CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÙNG VÀ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC

Một phần của tài liệu Giáo trình tính toán thủy văn Nguyễn Thanh Sơn 2003 (Trang 180 - 182)

Chương 11 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

11.4. CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÙNG VÀ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG NƯỚC

11.4.1. Chất lượng nước dùng

Mỗi ngành dùng nước yêu cầu một chất lượng nước khác nhau. Đối với phát điện và chống lũ, do các cơng trình trên sơng thường nằm ở thượng lưu các nguồn sinh ra chất ơ nhiễm, nên có thể ít chú ý đến các chất ô nhiễm và ảnh hưởng của chúng tới chất lượng nước.

Đối với nước tưới, cần chú ý hơn đến chất lượng vì các khu tưới và đất canh tác thường tập trung ở hạ

được đo bằng tổng số chất rắn hòa tan (TDS) trong nước. TDS ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cây

trồng. Khi TDS lớn hơn 1.000mg/l tốc độ phát triển của cây sẽ bị hạn chế rõ rệt. Thông số khác là độ kiềm, biểu thị qua chỉ số hấp thụ Natri (Na) của nước, đây cũng là thông số quan trọng của chất lượng nước tưới.

Đối với nước dùng cho sinh hoạt đòi hỏi chất lượng phải đặc biệt cao hơn các ngành dùng nước khác

vì có liên quan trực tiếp tới sức khoẻ của con người. Hiện nay việc cung cấp nước cho sinh hoạt trong các nước phát triển và các nước đang phát triển có những đặc điểm khác nhau: Trong những nước phát triển,

đa số dân cư dùng nước cung cấp từ các nhà máy cấp nước. Lượng nước này lấy từ nguồn nước mặt hoặc

nước ngầm, đã qua một quá trình lọc và xử lý làm sạch đặc biệt. Ngược lại trong các nước đang phát triển và kém phát triển nguồn nước mặt vẫn còn được dùng chủ yếu và trực tiếp trong sinh hoạt của phần lớn dân cư không qua xử lý ô nhiễm. Từ đặc điểm này cho thấy nguồn nước mặt ở những nước đang phát triển phải

được bảo vệ và phải đảm bảo chất lượng cao hơn so với yêu cầu chất lượng thông thường ở các nước phát

triển.

Để bảo vệ sức khoẻ con người, nước cung cấp cho sinh hoạt cần hồn tồn tinh khiết, khơng màu

khơng mùi, khơng có các vi khuẩn gây bệnh và duy trì mức thấp nhất các chất hữu cơ, vơ cơ trong nước. Chất lượng nước dùng cho cơng nghiệp có hai mức độ khác nhau: nước có chất lượng cao dùng trong các q trình chưng cất cơng nghiệp hố học đun, hấp của công nghiệp chế biến thực phẩm,... và nước có chất lượng thấp hơn dùng cho quá trình làm lạnh sản phẩm, làm nguội thiết bị, máy móc. Nguồn nước ngầm, qua xử lý đặc biệt thường là nguồn chủ yếu cung cấp nước có chất lượng cao, còn nguồn nước mặt, cung cấp nước chất lượng thấp hơn cho công nghiệp.

Đối với nước cho nuôi cá cần khử bỏ hết những chất độc hại đối với đời sống của cá. Ảnh hưởng của

chúng phụ thuộc lượng chất độc. Ảnh hưởng nhiễm độc sẽ tăng khi nhiệt độ nước giảm thấp.

Trong các khu vực ô nhiễm, do nước thải sinh hoạt hay nước thải cơng nghiệp thực phẩm, lượng ơxy hịa tan trong nước sẽ giảm đi do sự phân hủy chất hữu cơ, đó là nguồn thức ăn cho cá. Nhưng nếu lượng chất hữu cơ quá lớn so với nhu cầu của cá thì đó lại là ngun nhân gây ô nhiễm, làm giảm lượng ơxy hịa tan, ảnh hưởng tới đời sống của cá. Nhu cầu ôxy cho cá được nhiều người nghiên cứu và đã kết luận

khoảng thời gian duy trì lượng ơxy hịa tan 4mg/l được coi là mức thấp nhất để cá có thể sinh sống được.

11.4.2. Tiêu chuẩn chất lượng nước

Tiêu chuẩn chất lượng nước định rõ giới hạn cho phép của chất lượng nước dùng và nước thải. Các tiêu chuẩn chất lượng nước được ban hành để đáp ứng yêu cầu chống ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước tự nhiên trong sạch.

Có hai loại tiêu chuẩn chất lượng nước: tiêu chuẩn nước dùng và tiêu chuẩn nước thải. Tiêu chuẩn chất lượng nước dùng định rõ những thông số chất lượng chủ yếu và phạm vi biến đổi của nó cho mỗi

ngành dùng nước.

Thí dụ: Tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho sinh hoạt quy định rõ giới hạn không vượt quá của các vi sinh vật trong nước, lượng các chất rắn hịa tan, thành phần các chất hố học. Tiêu chuẩn nước dùng cho nuôi cá quy định giới hạn của độ pH, lượng ơxy hịa tan trong nước, nhiệt độ nước, lượng các chất độc

trong nước.

Tiêu chuẩn chất lượng nước thải quy định giới hạn chất lượng cho phép của các dòng nước thải, nếu chúng mang các chất ơ nhiễm có tỷ lệ cao thì phải được xử lý đạt được tiêu chuẩn này trước khi thải ra

nguồn nước sơng ngịi. Tiêu chuẩn chất lượng nước thải có quan hệ chặt chẽ tới chất lượng của nguồn nước, việc quy định chúng cần đảm bảo mức lan rộng và xem xét hiệu quả kinh tế tối đa của việc bảo vệ nguồn nước trong sạch với vốn đầu tư các cơng trình lọc, xử lý nước thải cho từng ngành sử dụng nước.

182

Trong quá trình phát triển kinh tế, các tiêu chuẩn chất lượng nước không ngừng được nâng cao do yêu cầu sử dụng nước và sự phát triển kỹ thuật xử lý nước thải.

Một phần của tài liệu Giáo trình tính toán thủy văn Nguyễn Thanh Sơn 2003 (Trang 180 - 182)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)