Phong trào chiến tranh du kíc hở Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 (Trang 45 - 72)

7. Bố cục luận văn

1.2.3. Phong trào chiến tranh du kíc hở Bình Định

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích, cơng tác chuẩn bị cho hoạt động du kích được triển khai một cách khẩn trương. Lực lượng vũ trang địa phương nhanh chóng được xây dựng, tổ chức và từng bước kiện toàn. Tiểu đoàn 50 chủ lực tỉnh được bổ sung quân số, trang bị vũ khí theo quy định, trở thành tiểu đồn chủ lực mạnh của tỉnh. Ngày 19 tháng 5 năm 1965 Ban chỉ huy Tỉnh đội quyết định rút 3 đại đội trực thuộc tỉnh hợp nhất với đại đội hỏa lực trợ chiến của Quân khu, thành lập Tiểu đoàn 52. Tiểu đồn 52 do đồng

chí Thái Sơn làm Tiểu đồn trưởng, đồng chí Đinh Bá Lộc làm chính trị viên. Đại đội đặc công Đ10 được phiên chế thành 5 trung đội. Ở các huyện đồng bằng, mỗi huyện xây dựng một đại đội tập trung. Ở các huyện miền núi, mỗi huyện xây dựng 2 trung đội. Mỗi xã có 1 trung đội du kích. Từ giữa năm 1965 tất cả các đơn vị đều ổn định tổ chức, biên chế, huấn luyện bổ sung. Các đại đội, tổ, đội chuyên môn gồm công binh, trinh sát, đặc công nước, săn máy bay được kiện toàn. [46; tr279] Lực lượng dân quân du kích Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước được hình thành khá sớm và khơng ngừng tăng lên về mặt số lượng và chất lượng. Từ một lực lượng du kích nhỏ bé đầu tiên là du kích làng Tơlok, Tơlek của huyện Vĩnh Thạnh được thành lập năm 1959, đến năm 1965 tồn tỉnh có 16.347 du kích, tự vệ. Trong đó vùng đồng bằng có 14.269 du kích chiếm 3,3% dân số đồng bằng, miền núi có 2.079 du kích chiếm 11,5% dân số miền núi. Du kích cấp xã có 3.919 người, du kích cấp thơn có 11.709 người, du kích mật có 719 người. Nữ du kích có 3.048 người chiếm 18,7 % tổng du kích. 382 du kích là đảng viên chiếm 2,3% tổng du kích. 483 du kích là đồn viên chiếm 6,0% tổng du kích. [38; 4] Đội du kích thiếu niên bắt đầu được quan tâm xây dựng, thành lập sớm nhất là đội du kích thiếu niên thơn ở huyện Phù Cát gồm có 129 em.

Lực lượng nịng cốt lãnh đạo trong du kích cũng ngày càng được xem trọng. Ở miền núi trung bình 1 đoàn viên lãnh đạo 23 quần chúng. Ở đồng bằng trung bình 1 đồn viên lãnh đạo 28 quần chúng.

Công tác giáo dục đào tạo cán bộ du kích được quan tâm thường xuyên. Năm 1965 tỉnh và huyện đã mở 279 lớp bồi dưỡng đào tạo cho cán bộ xã, thơn và du kích xã thơn (trong đó tỉnh mở 2 lớp, tỉnh phối hợp với huyện mở 13 lớp, huyện mở 35 khóa, các xã trong 10 huyện mở 261 lớp). Thông qua các lớp huấn luyện, cán bộ và du kích thấy được vai trị quan trọng của chiến tranh du kích, được tập huấn các chiến thuật du kích và cách sử dụng vũ khí.v.v.

cơng tác chuẩn bị chiến tranh. Ngay từ đầu cuộc chiến Tỉnh đội đã quán triệt phương châm tiêu diệt địch lấy vũ khí trang bị cho mình, khuyến khích nhân dân, du kích tự vệ tự sáng tạo vũ khí. Bên cạnh đó, cách mạng Bình Định cũng nhận được sự chi viện vũ khí từ miền Bắc qua các con đường 559 trên bộ và 559 trên biển. Để tăng cường sức chiến đấu cho các lực lượng vũ trang ở Bình Định trong cuộc đọ sức trực tiếp với bọn lính Mỹ và đồng minh, cuối năm 1964 chuyến hàng chi viện vũ khí đầu tiên của miền Bắc với hơn 30 tấn vũ khí đã cập bến Lộ Diêu (Hồi Mỹ, Hồi Nhơn). Năm 1965 tính trung bình 6 du kích có 1 khẩu súng.

