Nhu cầu của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng và phát triển của giống dưa lê hàn quốc trong vụ xuân 2018 tại thái nguyên (Trang 29)

2.2.1 .Tình hình sản xuất dưa trong và ngoài nước

2.2.5. Nhu cầu của người tiêu dùng

Hiện nay nhu cầu sử dụng rau quả sạch và dinh dưỡng ngày càng cao. Trong khi Dưa hấu Việt đang cịn ế ẩm thì Dưa lê Hàn Quốc lại được bán rất chạy với giá giao động từ 200.000 – 250.000 đồng/kg. Trong những năm gần đây Dưa lê Hàn Quốc đã được trồng và nhân giống tại nhiều vùng ở Miền Bắc nước ta. Nhưng do là giống nhập nội nên sinh trưởng chưa ổn định nên năng suất chưa được cao. Vì vậy để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất cần đưa ra biện pháp cụ thể trong kĩ thuật canh tác. Mật độ khoảng cách trồng là một trong những biện pháp thích hợp giúp tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp và tận dụng tối đa điều kiện dinh dưỡng của đất.

2.2.6. Sự thích nghi của cây dưa lê trong điều kiện mơi trường

Bộ rễ cây dưa lê phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng mặt 30 đến 40 cm. Sự biến dị về tính trạng giới tính ở dưa leo rất rộng, đó là đặc tính thích nghi mạnh của cây trong điều kiện mơi trường. Nói chung, điều kiện ngày dài, nhiệt độ cao và các điều kiện bất lợi khác làm cho cây cho nhiều hoa đực. Ngoài ra, tỉa nhánh, sử dụng kích thích sinh trưởng và chế độ phân bón có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi giới tính của cây.

21

Dưa lê thuộc nhóm ưa nhiệt, nhiệt độ ngày thích hợp cho dưa tăng trưởng là 30oC. và nhiệt độ ban đêm 18 - 21ºC. Dưa có phản ứng với độ dài ngày khác nhau tùy theo giống, thơng thường ngày ngắn kích thích cây ra lá và trái, vì vậy điều kiện thời tiết vùng đồng bằng cho phép dưa lê ra hoa trái quanh năm.

Yêu cầu về độ ẩm đất của dưa lê rất lớn. Dưa chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém. Tuy nhiên ẩm độ khơng khí cao lại giúp cho bệnh phấn trắng phát triển mạnh.

2.2.7. Dinh dưỡng trong đất

- Đạm trong đất

Hàm lượng đạm trong tổng số đất Việt Nam biến động 0,042%N (đất bạc màu) đến 0,62%N (đất lầy thụt) thường dao động từ 0,1-0,2%N. Hàm lượng đạm trong đất phụ thuộc vào điều kiện hình thành đất: Đất bị rửa trôi, tầng lớp canh tác mỏng, lượng phân hữu cơ thấp chỉ có ít N. Đất chưa khai thác hoặc đất bồi tụ thường giàu đạm. Đạm có trong đất ở 3 dạng khác nhau về số lượng cũng như khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây: Nitơ hữu cơ hoặc khoáng sét giữ chặt và đạm vơ cơ hịa tan trong dung dịch đất. Đạm hữu cơ là dạng đạm lớn nhất của đất chiếm 94-95% hàm lượng đạm tổng số có trong đất. Dạng đạm này thường có nhiều ở tầng lớp đất mặt, nhưng cây chưa sử dụng ngay được mà phải qua q trình khống hóa thành đạm vơ cơ thì cây mới sử dụng được. Đạm hữu cơ được khống hóa với tốc độ từ 1-3% /năm do phụ thuộc vào hoạt động của vi sinh vật đất và điều kiện sinh thái khác nên lượng đạm được khống hóa từ đạm hữu cơ.

Đạm amon (NH4+ ) bị một số khống sét có khả năng giữ các amon giữa các tinh thể khoáng từ 3-5%N đạm tổng số. Dạng đạm này được giải phóng cho cây sử dụng. Đạm khống dạng amơn và nitrat hào tan trong dung dịch đất, là lượng đạm cây sử dụng được dễ dàng nhất, nhưng chúng thường có trong đất rất ít, chỉ chiếm 1-2%N đạm tổng số, trừ những

22

trường hợp mà người ta bón quá nhiều đạm hóa học (Viện Thổ Nhưỡng Nơng Hóa, 1999) [2].

