2.2. Quy định pháp luật về xử lý rác thải y tế
2.2.1. Nhóm quy định về phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu, tá
pháp luật trực tiếp điều chỉnh chính là Thơng tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế, thông tư
này do Bộ Y tế chủ trì thực hiện, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban
hành. Thông tư này quy định khá tổng quát các vấn đề liên quan đến công đoạn xử
lý rác thải y tế, ngồi ra cịn là trách nhiệm của các cơ quan chức năng quản lý có thẩm quyền và các cơ sở y tế trực tiếp phát sinh rác thải.
Như đã đề cập ở chương 1, để phù hợp với phạm vi của bài nghiên cứu, tác
giả sẽ chỉ chủ yếu tập trung vào tìm hiểu và phân tích các quy định và vấn đề liên
quan đến xử lý rác thải y tế, tuy nhiên sẽ đề cập thêm những quy định khác để tăng
tính thống nhất cho cả bài viết. Mục 2.2. dưới đây sẽ tiến hành đi sâu vào chi tiết
một số quy định liên quan đến xử lý rác thải y tế của các văn bản pháp luật.
2.2.1. Nhóm quy định về phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế rác thải y tế rác thải y tế
Luật Bảo vệ môi trường chủ yếu tập trung vào các quy định chung, mang
tính tổng qt điều chỉnh tồn bộ lĩnh vực môi trường, cụ thể là các quy định tại luật này sẽ khơng chi tiết và có sự hướng dẫn đầy đủ để các cá nhân, đơn vị thực hiện. Vì vậy, các quy định trực tiếp và hướng dẫn điều chỉnh vấn đề rác thải y tế sẽ tập trung tại Thông tư liên tịch số 58 và Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong
bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục
38
gom, lưu giữ, giảm thiểu, tái chế rác thải y tế được diễn giải khá cụ thể và đầy đủ tại
Mục 1, chương II của Thông tư liên tịch số 58.
Rác thải y tế được phân loại thành hai nhóm rác thải chính là rác thải y tế
nguy hại và nhóm rác thải y tế thông thường, điều này được thể hiện rất rõ tại điều 4
và điều 6 của Thơng tư này. Ngồi ra, khi liên quan đến rác thải rắn y tế, Sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện đã làm rõ hơn nữa các loại rác thải
có thể được coi là rác thải rắn y tế tại Mục 5.1.1. Như vậy, các quy định của pháp luật luôn rất chú ý đến việc phân loại rác thải, bởi đây là khâu đặc biệt quan trọng, là tiền đề cho công đoạn xử lý rác thải y tế.
Cũng tại Mục I của Thông tư, từ điều 7 đến điều 10 đã đưa ra được những
yêu cầu, nói cách khác là những điều kiện dành cho các cơ sở y tế hoặc các cơ sở
thực hiện lưu giữ rác thải y tế tuân theo và áp dụng trong việc thu gom, lưu giữ,
giảm thiểu và xử lý rác thải y tế nhằm mục đích tái chế. Cụ thể, rác thải phải được
thu gom riêng rẽ từ nơi phát sinh nguồn thải về khu vực lưu giữ rác thải được đặt trong khuôn viên cơ sở y tế; quá trình rác thải được thu gom, túi, thùng đựng phải được buộc kín hoặc có nắp đậy kín, đảm bảo khơng bị rị rỉ, rơi vãi rác thải ra bên
ngồi; cơ sở y tế phải có lộ trình tuyến đường và quy định thời điểm thu gom phù hợp; các quy định về tần suất thu gom rác thải y tế, thời gian tối đa mà rác thải, đặc biệt là các loại rác thải nguy hại được lưu giữ trong khuôn viên cơ sở y tế.
Bổ sung cho Thông tư là những hướng dẫn chi tiết trong Sổ tay hướng dẫn, từng loại rác thải y tế đều được quy định rõ ràng cách thức thu gom, lưu giữ, loại
rác thải nào có thể tái chế được, loại nào không được phép đều được đề cập. Ví dụ mỗi một loại rác thải y tế sẽ được thu gom, sau đó lưu giữ trong từng thùng, bao
chứa được dán nhãn với màu sắc riêng biệt, ngay cả dung tích và vị trí đặt của
thùng, bao chứa rác thải cũng được quy định cụ thể, tạo thuận lợi cho việc sắp xếp và xử lý rác thải y tế. Luật cũng đã yêu cầu các cơ sở y tế phải có những biện pháp làm giảm lượng rác thải y tế phát sinh thông qua việc sử dụng các thiết bị, công cụ, nguyên liệu phù hợp, cùng với đó là đổi mới cách xử lý rác thải.