 640 thơn tồn tỉnh, chiếm 70,8%, giải phóng hồn tồn 56 xã trong tổng số 86 xã, chiếm 63,9%, giải phóng 564.500 dân chiếm 76,7%. Ta đã làm chủ một vùng rộng lớn liên hồn từ Đơng sang Tây, từ Bắc vào Nam tỉnh nối liền với vùng giải phóng của các tỉnh Gia Lai, Kon Tum ở phía Tây, Quảng Ngãi ở phía Bắc, Phú Yên ở phía Nam. Ở phía Đơng ta làm chủ 130km đường bờ biển kéo dài từ Tam Quan bắc (Hoài Nhơn) đến Phước Hải (Tuy Phước). Ở miền núi, ta giải phóng hồn tồn 3 huyện và 3 quận lỵ bao gồm: An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh. Ở những vùng giải phóng Đảng bộ đã chỉ đạo chia ruộng đất cho nông dân, phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế nhằm đem lại đời sống mới thiết thực cho nhân dân. Theo bản báo cáo trong Nghị quyết hội nghị tỉnh ủy mở rộng tháng 7 năm 1965, trên địa bàn tỉnh đã “chia 16.797 mẫu 2 sào công điền cho 276.417 nhân khẩu. Cấp 552 mẫu 7 sào ruộng vắng chủ cho 2.932 nông dân thiếu ruộng cày. Tiến hành giảm tô được gần 20 tấn lúa…Mở 8 lớp phổ thông cấp II sỹ số 370 học sinh, 308 lớp văn hóa cấp 1 sỹ số 24.454 học sinh và 439 lớp bình dân học vụ với sỹ số 7.944 học viên”. [105; tr4] Một khơng khí mới phấn khởi, tin tưởng vào Đảng vào Bác đang lan tỏa trong các khu giải phóng của Bình Định. Thanh thiếu niên, phụ nữ náo nức tham gia các tổ chức đồn thể. Tính đến tháng 7 năm 1965 có 39.364 hội viên nơng hội, 7.056 hội viên phụ nữ, 3.193 hội viên thanh niên. Số người giác ngộ cách mạng, kiên định đi theo Đảng trên địa bàn tỉnh cũng không ngừng tăng lên. Cuối năm 1960 toàn Đảng bộ có 200 đảng viên, đến cuối năm 1965 tăng lên 5.453 đảng viên. “chỉ trong năm 1965, số đảng viên kết nạp và phục hồi có tới 2.183 đồng chí, bằng 77,7% số đảng viên phát triển trong 4 năm từ 1961 đến 1964. Số xã có chi bộ Đảng ở đồng bằng đạt 20,4% số xã năm 1963, đến 1965 đạt 80,5%. Nếu tính cả 34 chi bộ Đảng ở miền núi thì tồn tỉnh có 108 xã có chi bộ Đảng, chiếm tỉ lệ gần 90%”. [11; tr112]

Trong lúc cuộc kháng chiến ở miền Nam giành được nhiều thắng lợi lớn thì cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng. Miền Bắc đã xác lập được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đang tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Diện mạo miền Bắc như được thay da đổi thịt. Tại Hội nghị chính trị đặc biệt năm 1964 Hồ Chí Minh đánh giá: “miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, con người, xã hội đều đổi mới”.[96; tr666] Với những thành quả to lớn này, miền Bắc đảm đương ngày càng tốt hơn vai trò của hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

Về phía Mỹ, tay sai, sau thất bại liên tiếp ở chiến lược chiến tranh đơn phương và chiến lược chiến tranh đặc biệt, Mỹ - tên sen đầm quốc tế lúc bấy giờ choáng váng, bị động chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh mới – chiến lược chiến tranh cục bộ. Ồ ạt đưa quân đội Mỹ, quân đội các nước đồng minh của Mỹ vào chiến trường miền Nam Việt Nam. Đồng thời gia tăng một cách đột biến số lượng vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam. Đến tháng 7 năm 1965 số quân Mỹ và đồng minh đổ vào miền Nam đã lên tới 72.800 quân. Riêng ở Quân khu V, chúng đưa vào 12/16 tiểu đoàn chiếm 70% số quân Mỹ và đồng minh trong toàn miền Nam. [46; tr276]

