Sự hoạt động kinh tế của con người

Một phần của tài liệu Giáo trình tính toán thủy văn Nguyễn Thanh Sơn 2003 (Trang 55 - 58)

Chương 4 CHUẨN DÒNG CHẢY NĂM

4.8. DÒNG CHẢY SƠNG NGỊI VIỆT NAM VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỊA LÝ TÁC ĐỘNG TỚI NÓ

4.8.5. Sự hoạt động kinh tế của con người

Chúng ta biết rằng mỗi lưu vực sông là một hệ sinh thái, là một tổng thể tự nhiên khá hồn chỉnh, đó là một tập hợp có quy luật của nhiều thành phần và nhiều bộ phận các điều kiện tự nhiên xã hội. Ngoài những nhân tố tự nhiên trên đây có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với dòng chảy, trong thời đại hiện nay sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của sản xuất, đã xuất hiện một khả năng tác động của con người có

ảnh hưởng sâu sắc và nhanh chóng đến dòng chảy sơng ngịi. Trên lãnh thổ nước ta hiện nay cả hai chiều

hướng trên đây đều thể hiện rất rõ nét.

Những ảnh hưởng tích cực của hoạt động kinh tế đối với dòng chảy sơng ngịi nước ta ngày càng trở thành mặt chủ yếu. Đó là sự nghiệp thủy lợi hoá, trị thủy và khai thác tổng hợp các dịng sơng lớn nhỏ. Có thể nói trên khắp nước ta ngày nay đang diễn ra một cuộc chiến đấu vĩ đại với thiên nhiên. Bằng các cơng trình thủy lợi, thủy điện, con người đang phân bố và phân phối lại nguồn nước cho phù hợp với yêu cầu

dùng nước của sản xuất và sinh hoạt. Nhiều cơng trình thủy lợi, thủy điện sẽ giúp con người chinh phục các dịng sơng, hạn chế, xoá bỏ bất lợi do chế độ dịng chảy của nó gây nên, tranh thủ khai thác triệt để nguồn thủy lợi vốn rất giầu có của sơng ngịi nước ta. Chúng ta có thể nêu lên một số cơng trình làm ví dụ:

Cơng trình trên sơng Đà tại Hịa Bình có hồ chứa tới 9,5 tỷ m3 nước, điện năng sản xuất là 8,16tỷ kw/g. Cơng trình Trị An trên sơng Đồng Nai có hồ chứa được 2,64 tỷ m3 nước, công suất phát điện là

56

400000 kw. Cơng trình thủy điện Đa Nhim, cơng trình thủy lợi Dầu Tiếng thực hiện phân bố nguồn nước trong không gian và thời gian, nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sống... Đó là những tác động rất tích cực

đối với dịng chảy sơng ngịi. Trong suốt 40 năm qua sự nghiệp thủy lợi hoá chinh phục các dịng sơng ở

nước ta đã có nhiều thành tích. Nếu trước kia, thời thuộc Pháp cả nước mới chỉ có một hồ chứa Xuân Dương với dung tích 7,7 triệu m3, vài ba trạm bơm điện, dăm bảy hệ thống thủy nơng thì ngày nay cả nước ta đã có tới 3500 hồ chứa nước nhỏ, 650 hồ chứa nước lớn và vừa, hơn 2000 trạm bơm điện. Các cơng trình thủy lợi ở khắp lãnh thổ có khả năng tưới cho 2,2 triệu ha, tiêu cho 85 vạn ha và ngăn mặn cho 70 ha đất nông nghiệp. Sức mạnh dời non lấp biển của nhân dân ta thực sự đã làm thay đổi dòng chảy theo hướng có lợi cho sản suất và đời sống. Bằng sự phân phối và phân bố tự nhiên cơng trình thủy lợi, chúng ta đã có thể hạn chế lượng dòng chảy lớn nhất, tăng cường lượng dòng chảy nhỏ nhất - cụ thể là phân phối lượng dịng chảy trong năm, đó là việc làm tích cực nhất đối với cải tạo sơng ngịi.

Một tác động tích cực khác đến dịng chảy sơng ngịi cũng khá rộng khắp là phong trào trồng cây gây rừng, thực hiện canh tác theo khoa học nông lâm kết hợp để bảo vệ đất, bảo vệ nước.

