Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các doanh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam (Trang 35 - 40)

6. Bố cục của luận án

1.1.3. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính các doanh

doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam

Trong thời gian qua nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế các nước trên thế giới và khu vực, trong đó DN lựa chọn nguồn vốn nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và tăng năng lực cạnh canh, do đó các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm đến CTTC của các DN. Ở phạm vi ngành xây dựng đến thời điểm hiện tại trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC liên quan đến DN xây dựng, nhưng các nghiên cứu theo hướng này ở Việt Nam còn khiêm tốn.

Có thể khái quát các nghiên cứu theo thời gian như sau:

Nhóm tác giảLê Phương Dung, Lê Thị Thùy Trang (2013) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CTTC các DN VLXD ở Việt Nam. Tác giả xem xét chọn mẫu từ số liệu của 50 công ty vật liệu xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt nam từquý 2 năm 2007 đến quý 2 năm 2012 [11]. Kết quả cho thấy tỷ suất nợ trung bình của các DN vật liệu xây dựng là 59%, nợ ngắn hạn chiếm 80% trong tổng số nợ, nợ dài hạn chiếm tỷ suất rất thấp. Các nhân tốcó tương quan thuận với CTTC của các DN vật liệu xây dựng bao gồm: Tỷ suất nợ năm trước, quy mơ DN và tốc độ tăng trưởng có tương quan thuận với CTTC, nhưng nhân tố khả năng lợi nhuận và tính thanh khoản có tương quan nghịch với CTTC. Các mối tương quan này được giải thích bởi lý thuyết trật tự phân hạng.

Lê Thị MỹPhương (2014) nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến CTTC của các công ty xây dựng niêm yết trên sàn chứng khốn Hà Nội [14]. Tác giả chọn mẫu thơng qua sử dụng dữ liệu của 40 công ty xây dựng niêm yết giai đoạn 2009-2011. Kết quả cho thấy tỷ suất nợ trung bình của các cơng ty xây dựng là 67%, các nhân tố ảnh hưởng đáng kểđến CTTC gồm: Các nhân tố quy mô DN và tỷ suất vốn Nhà nước có quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ, cịn nhân tố tính thanh khoản và rủi ro kinh doanh có quan hệngược chiều với tỷ suất nợ.

Chu Bá Quý (2013) nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến CTTC các công ty xây dựng niêm yết ở Việt Nam [93]. Tác giả chọn mẫu 32 công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2012. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp là mơ hình hồi quy ảnh hưởng cốđịnh (FEM). Kết quả chỉ ra rằng quy mô, cơ cấu tài sản quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ. Cơ hội tăng trưởng, tấm chắn thuế phi nợ quan hệ nghịch với tỷ suất suất nợ. Kết quả cũng cho thấy tỷ suất nợ trung bình của các Cơng ty xây dựng yết giá ở Việt Nam là 68%.

Bùi Ngọc Mai (2013) khảo sát 54 Công ty VLXD niêm yết giai đoạn 2009- 2012 trên thị trường chứng khoán Việt Nam [74]. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với kiểm định lựa chọn mơ hình phù hợp là mơ hình hồi

quy ảnh hưởng cố định (REM). Kết quả chỉ ra rằng khả năng sinh lợi có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn. Quy mô tương quan thuận chiều với tỷ suất nợ trên VCSH, nhưng tương quan nghịch với tỷ suất nợ và tỷ suất nợ dài hạn. Cơ cấu tài sản tương quan nghịch với tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn. Tấm chắn thuế phi nợtương quan nghịch với tỷ suất nợ dài hạn và tỷ suất nợ ngắn hạn. Kết quả tìm thấy tỷ suất nợ trung bình của các công ty VLXD niêm yết ở Việt Nam là 55%.

Nhóm tác giả Trịnh Thị Trinh, Lê Phương Dung và Nguyễn Quang Minh Nhi (2014) nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến CTTC mục tiêu của các công ty VLXD niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam [17]. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 51 công ty VLXD giai đoạn quý 2 năm 2007 đến quý 1 năm 2014. Kết quả cho thấy chính sách vay nợ của các DN VLXD ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: Cơ cấu tài sản, khả năng sinh lời và tỷ suất nợ kỳtrước. Khi đòn bẩy nợ (Tỷ suất nợ) lớn hơn mức mục tiêu thì cơng ty VLXD có xu hướng điều chỉnh giảm với tỷ suất nợ ở mức 34,7% và ngược lại DN điều chỉnh ở mức 60%.