Cùng với đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam ở một mức độ mới, có thể nói là cao nhất kể từ khi Mỹ nhảy vào miền Nam cho tới thời điểm này, thì đồng thời Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, và theo những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Mỹ thì ném bom miền Bắc Việt Nam sẽ “là địn bẩy làm cho chính quyền Sài Gòn ổn định, nâng cao tinh thần cho quân đội Việt Nam cộng hòa tiếp tục cuộc chiến tranh”.[55; tr14]

Như vậy tiến hành chiến tranh cục bộ, Mỹ đã tăng thêm một cấp độ mới trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cấp độ chiến tranh càng cao thì tính khốc liệt càng

lớn. Việc Mỹ đưa quân đội Mỹ, quân đội các nước đồng minh vào miền Nam Việt Nam đã chứng tỏ rằng trên thực tế Mỹ đã quốc tế hóa cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam. Lúc này 20 triệu nhân dân ta ở miền Nam không những phải đương đầu trực tiếp với khoảng hơn 40 vạn quân viễn chinh Mỹ, 50 vạn quân lực của Việt Nam cộng hòa mà còn đương đầu với những đội quân thiện chiến từ nhiều nước khác như Hàn Quốc, Philippin, Thái Lan, Tân Tây Lan, Australia…

Ngày 17 tháng 7 năm 1965 tổng thống Mỹ L. Giônxơn phê chuẩn kế hoạch tăng quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam lên 44 tiểu đồn và kế hoạch “tìm và diệt” của tướng Oétmolen . Theo quan niệm của Oétmolen, ““tìm và diệt” là dùng bộ binh tiến cơng, phát hiện cộng sản, tìm cách đưa lực lượng Việt cộng và Bắc Việt ra giao chiến rồi tiêu diệt hoặc buộc địch phải đầu hàng. Trong quá trình này, quân Mỹ phải tìm cho được các căn cứ của Việt cộng, tiêu diệt nó cùng với những hầm cất giấu đồ tiếp tế, vũ khí. Do đó, hủy bỏ được những vùng đất thánh của Việt cộng”.[55; tr22] Kế hoạch của Oétmolen được bộ quốc phòng Mỹ đồng cảm và đánh giá cao. Họ cho rằng bản kế hoạch này được thực hiện sẽ “đưa cuộc chiến tranh đến tận xứ sở của địch, làm cho kẻ địch không thể tự do đi lại ở bất cứ nơi nào trên đất nước…giáng cho địch những đòn thật nặng nề”.[55;tr23]

Ngày 8 tháng 3 năm 1965 tiểu đồn lính thủy đánh bộ Mỹ 2/3 (Tiểu đồn 2 – Trung đồn lính thủy đánh bộ số 3) đặt chân đến Đà Nẵng đã mở đầu cho thời kỳ Mỹ “vượt qua ngưỡng cửa bước vào cuộc chiến tranh trên đất liền ở châu Á”. Đến tháng 7 năm 1965 sau quyết định đưa 44 tiểu đồn lính Mỹ vào miền Nam của tổng thống Giônxơn, quân đội Mỹ ồ ạt đổ vào nước ta.

Bình Định, một trong những tỉnh tiên phong đồng khởi tiêu diệt Mỹ - quân đội Việt Nam cộng hòa những năm 1959 – 1960. Đến giai đoạn 1961 – 1965 khi Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt, tăng cường dồn dân lập ấp chiến lược và mở hàng loạt các cuộc càn quét để tìm diệt, quân dân Bình Định dưới sự lãnh đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh một lần nữa anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu

bẻ gãy từng địn tấn cơng của địch bảo vệ dân, bảo vệ cán bộ chiến sĩ. Đồng thời kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị từng bước phá vỡ hệ thống ấp chiến lược chúng lập nên ở đây.