- Lân trong đất

Hàm lượng lân trong đất Việt Nam biến động từ 0,03-0,12%. Hàm lượng lân trong đất phụ thuộc và tính chất đá mẹ, thành phần cơ giới và hàm lượng chất hữu cơ. Đất giàu chất hữu cơ thì hàm lượng lân cao. Đất có thành phần cơ giới nặng thì hàm lượng lân cao hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ (giữa lân và sét có tương quan thuận). Đất hình thành trên đá mẹ giàu lân hàm lượng lân cao. Lớp đất mặt có hàm lượng cao hơn lớp đất dưới. Trong đất lân tồn tại 2 dạng: Lân hữu cơ và lân vô cơ. Lân hữu cơ nằm chủ yếu trong thành phần mùn (trong các hợp chất lân hữu cơ phytat, axit nucleic, glyxerophotphat), có thể chiếm 20-80% lân tổng số, ở tầng đất mặt lân thường chiếm 50%. Đây là dạng lân mà cây trồng chưa sử dụng ngay được, cần phải thơng qua q trình khống hóa giải phóng ra axit photphoric và muốn để hịa tan nó thì cây trồng mới hấp thu được. Lân vơ cơ có trong đất nằm dưới dạng muối photphat, nhưng chủ yếu là muối không tan như: Ca3(PO4)2, Mg3(PO4)2 ở đất trung tính và kiềm; AlPO4, FePO4 ở đất chua hay Na3PO4 ở đất mặn.

- Kali trong đất

Hàm lượng kali trong đất Việt Nam biến động trong khoảng 0,5-3%. Hàm lượng Kali trong đất Việt Nam cao hơn nhiều so với các yếu tố dinh dưỡng đa lượng khác và phụ thuộc vào: Thành phần đá mẹ, thành phần cơ giới đất và điều kiện hình thành. Đất hình thành từ đá mẹ giàu kali (fenpat, mica trắng, đen) thường có nhiều kali hơn; đất bị phân hóa, rửa trơi mạnh (đất bạc màu thường nghèo kali); đất có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng kali cao hơn đất có thành phần cơ giới nhẹ; đất càng chua càng thiếu kali vì mức độ bão hịa bazơ giảm. Trong đất kali nằm ở 3 dạng, tuy đều là dạng khống nhưng lạ có khả năng dễ tiêu với cây khác nhau nhiều. Dạng kali có nhiều

23

nhất là kali trong thành phần các khoáng vật như fenpat, muscovit, sinvinit…chiếm 98-99% kali tổng số. Nhưng khả năng cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu cho cây của các khoáng vật rất hạn chế, trừ một số khống vật có khả năng hịa tan trong CO2, có thể nghiền trực tiếp làm phân bón cho cây. Hai dạng kali khác là K trao đổi hấp thu trên bề mặt keo đất chiếm 0,8-1,5% K2O tổng số trong đất và kali hòa tan trong dung dịch đất chỉ chiếm 10% lượng kali trao đổi đều là các dạng cây trồng có thể sử dụng thuận lợi. Kali dễ tiêu của đất (kali trao đổi và kali của dung dịch đất) được tính theo đơn vị như mg/100 g đất.

- Canxi trong đất

Ở nước ta trừ những đất phát triển trong đá vôi, các loại đất khác đều có hàm lượng CaO dao động từ 0,04-0,82%. Các loại đất chua thường có hàm lượng CaO cao. Khả năng rửa trôi Ca tùy thuộc vào lượng mưa, thành phần cơ giới và lượng oxy trong đất.

- Những nguyên tố vi lượng trong đất

Trong đất các nguyên tố vi lượng thƣờng bị thiếu bị phong tỏa trong đất do bón q nhiều vơi làm pH đất tăng đột ngột, bị tạo thành muối không tan hoặc đối kháng do bón quá nhiều một nguyên tố đa lượng khác ( thiếu Fe, Zn do bón quá nhiều lân, thiếu Bo do bón quá nhiều Kali…) bị tạo thành phân hữu cơ khiến cây không hút được (Cu ở than bùn, Mn bị bao vây khi bón quá nhiều phân hữu cơ. Và có nhiều nguyên tố vi lượng khác ở trong đất có thể cung cấp cho cây trồng (Viện Thổ Nhưỡng Nơng Hóa, 1999) [2]

2.2.8. Kĩ thuật trồng dưa lê Hàn Quốc.

Theo quy trình của Viện nghiên cứu Rau quả Hà Nội. * Thời vụ gieotrồng: vụ Xuân

 Quy trình kĩ thuật:

- Làm đất Chọn ruộng: Chọn chân ruộng cao, đất giàu dinh dƣỡng và có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt. Đất được cày bừa kỹ, làm

24

đất nhỏ, sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,5 m, luống cao 25 - 30cm, rãnh rộng 30 - 40cm.