Về xây dựng thôn xã chiến đấu: chấp hành chỉ thị của Thường vụ Tỉnh ủy và Hội nghị du kích chiến tranh của tỉnh tháng 6 năm 1965, học tập Chỉ thị phát động phong trào du kích chiến tranh tháng 2 năm 1965, phong trào du kích nói chung, cơng tác xây dựng thơn xã chiến đấu nói riêng có chuyển biến hơn trước. Căn cứ vào 6 tiêu chuẩn của 1 xã chiến đấu, nhiều thôn, xã ở các huyện đều chú trọng rào làng chiến đấu, cải biến địa hình, dựng chướng ngại vật, đào giao thơng hào v.v. đảm bảo cho du kích có điều kiện độc lập tác chiến.

Cuối năm 1965 đầu năm 1966 địch triển khai kế hoạch mùa khô 1965 – 1966, thực hiện Nghị quyết số 268/NQ của cuộc họp ban cán sự mở rộng và Nghị quyết Hội nghị tỉnh ủy mở rộng (tháng 5 năm 1966) quân và dân tỉnh Bình Định dốc sức lao vào cuộc chiến tiêu diệt kẻ thù bảo vệ quê hương. Ba cuộc hành quân “tìm diệt” lớn của địch cùng hàng loạt các cuộc hành quân, lùng sục khác của chúng đã gây nhiều thiệt hại lớn cho nhân dân Bình Định. Từ giữa năm 1965 đến giữa năm 1966, địch đã mở 1.412 cuộc càn, hàng ngàn cuộc ném bom, bắn pháo, giết hại 6.148 người, đốt cháy 37.512 nóc nhà, cướp, đốt 3.505 tấn gạo, phá hàng ngàn tấn hoa màu, hàng vạn cây ăn quả, bắt 150.000 người vào các khu dồn dân. [55; tr115] Một số nơi cách mạng đã mất quyền kiểm sốt. Tình hình này ảnh hưởng trực tiếp tới lực lượng du kích và hoạt động của du kích trên địa bàn tỉnh. Cùng với sự thu hẹp vùng giải phóng của ta thì lực lượng du kích cũng thu hẹp lại.

Năm 1966 tồn tỉnh Bình Định cịn khoảng 11.314 du kích, tự vệ. Trong đó lực lượng du kích ở đồng bằng có 9.233 người chiếm 3,44% dân số đồng bằng, lực lượng du kích ở miền núi 2.081 người chiếm 11,5% dân số miền núi. Du kích xã có 3.084 người. Du kích thơn có 7.509 người. Du kích mật có 721 người. Nữ du kích có 2.750 người, chiếm 24,3% tổng du kích. Có 671 du kích là đảng viên, chiếm 5,9% tổng du kích. 1.481 du kích là đồn viên, chiếm 13,1% tổng du kích.

Như vậy, so với năm 1965 thì sang năm 1966 lực lượng du kích giảm, song tỉ lệ du kích trong tổng số dân vùng ta làm chủ thì khơng hề giảm sút. Điều đáng chú ý là năm 1966 lực lượng du kích vùng nơng thơn, lực lượng du kích nữ và chất lượng du kích tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ những chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong xây dựng lực lượng du kích trên địa bàn dần được hiện thực hóa nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của cuộc kháng chiến.