Bùi Đức Nhã và cộng sự (2016) xem xét tác động của các đặc điểm DN và ngành đối với CTTC trên mẫu gồm 2.946 quan sát giai đoạn 2007-2013, trong có có nhóm DNXD. Nhóm tác giả sử dụng hồi quy bảng ảnh hưởng cốđịnh (FEM) [86]. Đối với các DNXD, kết quả tìm thấy bằng chứng CTTC chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các nhân tốnhư: Cơ cấu tài sản cố định, quy mô công ty, khảnăng sinh lời, cơ hội tăng trưởng. Ngoài ra, kết quả chỉ ra rằng các hoạt động trong các ngành khác nhau có CTTC khơng giống nhau. Tỷ suất nợ trung bình chung/nợ ngắn hạn/nợ dài hạn lần lượt là: 51%; 41% và 11%.

Nguyễn Thị Tuyết Lan (2019), phân tích CTTC mục tiêu của 109 DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2005-2017. Tác giả sử dụng mơ hình ảnh hưởng cốđịnh (FEM) xác định các nhân tốảnh hưởng đến CTTC [10]. Kết quả cho thấy tỷ suất nợ trung bình/tổng tài sản của các DNXD niêm yết giai đoạn này là 66% và chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: Quy mô DN, cơ cấu tài sản cốđịnh, tấm chắn thuế phi nợ và khả năng sinh lời. Ưu điểm của nghiên cứu này là xác định được CTV mục tiêu

của các DNXD niêm yết để nhà quản lý các DNXD niêm yết tham khảo. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là chỉ khảo sát các DNXD niêm yết và các nhân tố nội tại bên trong của DN chưa xem xét các nhân tố bên ngồi, bởi vì việc xác định CTTC mục tiêu sẽ liên quan rất nhiều đến các nhân tố vĩ mô và các quyết định lựa chọn riêng của từng DN. Do đó sẽ khơng có CTTC tối ưu chung cho các DNXD.

Nguyễn Minh Nguyên và Trần Trung Kiên (2020) dựa trên mẫu gồm 54 công ty xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 2012-2019, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CTTC (nợ/VCSH). Tác giả sử dụng mơ hình hồi quy ảnh hưởng cố định (FEM) để phân tích [85]. Kết quả cho thấy tỷ suất nợ/VCSH ở các DNXD niêm yết trên TTCK Hà Nội rất cao (262%), điều đó cho thấy các DNXD niêm yết chủ yếu sử dụng nguồn vốn từ nợ để tài trợ, rất ít sử dụng nguồn vốn từ thị trường chứng khốn như phát hành cổ phiếu. Ngồi ra kết quảcũng chỉ ra các nhân tố cơ hội tăng trưởng và quy mô DN ảnh hưởng thuận chiều đáng kể đến CTTC, ngược lại với khả năng sinh lời. Khơng tìm thấy mối quan hệ giữa nhân tố tính thanh khoản, lãi suất vay bình quân và cơ cấu tài sản cốđịnh với CTTC.

Từ các nghiên cứu ở Việt Nam như trên, có thể tóm tắt kết quả chính của các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến CTTC các DNXD ở Việt Nam qua Bảng 1.3:

Tác giả

Lê Phương Dung

và Nguyễn Thị Thùy Trang (2013)

Chu Ba Quy (2013)

Bui Ngoc Mai (2013) Lê Th M Phương (2014) Trnh Th Trinh và cng s (2014) Bùi Đức Nhã và cng s (2016) Nguyn Th Tuyết Lan (2020) Nguyn Minh Nguyên và Trần Trung Kiên (2020)