- Gieo hạt: Hạt sau khi đã ngâm và ủ hạt cho nứt nanh đem gieo vào bầu. Khối lượng 1000 hạt là 20-21g. Lượng hạt giống cần gieo từ 250- 300g/ha.

- Quy trình ngâm ủ hạt giống: Ngâm hạt trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) từ 2-3 giờ. Sau khi ngâm vớt hạt giống ra rửa sạch hết chất nhớt và cho vào khăn bông ẩm để ủ hạt (không dùng nilon), gấp khăn lại và cho vào túi nilon hoặc hộp nhựa đậy nắp lại. Sau 24 giờ ủ hạt thì lại đem rửa sạch lớp nhớt bên ngồi hạt, giặt sạch khăn rồi ủ hạt tiếp. Sau khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

- Hỗn hợp đất làm bầu: Tỷ lệ đất bột với phân chuồng hoai mục (hoặc mùn) là 1:1. Gieo hạt trên khay bầu, mỗi hốc gieo 1 hạt, đặt hạt theo hướng lá mầm lên trên, rễ quay xuống. Sau khi gieo xong, rắc hỗn hợp đất mùn hoặc trấu lên trên cho vừa kín hạt, tưới ẩm thường xuyên. Khi cây có từ 1 - 2 lá thật đem trồng.

 Phân bón

Bảng 2.2: Lượng phân bón cho 1 ha

Loại phân Tổng lượng phân bón kg/ha Bón lót (%) Bón thúc(%)

Lần 1 Lần 2 Lần 3

Phân chuồng hoai mục (kg) 30.000 100 - - - N 100 20 20 30 30 P2O5 60 100 - - - K2O 100 20 20 30 30

Chú ý: Đất chua cần bón thêm vơi, lượng bón 600 - 800 kg/ha. - Phương pháp bón:

+ Bón lót: Bón tồn bộ phân chuồng, phân lân; 20% phân đạm và 20% phân kali.

25

+ Bón thúc: Lượng phân cịn lại chia bón thúc làm 3 lần: + Bón thúc lần 1: Sau khi cây 2-3 lá thật.

+ Bón thúc lần 2: Sau lần bón thúc thứ nhất 10-15 ngày. + Bón thúc lần 3: Sau bón thúc lần 2 từ 15-20 ngày.  Trồng cây và chăm sóc

Thường xuyên giữ độ ẩm 70 - 75% cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là thời kì ra hoa, đậu quả và ni quả lớn bằng cách dẫn nước theo rãnh cho ngấm vào mặt luống sau 2 giờ thì rút hết nước đi.

Khi cây được 4-5 lá thật tiến hành bấm ngọn, sau đó tỉa chỉ để 2 nhánh tốt nhất để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Tỉa bớt các lá gốc hoặc lá vàng úa, giúp ruộng thơng thống, tạo điều kiện tốt cho quá trình thụ phấn nhờ ong bướm. Số quả trên cây để 7- 10 quả là tốt nhất.

26

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là giống dưa lê Hàn Quốc (Chamsa Rang Honey)

3.1.2. Thời gian nghiên cứu.

- Vụ Xuân năm 2018

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2018

3.1.3. Địa điểm nghiên cứu.

- Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại khu sản xuất rau an tồn trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun.

- Đặc điểm đất trồng: Đất thịt pha cát.

3.2. Nội dung nghiên cứu.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây dưa lê Hàn Quốc.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại dưa lê

- Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa lê.

- Đánh giá sơ bộ chất lượng quả.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệm

Thí nghiệm gồm 4 cơng thức mật độ được bố trí thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại.

27 Công thức 2: Mật độ 11.111 cây/ha (0,6 x 1,5 m) Công thức 3: Mật độ 9.523 cây/ha (0,7 x 1,5 m) Công thức 4: Mật độ 8.333 cây/ha (0,8 x 1,5 m) Sơ đồ bố trí thí nghiệm: CT1 CT3 CT2 CT4 CT2 CT4 CT1 CT3 CT3 CT2 CT4 CT1

3.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.3.2.1. Thời gian sinh trưởng.

- Thời gian mọc mầm (ngày): Là thời gian được tính từ khi gieo hạt đến khi có 50% số cây có lá mầm mọc lên khỏi mặt đất

- Thời gian từ trồng đến ra hoa cái (ngày): Là thời gian từ khi trồng đến khi có 50% số cây/ơ ra hoa cái.