Thắng lợi trong phá kế hoạch mùa khô 1965 - 1966 của địch, sang mùa khơ 1966 - 1967 tồn Đảng, tồn qn, tồn dân Bình Định tiếp tục vùng lên với khí thế mới. Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị tỉnh ủy mở rộng tháng 11 năm 1967, phong trào du kích chiến tranh phát triển khá, trong điều kiện địch đánh phá liên tục và ác liệt, số lượng du kích có giảm nhưng chất lượng tăng. Tuy nhiên sự ngoan cố, tàn bạo của kẻ thù đã gây khơng ít khó khăn, tổn thất cho phong trào đấu tranh của tỉnh. Lực lượng vũ trang ba thứ quân giảm sút nghiêm trọng. Trung đoàn chủ lực chỉ cịn vài trăm đồng chí, có tiểu đồn cịn chưa đầy 100 người. Cán bộ huyện xã và du kích các xã ở đơng An Nhơn, đơng bắc Tuy Phước cịn rất ít, có xã như Phước Quang chỉ cịn 1 du kích. Năm 1967 tồn tỉnh chỉ có 5.788 du kích, giảm hơn một nửa so với năm 1966. Mùa hè năm 1967, Tỉnh ủy và Bộ tư lệnh sư đoàn 3 chủ trương lấy một bộ phận của sư đoàn lập những đơn vị nhỏ cỡ đại đội, luồn xuống khu vực đơng Hồi Nhơn, đơng Phù Mỹ cùng các lực lượng địa phương chống “bình định”, hỗ trợ công tác xây dựng vùng yếu, phát triển mạng lưới hậu cần, tuyển quân tại chỗ, góp phần trực tiếp vào giải quyết những khó khăn trước mắt.

Sau mùa khơ 1966 – 1967 tình hình chuyển biến có lợi cho phía cách mạng ở miền Nam. Tháng 12 năm 1967 Bộ chính trị quyết định mở cuộc tổng cơng kích, tổng khởi nghĩa xuân 1968. Theo sự chỉ đạo của Quân khu, thị xã Quy Nhơn được chọn làm một trong những trọng điểm của Khu 5 trong đợt nổi dậy lần này. Vì vậy, lúc này cơng tác xây dựng lực lượng, xây dựng thôn xã chiến đấu, huy động nhân dân đóng góp nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến đối với tỉnh trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết. Trong công tác hậu cần phục vụ chiến tranh chống Mỹ cứu nước ở Bình Định thì hậu cần tại chỗ ln giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Năm 1968 Tỉnh ủy đã chỉ đạo thu mua được 3.985 tấn lương thực. Ở vùng tranh chấp, hầu hết mỗi gia đình đều dự trữ sẵn 15 – 20 kg gạo, 5-10 kg muối.

Sau Mậu Thân 1968 được sự chỉ đạo của cuộc họp Ban cán sự ngày 7, 8 tháng 6 năm 1968 việc xây dựng, phát triển lực lượng du kích và chiến tranh du kích tiếp tục là một trong những nội dung quan trọng của tỉnh trong giai đoạn hiện tại.

Theo Báo cáo tổng kết tình hình phong trào du kích chiến tranh từ tháng 1 đến 31 tháng 12 năm 1968 của Tỉnh đội Bình Định số 2/BC, tháng 10 năm 1967 Tỉnh đội tổ chức Hội nghị du kích chiến tranh thơng qua kế hoạch cụ thể, giao chỉ tiêu phát triển lực lượng xuống các huyện. Tiếp đó, vào tháng 8 Tỉnh đội tổ chức Hội nghị cán bộ để kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết đồng thời bổ sung phương hướng nhiệm vụ cuối năm, cử cán bộ xuống địa phương nhằm tháo gỡ những khó khăn ở huyện, xã. Nhờ những việc làm cụ thể của Tỉnh đội đã góp phần đưa phong trào chiến tranh du kích trong tỉnh đạt được một số thành tích đáng kể: Năm 1968 tổng số du kích tự vệ đạt 7.319 người, tăng gần 2.000 người so với năm 1967. Trong đó vùng đồng bằng có 2.400 du kích chiếm 3,25% dân số đồng bằng, du kích miền núi có 2.113 người, chiếm 11,7%. Lực lượng du kích mật tăng mạnh trong năm 1968, đây cũng là năm lực lượng du kích mật cao nhất trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở Bình Định, có tới 2.048 người. Ngồi du kích tập trung, du kích bán tập trung, du kích mật, đến 1968 ở Bình Định đã tổ chức được các đội