Phân phối các loại cây để tạo nên một cấu trúc rừng rậm kín thì đất bị xói mịn ít và giữ nước nhiều nhất. Thực hiện một cấu trúc rừng đồng thời phối hợp bậc thang, mương giữ nước, có thể duy trì được sản xuất với năng suất ổn định trên cơ sở giữ được nước và đất. Điều đó có ảnh hưởng rất tích cực đến dịng chảy của sơng ngịi. Những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến dòng chảy sơng ngịi nước ta là nạn phá rừng, nhiễm bẩn nguồn nước...

Việc thu hẹp thảm rừng, tỷ lệ che phủ xuống dưới 25% diện tích đất tự nhiên đã gây ra nạn xói mịn rất trầm trọng. Hàng năm các sông suối của nước ta đã đổ ra biển Đông một lượng đất khổng lồ, khoảng 300 triệu tấn. Vùng đồi núi khơng có cây che phủ bị bào mịn trung bình 1 - 2 cm, mất đi khoảng100 - 200 tấn đất /ha. Tình hình đó làm cho đất trống, đồi núi trọc lan rộng, đất mới khai thác cũng bị cằn cỗi, bồi lấp

đầy hồ chứa, sơng, luồng lạch. Hồ Thác Bà có tới 2,7 triệu tấn chất lắng đọng, hồ Đa Nhim cũng bị cạn

nhiều, không đủ nước để phát điện trong mùa khô, hồ Cấm Sơn đã cạn khoảng 2 m trong 10 năm, một số hồ chứa cỡ vài chục triệu m3 chỉ sau vài năm đã cạn đến mức khơng có khả năng tưới nữa. Tình hình đó đã và sẽ gây nên những thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống.

Tình hình thảm rừng bị thu hẹp nhanh chóng trong những năm gần đây có thể là những nguyên nhân dẫn đến lũ lụt, hạn hán có chiều hướng xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn. Nhiều sông suối ở các miền trên nước ta có hiện tượng mực nước trung bình thấp hơn hẳn so với trước kia và mực nước ngầm ở nhiều nơi cũng bị hạ thấp. Nhiều bản làng ở Tây Bắc đã phải dời đi nơi khác vì các sông suối đã cạn sau khi rừng

đầu nguồn bị phá huỷ. Ở Quảng Bình 2 vạn ha rừng đầu nguồn bị bom đạn Mỹ phá huỷ, nên từ năm 1970

lũ lụt xảy ra trên sông Gianh và Nhật Lệ tăng lên 2,7 lần, chế độ thủy văn ở hai vùng kể trên bị ảnh hưởng và xấu đi một cách rõ rệt. Hiện tại và trong tương lai, nhịp độ xây dựng và sản xuất phát triển chưa từng có, những tác động tiêu cực của con người tới dòng chảy cũng diễn ra hàng ngày và sâu sắc, chúng ta phải có ngay biện pháp kể cả pháp luật và vận động giáo dục để bảo vệ nguồn nước làm cho những dịng sơng của chúng ta mãi mãi giữ được lượng nước và chất nước tự nhiên của chúng.

Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới dòng chảy sơng ngịi trên lãnh thổ nước ta. Việc tách bạch từng nhân tố chỉ là xem xét những ảnh hưởng của chúng theo hướng nào mà thôi. Các nhân tố của môi trường địa lý có thể tác động riêng rẽ như trên, nhưng đồng thời chúng cũng phối hợp thành một tổng thể tự nhiên hoặc một hệ địa sinh thái để tác động dòng chảy sơng ngịi.

Chúng ta biết rằng, dòng chảy sơng ngịi trên một vùng cụ thể là hệ quả tất yếu của sự tác động tổng hợp của cả hệ địa sinh thái trong đó có dịng chảy sơng ngịi, ở các kiểu cảnh quan khác nhau thì lượng

trường tới dịng chảy sơng ngịi là rất rõ rệt. Mọi tác động vào môi trường đều phải quan tâm đầy đủ đến các thành phần của cảnh quan để đảm bảo cho nguồn nước được bình thường và trong sạch vì rõ ràng thể tổng hợp địa lý thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi tương ứng về thủy văn. Chính điều đó một lẫn nữa khẳng

định một điều là mọi tính tốn, phân tích về thủy văn sơng ngịi một lưu vực, một vùng nào đó hồn tồn

khơng thể chấp nhận sự xem xét đến các yếu tố cảnh quan - các yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy một cách phiến diện hoặc sơ sài.

58

Một phần của tài liệu Giáo trình tính toán thủy văn Nguyễn Thanh Sơn 2003 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)