3.2. Sơ lƣợc về cuộc khủng hoảng kinh tế 2008
3.2.1 Những điểm chính trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008
Cho tới trước cuộc khủng hoảng 2008, các cuộc khủng hoảng tài chính lớn đều khơi nguồn từ các nước nghèo và bất ổn mà sau đó cần có những điều chỉnh chính sách lớn. Cuộc khủng hoảng hiện nay bùng phát tại các nước công nghiệp giàu có, và nó từng được coi sẽ trở thành Đại suy thoái thứ hai trong lịch sử thế giới.
Khủng hoảng tài chính thế giới tồn cầu bắt đầu xảy ra ở Hoa Kỳ vào tháng 7/2007, và nhanh chóng lan rộng ra các nước khác. Chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc khủng hoảng đã để lại những hậu quả rất nghiêm trọng, từ sự sụp đổ hoặc khó khăn trầm trọng của hàng loạt định chế tài chính lớn, cho đến sụt giảm tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư và tăng trưởng kinh tế tồn cầu. Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ bắt đầu từ tháng 07/2007 đã trở nên ngày càng trầm trọng. Sau sự sụp đổ của Lehman Brothers – ngân hàng đầu tư lớn nhất của Hoa Kỳ, ngày 15/09/2008 thì cuộc khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ đã trở thành cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu hết sức nghiêm trọng cả về phạm vi, cấp độ, sức lan tỏa và tính phức tạp của nó. Thiệt hại của khủng hoảng tài chính gây ra lên tới hàng nghìn tỷ USD, hàng loạt người thất nghiệp, hệ thống tài chính tồn cầu lung lay.
Một số thời điểm quan trọng đánh dấu thế giới bước vào một thời kỳ khủng hoảng mới, trầm trọng đó là ngày 01 tháng 12 năm 2008, các nhà kinh tế thuộc Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) đa tuyên bố "Nước Mỹ lâm vào suy thối từ tháng 12/2007" và được chính phủ Mỹ chính thức thừa nhận. Cũng vào cuối năm 2008, liên tiếp trong hai quý, hai và ba, GDP 15 nước sử dụng đồng tiền chung euro đạt mức âm, đánh dấu sự suy thoái đầu tiên trong lịch sử hình thành khu vực gần
một thập kỷ qua. GDP các nước trong khu vực châu Âu, từ quốc gia đầu tàu kinh tế khu vực là Đức, tới Tây Ban Nha, Italiy đều suy giảm trầm trọng. Các quốc gia khác là Nga, Nhật và Singapore đều giảm mức tăng trưởng mạnh và mức thất nghiệp tăng lên đáng kể.
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ nửa cuối năm 2008 kéo dài sang năm 2009 lan rộng trên toàn thế giới đã khiến GDP toàn cầu năm 2009 giảm 5.826 tỷ USD so với năm 2008 (đây là lần đầu tiên GDP toàn cầu tăng trưởng âm trong vòng 20 năm trở lại đây), kéo tốc độ phát triển trung bình của tồn giai đoạn đi xuống, từ 4,04%/năm cho giai đoạn 2001 đến 2007, xuống còn 3,2% cho cả giai đoạn 2001- 2010. Trong năm 2010, ước tính kinh tế thế giới đã bước đầu phục hồi với tốc độ tăng trưởng là 4,8% tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này được dự báo sẽ giảm xuống 4,2% trong năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012 (IMF). [6]
Bảng 3.2 Tốc độ tăng trƣởng GDP toàn cầu 2000 – 2010 Nguồn: Tổng
quan kinh tế Thế giới 2001-2010, Ngân hàng nhà nước
http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os 3gDFxNLczdTEwN_Uz8DA09PjwB_JwszI4MwM_2CbEdFAJvQcMc!
Về thương mại thế giới, do cuộc khủng hoảng, đến năm 2009 thương mại quốc tế suy giảm mạnh do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mức suy giảm giá trị xuất khẩu là -11.02%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng âm của GDP (-1.3%).
Bảng 3.3 Tăng trƣởng xuất khẩu và GDP toàn thế giới (1990 – 2010)
Nguồn: Tổng quan kinh tế Thế giới 2001-2010, Ngân hàng nhà nước
http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os 3gDFxNLczdTEwN_Uz8DA09PjwB_JwszI4MwM_2CbEdFAJvQcMc!
Cuộc khủng hồng tài chính có ngun nhân cả về cơ cấu và thể chế tài chính, cả trong mối quan hệ giữa kinh tế tiền tệ (kinh tế ảo) và kinh tế thực, và chưa có tiền lệ. Bên cạnh đó, khủng hoảng này cũng có một phần nguyên nhân sâu xa từ những mất cân đối vĩ mô sâu rộng giữa các nền kinh tế phát triển với phần còn lại của thế giới. Do mức độ trầm trọng và lan rộng của cuộc khủng hoảng tài chính,
Hoa Kỳ, EU, Nhật và nhiều nền kinh tế trên thế giới đã phải phối hợp sử dụng một nguồn lực tài chính lớn chưa từng có và gần như tất cả các biện pháp có thể để hỗ trợ thanh tốn và cứu hệ thống tài chính khỏi sụp đổ. Các gói chính sách kích cầu mạnh mẽ cũng được nhiều nước thực hiện.
Nhưng khi những hy vọng về một sự phục hồi kinh tế được dấy lên với các gói kích cầu của chính phủ và các biện pháp đối phó mạnh mẽ và quyết liệt của các quốc gia, thế giới lại rơi vào một mối lo ngại với về tình hình khủng hoảng nợ cơng ở Châu Âu, bắt đầu từ Hy Lạp và nhanh chóng lan rộng ra tồn châu Âu. Hiện nay, tình trạng này vẫn đang làm một mối quan tâm lớn của tồn thế giới và chưa có một biện pháp thật sự hữu hiệu nào để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Nó được cho rằng làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 và có khả năng kéo thế giới vào một cuộc khủng hoảng kép, làm suy giảm trầm trọng niềm tin của người dân và nền kinh tế. Khủng hoảng nợ đã trở thành thách thức lớn nhất mà Liên minh châu Âu (EU) phải đối mặt kể từ khi đồng tiền chung EUR chính thức được sử dụng cách đây 12 năm.