du kích chun mơn như du kích đặc cơng, du kích cơng binh, du kích chun bắn. Sau năm 1968 Tỉnh đội Bình Định cịn được bổ sung tiểu đồn đặc cơng 405.

Các lớp đào tạo, huấn luyện được mở ra ở hầu khắp các cấp:

Cấp tỉnh mở 5 khóa xã đội và trợ lý dân quân huyện đội 110 ngày, có 125 đồng chí tham dự. 1 khóa bồi dưỡng 5 ngày có 16 đồng chí dự. Ngồi ra tỉnh cịn cử 10 đồng chí xuống các huyện để triển khai Nghị quyết 4, 5.

Cấp huyện, mở 10 khóa 72 ngày để bồi dưỡng cho cán bộ xã đội và trợ lý dân qn huyện đội, có 123 đồng chí tham dự. Mở 4 lớp đặc công 36 ngày cho 66 đồng chí. 3 lớp bộc phá phóng 20 ngày có 29 đồng chí dự. 1 lớp văn thư 1 ngày 1 đêm có 7 đồng chí dự. 1 lớp cứu thương xã có 3 đồng chí dự.

Xã mở 52 lớp huấn luyện khoảng 455 ngày cho 1.980 du kích xã, du kích thơn và du kích mật.

Các lớp huấn luyện này nhằm bồi dưỡng công tác tổ chức, chỉ huy, lãnh đạo cho các cán bộ du kích, nâng cao nghiệp vụ, tư tưởng chiến thuật, cách sử dụng một số vũ khí cải tiến, phương thức tác chiến cho học viên.

Công tác xây dựng thôn, xã chiến đấu cũng được đặc biệt chú trọng: năm 1968 đã xây dựng được 46 xã chiến đấu. Trong đó có 3 xã đạt loại khá được Đại hội chiến sĩ thi đua của tỉnh lần thứ 5 tặng cờ khen là xã Hoài Châu (Hoài Nhơn), xã An Mỹ (An Lão), xã Nhơn Hậu (An Nhơn). 6 xã đạt loại trung bình bao gồm xã Cát Hanh (Phù Cát), xã Mỹ Tho (Phù Mỹ), xã An Thạnh (Hồi Ân), xã Phước Thắng (Tuy Phước), xã Bình Giang (Bình Khê) và xã Kongkring (Vĩnh Thạnh). 37 xã đang trong quá trình xây dựng. [123; tr14] Một số xã ở Hoài Nhơn và Phù Mỹ đã xây dựng được cơng sự bí mật, thường xun ni dấu và bảo vệ hàng trăm cán bộ, thương binh.

Như vậy các chủ trương của Tỉnh ủy và Tỉnh đội Bình Định về chỉ đạo, lãnh đạo chiến tranh du kích giai đoạn 1965 – 1968 từng bước được hiện thực hóa là điều kiện tiên quyết đưa phong trào du kích chiến tranh ở Bình Định giành được những thắng lợi quan trọng trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Từ mùa thu năm 1965 khi địch đang gấp rút thực hiện kế hoạch mùa khô 1965 - 1966, theo tinh thần nghị quyết số 268/NQ của cuộc họp ban cán sự mở rộng “quán triệt tư tưởng tiêu diệt, nắm vững phương châm đánh địch ngồi cơng

sự là chính”.[102; tr5] Trên cơ sở các lực lượng vũ trang được kiện toàn, thực hiện

chủ trương của Hội nghị du kích chiến tranh tồn Khu 5 về “tổ chức vành đai diệt Mỹ ở những vùng Mỹ bắt đầu chiếm đóng”, Tỉnh ủy và Ban chỉ huy Tỉnh đội nhanh chóng tổ chức kế hoạch bố trí qn liên hồn hịng hỗ trợ nhau trong tiêu diệt lực lượng địch:

Hướng thứ nhất, Tiểu đoàn 50, 1 đại đội đặc công phối hợp với bộ đội huyện Tuy Phước và du kích các địa phương hoạt động ở vùng đông Tuy Phước, nam Phù Cát, cơ động đánh địch ven Quy Nhơn.