- Thời gian từ trồng đến thu hoạch quả lần 1 (ngày): Thời gian được tính từ khi trồng đến khi thu hoac̣h quả lần 1.

- Thời gian từ trồng đến kết thúc thu hoạch quả (ngày): Thời gian được tính từ khi trồng đến khi kết thúc thu hoạch quả.

3.3.2.2. Đặc tính sinh trưởng.

- Khả năng phân cành cấp 1,2: Theo dõi sau trồng 7 ngày và chu kỳ 7 ngày/lần. Nhắc lại 1 Nhắc lại 2 Nhắc lại 3 D ả i b ả o v ệ Đường đi D ả i b ả o v ệ Dải bảo vệ

28

- Số hoa cái/cây (hoa): Theo dõi số hoa cái trong cả giai đoạn sinh trưởng của cây.

- Số hoa đực/cây (hoa): Theo dõi số hoa đực trong cả giai đoạn sinh trưởng của cây.

- Tỷ lệ hoa cái/cây (%): Được tính theo cơng thức sau:

* Các chỉ tiêu khác.

- Chiều dài quả (cm): Đo từ cuống quả tới đáy quả bằng thước dài. - Đường kính quả (cm): Đo ở giữa quả bằng thước kẹp banme. - Độ Brix (%): Đánh giá bằng máy đo độ brix.

3.3.2.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.

- Năng suất lý thuyết: được tính theo cơng thức sau:

Trong đó: A: Số cây/m2 .

B: Số quả trung bình/cây.

C: Khối lượng trung bình/quả (kg).

- Năng suất thực thu: Thu năng suất cả ơ quy ra tấn/ha.

3.3.2.4. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại

+ Thành phần sâu, bệnh hại: Theo dõi diễn biến sâu, bệnh hại trong cả quá trình sinh trưởng của cây

+ Tỷ lệ sâu, bệnh hại chính (%): Số sâu, bệnh hại/tổng cây điều tra x 100

3.3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu.

- Số liệu được xử lý theo chương trình phần mềm Microsoft Excel. - Xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1.

29

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của dưa lê

4.1.1. Thời gian sinh trưởng

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển của giống giúp người sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý cũng như tác động các biện pháp kĩ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua theo dõi thu được kết quả bảng 4.1:

Bảng 4.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của dưa lê Hàn Quốc

(đơn vị: ngày) CT Mật độ (Cây/ha) Thời gian từ gieo đến ra 2 lá thật

Thời gian từ khi gieo đến… Ra nhánh cấp 1 Ra hoa cái Thu quả lần 1 Kết thúc thu 1 13.333 10 30 42 69 89 2 11.111 10 30 43 71 89 3 9.523 10 30 42 71 89 4 8.333 10 31 41 70 89

Qua bảng trên ta thấy giữa các công thức mật độ khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng của dưa lê. Thời gian từ gieo đến mọc mầm là 4 ngày, thời gian ra lá thật là 10 ngày, thời gian ra nhánh cấp 1 từ 30- 31 ngày. Thời gian ra hoa cái từ 41-43 ngày. Thời gian sinh trưởng là 89 ngày ở các công thức mật độ.

30

4.1.2. Số nhánh cấp 1, nhánh cấp 2

Nghiên cứu về các cây dưa lê thì khả năng phân nhánh của dưa lê có vai trò quan trọng đến sự hình thành hoa và quả của cây. Khả năng phân nhánh của dưa lê có quan hệ tới số hoa trên cây và số lá trên cây. Nhánh cấp 1 thường có số hoa nhiều hơn các nhánh khác. Vì vậy, số nhánh cấp 1 ảnh hưởng trực tiếp đến số hoa trên cây và cũng gián tiếp ảnh hưởng tới năng suất của cây. Khả năng phân nhánh cấp 1 càng nhiều, phát triển tốt thì số hoa trên cây càng nhiều.

Nhánh cấp 2 là nhánh được phát triển từ nhánh cấp 1. Nhánh cấp 2 có vai trị là nhánh mang quả trên cây.

Bảng 4.2. Số nhánh cấp 1, cấp 2 của dưa lê ở các mật độ thí nghiệm

CT Mật độ (Cây/ha) Nhánh cấp 1 (nhánh) Nhánh cấp 2 (nhánh) 1 13.333 13,60 37,33 2 11.111 15,00 45,00 3 9.523 15,00 41,00 4 8.333 15,67 40,66 P > 0,05 > 0,05

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng và phát triển của giống dưa lê hàn quốc trong vụ xuân 2018 tại thái nguyên (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)