Thuật ngữ “Hồi giáo”

Một phần của tài liệu XoaTanCacNgoVucVeIslam (Trang 173 - 175)

Tên gọi tôn giáo của người Muslim từ nguyên gốc bằng chữ A Rạp, chữ của Thiên kinh Qur’An là ISLAM, ý nghĩa đã được phân tích rõ ở câu hỏi 1 của tập sách. Tuy nhiên, trong dân gian người Việt nói chung, bà con từ lâu đời đã quen thuộc với thuật ngữ “Hồi giáo”, và chính bản thân người viết, khi bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu về tơn giáo của mình qua loạt bài viết được đăng tãi trên tạp chí Bách khoa vào năm 1963 tại Saigon, vẫn vơ tình và tự nhiên dùng thuật ngữ “Hồi giáo” mà khơng

164

thắc mắc gì cả. Mãi đến khi tham dự Hội nghị Islam các nước Đông Nam Á và Viễn Đông do Chánh phủ Malaysia tổ chức lần đầu tiên tại Kuala Lumpur vào tháng 1 năm 1964 T.L., tơi mới có dịp tiếp xúc và nêu câu hỏi trong các buổi họp; cố Haji Ibrahim Mã, một nhân vật gốc Hoa của tổ chức PERKIMS đã cung ứng cho tôi thông tin mà tôi đang cần. Tôi mới được xác định rõ ràng thuật ngữ “Hồi giáo” phát xuất từ cách gọi tộc người Hồi ở bên Trung quốc không thuộc Hán tộc và có một nền văn hóa ảnh hưởng sâu đậm tơn giáo Islam được lan truyền trong lịch sử từ vùng Ba Tư sang. Tuy nhiên, khác với các nhóm sắc tộc Uyghur, Tajik hoac Dong Xiang gốc Thổ, Mông Cổ hoặc Ba Tư cịn lưu truyền tiếng nói gốc nguồn của họ, nhóm nguời Hồi cho đến nay đa số nói tiếng Hoa, bao gồm nguời Utsul ở vùng Nam Hải Nam, nổi tiếng gọi là Tsat liên hệ đến thiểu số nguời Chăm Muslim tai Việt Nam nguyên đã dời cư sang Hải nam trong lịch sử. Tên tộc người “Hồi” được lưu truyền trong dân gian, theo thời gian, được hịa nhập với tơn giáo riêng biệt và thể hiện trong nề nếp sanh sống của tộc người này. Từ đó, mới làm nảy sanh thuật ngữ “Hồi giáo” được du nhập sang Việt Nam, được ghi trong từ điển được xuất bản thời thuộc Pháp, để chỉ định tôn giáo Islam của các cộng đồng Muslim bao gồm người Chăm là người sắc tộc thiểu số hậu duệ của Vương quốc Champa ngày xưa và một số người gốc Ấn, A Rạp, Afghan, Mã lai, Nam dương, được thực dân Pháp đưa vào Đông Dương.

165

Rồi chính Islam là quốc giáo của Pakistan còn gọi là Hồi quốc, là nước được thành lập, tách ra từ nước Ấn sau đệ nhị thế chiến, nhiều người cho đến nay thỉnh thoảng vẫn còn nghe thắc mắc, “Hồi giáo có phải là tơn giáo riêng của Pakistan hay không?”. Câu trả lời dĩ nhiên là “không phải”, và thuật ngữ “Hồi giáo” đã trở thành quá quen thuộc và đang được hầu hết bà con nói tiếng Việt khắp nơi, kể cả trên truyền thơng báo chí, dùng hằng ngày. Từ “Hồi giáo” nghiêm túc lần hồi chuyển sang “đạo Hồi”, đạo “Hồi Hồi”, trên thực tế chẳng những không phản ánh đúng ý nghĩa tôn giáo của người Muslim trong cuộc mà còn dễ gây mặc cảm và hiểu biết sai lạc trong một số tình huống. Giới trí thức Muslim nói tiếng Việt, có trình độ học vấn một lúc gần đây biểu tỏ ý nguyện muốn bà con nói tiếng Việt thống nhứt dùng thuật ngữ “ISLAM” thay vì “Hồi giáo” (được cho thấy rõ hồn tồn khơng thích hợp); hầu hết các ngôn ngữ phương Tây chẳng hạn như Pháp, Anh, Tây Ban nha, Đức, v.v...đã du nhập thuật ngữ nguyên gốc A Rạp ISLAM.

Một phần của tài liệu XoaTanCacNgoVucVeIslam (Trang 173 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)