Hướng thứ hai, Tiểu đồn 52 cùng với bộ đội huyện và du kích địa phương hoạt động từ tây An Nhơn đến bắc Bình Khê và bắc Phù Cát.

Trên cả hai hướng đánh này lực lượng vũ trang tỉnh, huyện đều cần có sự phối hợp đấu tranh của du kích địa phương.

Phản kích lại kế hoạch chuẩn bị mùa khô 1965 - 1966 của địch, hàng loạt những trận đánh của các lực lượng vũ trang chính quy liên tục diễn ra nhằm tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, bảo vệ vùng giải phóng, đập tan mưu đồ “phá chiến tranh du kích” của kẻ thù. Ngày 2 tháng 7 năm 1965 địch dùng 1 tiểu đồn lính bảo an và 1 trung đội dân vệ càn vào Hòa Phong, Tân Kiều (Nhơn Mỹ, An Nhơn) bị du kích và bộ đội địa phương chặn đánh, diệt 50 tên, thu được 50 súng. Tiếp đó, ngày 5 tháng 8 năm 1965 du kích xã Nhơn Mỹ phục kích một đại đội lính bảo an tại thơn Đại Bình, diệt được 45 tên, thu 37 súng các loại. Cùng ngày, tại Nhơn Phong (An Nhơn), du kích địa phương phối hợp với Tiểu đồn 50 diệt gọn 1 đại đội lính bảo an, 1 trung đội dân vệ, đánh sập trụ sở xã Nhơn Phong. 100 tên lính Nam Triều Tiên bị du kích ấp Kiên Mỹ phối hợp với Tiểu đồn 52 loại khỏi vịng chiến vào ngày 10 tháng 8 năm 1965.

Sau chiến thắng có ý nghĩa chiến lược của Sư đồn 3 có sự phối hợp của quân dân Bình Định tại Thuận Ninh và khu vực suối La Tinh, từ ngày 10 tháng 10 năm 1965 các lực lượng vũ trang trong tỉnh vùng lên tấn công địch theo hiệu lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Trên khắp các địa bàn tỉnh, lực lượng du kích địa phương liên tục phối hợp với bộ đội tỉnh, huyện tổ chức phục kích, tập kích tiêu diệt địch. Mở màn là sự phối hợp giữa du kích địa phương với Tiểu đồn 50 tấn cơng tiêu diệt địch ở thị trấn Đập Đá ngày 6 tháng 11 năm 1965, diệt được 1 đại đội lính bảo an. 1 đại đội lính Nam Triều Tiên bị Tiểu đồn 52 tập kích tiêu diệt tại Tân Giảng (Phước Hòa, Tuy Phước) ngày 22 tháng 11. Ngày 3 tháng 12 năm 1965 du kích xã Bình Thành (Bình Khê) phục kích diệt hàng chục tên lính Nam Triều Tiên. Trong tháng 12 năm 1965 du kích và bộ đội địa phương toàn tỉnh liên tục tổ chức phục kích, tập kích diệt hàng trăm tên lính Mỹ, Ngụy, Nam Triều Tiên. Một tiểu đội du kích Hồi Ân diệt gọn một trung đội dân vệ. Du kích Bình Khê tổ chức đánh địch trên đường 19. Du kích Hồi Nhơn, Tuy Phước tổ chức chống càn.v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bình Định lãnh đạo phong trào chiến tranh du kích từ năm 1965 đến năm 1975 (Trang 45 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)