Là một trong những tỉnh gây ra thiệt hại nặng nề nhất cho Mỹ, quân lực Việt Nam cộng hòa trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Khi chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, với kế hoạch “tìm diệt” tàn bạo, Mỹ quyết định đưa Bình Định vào trọng tâm của kế hoạch này. Ngay từ tháng 4 năm 1965, có 2000 lính Mỹ đổ bộ vào Quy Nhơn. Tháng 5 năm 1965 Lữ đoàn dù 173 – đơn vị cơ động chiến lược của quân đội Mỹ vào đóng tại Bồng Sơn (sau đó vào Biên Hịa). Tháng 9 năm 1965, Sư đồn kỵ binh khơng vận số 1 vào An Khê chiếm đóng dọc đường 19 xuống đến Quy Nhơn. Cuối tháng 7 năm 1965 Sư đoàn Mãnh Hổ của Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) đến lập căn cứ ở Phước Thành (Tuy Phước), chúng rải quân dọc tuyến quốc lộ 1 từ trục đường 19 đến sông La Tinh ở Phù Cát, kết hợp với 2 tiểu đoàn của Sư đoàn Bạch Mã của Nam Triều Tiên từ Phú Yên ra nhằm khống chế các huyện phía Nam của Bình Định (từ huyện Phù Cát trở vào đến đèo Cù Mông).[46; tr277] Đến cuối năm 1965 tổng số quân Mỹ và đồng minh vào đóng tại Bình Định lên tới 25.000 quân. Lực lượng quân hùng hậu này nhanh chóng đóng ở những vị trí then chốt xung quanh thị xã Quy Nhơn như cụm núi xã Phước An, Phước Sơn, núi Xương Cá của Phước Thuận, tháp Bánh Ít .v.v. Quân đội Việt Nam cộng hịa hoạt động thường xun ở Bình Định từ 7 tiểu đồn đến 13 tiểu đoàn chủ lực bao gồm 7 tiểu đoàn của Trung đoàn 40, 41 thuộc Sư đoàn 22; 6 tiểu đoàn dù và biệt động, lực lượng tổng dự bị. Ngồi ra cịn 20 đại đội bảo an và biệt kích, hơn 100 trung đội dân vệ, thanh niên chiến đấu, thanh niên chống du kích. Lực lượng quân đội Việt Nam cộng hịa được chỉ định đóng ở các huyện phía Bắc của Bình Định.

Như vậy lực lượng địch được bố trí liên hoàn trên khắp các địa bàn từ Bắc vào Nam của tỉnh, trực tiếp uy hiếp các vùng giải phóng của ta ở đây.

Nam, Bắc bị đe dọa nghiêm trọng như vậy. Tình huống lúc này hết sức khẩn cấp. Trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân lúc này bắt đầu xuất hiện tư tưởng lừng khừng, do dự: làm thế nào để đánh Mỹ và thắng Mỹ, liệu chúng ta có đánh được Mỹ khơng. Trong bối cảnh đó Đảng ta nhanh chóng triệu tập Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 11 vào tháng 3 năm 1965. Trên cơ sở phân tích một cách kỹ lưỡng đặc điểm kẻ thù, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của địch, Đảng khẳng định, mặc dù đế quốc Mỹ đưa vào mấy chục vạn quân nhưng chúng cũng buộc phải phân tán lực lượng trên khắp các chiến trường và ngày càng lâm vào thế bị động, càng sa lầy và thất bại, so sánh lực lượng trên chiến trường vẫn khơng thay đổi. Từ đó Đảng chủ trương: “tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị và binh vận” nhằm “kiềm chế và thắng địch trong chiến tranh đặc biệt ở mức cao nhất, đồng thời sẵn sàng và quyết thắng trong chiến tranh cục bộ…”. Đến Hội nghị trung ương 12 (12/1965), Ban chấp hành trung ương Đảng lại

nhấn mạnh: “Tuy cuộc chiến tranh càng trở nên gay go, ác liệt nhưng nhân dân ta

có cơ sở chắc chắn để giữ vững và giành thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại mọi âm mưu trước mắt và lâu dài của địch”.

Những chủ trương trên của Ban chấp hành trung ương Đảng là cơ sở cho các cấp ủy Đảng vạch ra đường lối đánh Mỹ phù hợp với tình hình cụ thể địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 (Trang 31 - 36)