Quốc gia Việt Nam Việt Nam Việt Nam Việt Nam Việt Nam Việt Nam Việt Nam Việt Nam Đối tượng DN VLXD niêm

yết DNXD niêm yết DN VLXD niêm yết DNXD niêm yết DN VLXD niêm yết DN XD và VL niêm yết DNXD niêm yết DNXD niêm yết Cỡ mẫu 50 DN 32 DN 54 DN 40 DN 51 DN 103 DN 109 DN 54 DN

Phương pháp thống kê FEM FEM FEM POLS GMM FEM REM FEM Giai đoạn Q2/2007-Q2/2012 2008-2012 2009-2012 2009-2011 Q2/2007-Q1/2014 2007-2013 2005-2017 2012-2019 Đo lường cấu trúc tài chính Tỷ suất nợ/nợ ngắn

hạn/nợ dài hạn Tỷ suất nợ

Tỷ suất nợ/nợ ngắn

hạn/nợ dài hạn Tỷ suất nợ Tỷ suất nợ

Tỷ suất nợ/nợ ngắn

hạn/nợ dài hạn Tỷ suất nợ Nợ/VCSH Tỷ suất nợ/nợ ngắn hạn /nợ

dài hạn trung bình 58%/44,5%/13,3% 68% 55%/42%/14% 61% 60% 51%/41%/11% 66% 262% Ảnh hưởng của các nhân tố đến CTTC

1.Tỷ suất nợ năm trước +/+/+ n.a n.a n.a - n.a n.a n.a

2.Quy mô DN +/+/insig + -/-/insig + n.a +/insig/+ + +

3.Cơ hội tăng trưởng +/insig/+ - insig/insig/insig insig n.a +/+/+ insig + 4.Cơ cấu tài sản insig/-/+ + -/-/- insig + +/-/+ - insig

5.Tấm chắn thuế phi nợ n.a - -/-/- n.a n.a n.a - n.a

6.Khả năng sinh lời -/-/- - +/+/+ insig - -/-/insig - -

7.Rủi ro kinh doanh n.a n.a n.a - n.a n.a insig n.a

8.Tính thanh khoản -/-/+ n.a n.a - n.a insig - n.a

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Ghi chú: (+): biến quan h thun chiu vi CTTC; (-): biến quan h nghch chiu vi CTTC; (insig): biến khơng có ý nghĩa thống kê vi CTTC; n.a: biến không xem xét trong nghiên cu.

Qua xem xét các nghiên cứu ở Việt Nam, có thể nhận thấy một sốđiểm sau: - Th nht: V mức độ n

Kết quả các nghiên cứu cho thấy tỷ suất nợ trung bình các DN xây dựng ở Việt Nam cao hơn các nước phát triển (dao động từ 55%-68%), các DN thuộc nhóm DN VLXD ở Việt Nam cũng có tỷ suất nợtrung bình cao hơn các nước phát triển và các nước đang phát triển khác thuộc khu vực Đông Nam Á (dao động từ 41%-55%).

- Thhai: Đo lường và phương pháp nghiên cứu

Hầu hết các nghiên cứu đo lường các biến theo theo giá trị sổ sách. Nợ phải trả nói chung và nợ ngắn hạn nói riêng là chỉ tiêu cơ bản để tính tốn tỷ suất nợ, nên có thể nói CTTC là trọng tâm của các nghiên cứu trong nước. Một số nghiên cứu có bổ sung thêm tỷ suất nợ dài hạn như để kiểm chứng các lý thuyết gốc về CTTC.

Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng trong tất cả các nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thời gian. Tuy nhiên, thời gian thực hiện các nghiên cứu là sau năm 2008, đây là khoản thời gian ngành xây dựng Việt Nam chịu tác động khủng hoảng tài chính thế giới nhưng chưa xem xét. Vấn đề này đặt ra câu hỏi liệu khủng hoảng tài chính đã tác động như thếnào đến chính sách tài trợ ở các DNXD?

- Th ba: V nhân tảnh hưởng

Bảng 1.3 cho thấy chiều hướng tác động các nhân tố giữa các nghiên cứu ở Việt Nam chưa có sự nhất quán. Các nhân tố trong các nghiên cứu chủ yếu thuộc về bên trong DN, thiếu vắng các nhân tốvĩ mô.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)