Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với báo chí trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí quảng nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương (Trang 106 - 108)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Một số giải pháp

3.3.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với báo chí trong

Nền báo chí ở mỗi quốc gia có những đặc thù nhất định do tính chất chi phối của hệ thống trị chính trị quốc gia đó. Luật báo chí đã đƣợc Quốc hội thông qua tháng 12/1989 và đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2016 quy định: “Báo chí ở

nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân” [34, tr. 1]

Báo chí của tỉnh Quảng Nam nằm trong hệ thống báo chí Việt Nam, với vai trò nhiệm vụ phục vụ các nhiệm vụ chính trị - xã hội. Báo Quảng Nam

và Đài PT-TH Quảng Nam là hai cơ quan báo chí làm nhiệm vụ này, chủ yếu đƣợc Nhà nƣớc cung cấp ngân sách để hoạt động. Tạp chí Văn hóa Quảng Nam cũng là cơ quan đƣợc bao cấp, không phải hạch tốn theo cơ chế tự chủ tài chính, chịu sự quản lí trực tiếp của Sở VH-TT&DL tỉnh. Các cơ quan báo chí này là cơ quan truyền thơng của địa phƣơng, báo chí có chức năng là tiếng nói của Đảng và Chính quyền đối với mọi hoạt động của xã hội.

Trên thực tế, công tác quản lí, lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam về việc thông tin, tuyên truyền bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phƣơng đã có sự quan tâm nhƣng vẫn cịn hạn chế, các văn bản chỉ đạo nhằm bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phƣơng chƣa nhiều. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phƣơng các cấp ủy đảng, chính quyền cần có các cơ chế, chính sách và các quy định cụ thể hơn nữa trong việc thực hiện bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phƣơng. Một số các cấp ủy Đảng, nhất là chính quyền cơ sở phải xác định rõ ràng vai trò quan trọng của bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phƣơng và vai trị của báo chí, cơng tác thơng tin, tuyên truyền nội dung này. Một số hoạt động văn hóa tổ chức cịn thụ động, chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, chƣa thực sự đề cao các giá trị văn hóa, đơi khi việc tổ chức các lễ hội có nét mang tính chất thƣơng mại, đánh mất thậm chí đi ngƣợc lại làm sói mịn đi những giá trị văn hóa đích thực vốn có trong lễ hội truyền thống ... điều này địi hỏi sự định hƣớng chỉ đạo cụ thể của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí truyền thơng.

Hoạt động thông tin, tuyên truyền bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phƣơng vì thế cần có sự quan tâm hơn nữa, xây dựng chiến lƣợc lâu dài cho sự nghiệp báo chí tỉnh. Trƣớc tiên là hoàn thiện các hệ thống văn bản quy định cơng tác tun truyền về văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể ở địa phƣơng trên báo chí, đầu tƣ kinh phí cho hoạt động

tuyên truyền này và có quy định cụ thể đối với từng cơ quan báo chí, tăng số lƣợng phát hành báo và tạp chí. Trong thời gian qua báo chí Quảng Nam thực hiện chức năng này rất tốt tuy nhiên vẫn cịn nhiều hạn chế và thiếu sót, chƣa phát huy đƣợc hết vai trò, khả năng và sức mạnh to lớn của báo chí.

Việc bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phƣơng là nhiệm vụ hết sức cần thiết và vai trò của báo chí, qua khảo sát với 300 cơng chúng về mức độ cần thiết đối với việc hoàn thiện các văn bản pháp lý về thông tin bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phƣơng thì có đến 225 ngƣời cho rằng quan trọng và rất quan trọng (chiếm 75%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí quảng nam với vấn đề bảo tồn và quảng bá di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)