Những bài học rút ra từ Đại suy thoái 1929 – 1933

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại suy thoái 1929 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 70 - 77)

Trong vịng 76 năm sau Đại suy thối, nước Mỹ và thế giới đã trải qua thêm 7 cuộc khủng hoảng kinh tế nữa. Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc suy thoái năm 1947. Lần suy thoái này của nước Mỹ bắt nguồn từ những bước tiền thần tốc của giai đoạn hồi phục kinh tế sau chíến tranh thế giới. Tính tới đầu năm 1947, nước Mỹ chiếm tới 50% tổng sản lượng nông nghiệp toàn thế giới, trước chiến tranh thế giới con số này chỉ là 30%, tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ cũng ở mức thấp kỷ lục khi gần như 100% người lao động có việc làm. Năm 1947 chính là giai đoạn kinh tế Mỹ đạt đỉnh của chu kỳ tăng trưởng sau chiến tranh. Cũng từ thời điểm này, ngoại trừ lương thực, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nói chung của nước Mỹ đã trở nên bão hịa do hàng hóa được sản xuất nhiều tới mức thừa mứa. Dù Tổng thống Truman cũng như nội các của ông đã dự đoán được rủi ro từ lạm phát cũng như những bất ổn kinh tế, nhưng lãnh đạo nước Mỹ lại khơng tính tới lạm phát gia tăng tại phần còn lại của thế giới. Dù hậu quả của cuộc suy thoái 1947 là khơng q tồi tệ nhưng nó cũng đủ gây trì trệ kinh tế, khiến nhiều doanh nghiệp phá sản cũng như tỷ lệ thất nghiệp leo thang.

Sau đó, cuộc suy thối năm 1953 dù chỉ kéo dài trong 10 tháng, bắt đầu từ quý II/1953 tới quý I/1954, cuộc suy thối năm 1953 vẫn gây thiệt hại ước tính lên tới 56 tỷ đơla cho nước Mỹ. Nguyên nhân suy thoái bắt đầu từ một số biến động

chính trị, kinh tế những năm đầu thập niên 50. Trong đó, lạm phát leo thang bắt đầu từ 1951, sau chiến tranh Triều Tiên, khiến lãnh đạo FED dự đoán năm 1952 lạm phát sẽ cịn cao hơn. Trước tình hình đó, FED đã áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt, thể hiện ở việc cắt giảm chi tiêu Chính phủ, tăng thuế, lãi suất, và tích lũy dự trữ. Chính các biện pháp mạnh tay trên đã tạo ra sự bi quan trong người dân, dẫn đến việc giảm chi tiêu tăng tiết kiệm, gây suy giảm tổng cầu của nền kinh tế.

Chỉ 5 năm sau cuộc suy thối đó, năm 1958, nước Mỹ lại tiếp tục gánh chịu một lần suy giảm kinh tế khác nữa. Trong 2 năm trước khi khủng hoảng diễn ra, chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư tại Mỹ khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Tại Detroit, trái tim của ngành công nghiệp xe hơi, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức 20% trong tháng 4/1958. Doanh số bán xe giảm tới 31% trong năm 1957, và biến năm 1958 thành năm tồi tệ nhất cho các nhà sản xuất xe kể từ sau kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần II. Nhu cầu nhập khẩu tại Mỹ vẫn cao trong khi châu Âu lại giảm nhập khẩu từ Mỹ khiến thâm hụt thương mại leo thang. Tệ hơn nữa, thay vì mặt bằng giá giảm, điều thường xảy ra khi suy thoái, giá cả trong giai đoạn 1957 đến 1959 lại leo thang. Thực tại trên đã gây khơng ít hoang mang cho các nhà kinh tế trong quãng thời gian này. Nhiều quốc gia chưa phát triển sống dựa vào xuất khẩu tài nguyên như vật liệu thơ, khống chất, hoặc sản phẩm nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do nhu cầu sụt giảm tại Mỹ và châu Âu.

Cuộc khủng hoảng lớn nhất phải kể tới đó là khủng hoảng dầu mỏ những năm 1973. Bắt đầu vào ngày 15/9/1975, khủng hoảng dầu mỏ là hậu quả của việc các thành viên OAPEC, gồm tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC và hai nước Ai Cập và Syria, thực hiện cấm vận dầu mỏ với Mỹ và các quốc gia ủng hộ Israel trong cuộc chiến với Ai Cập và Syria. Trước đó vào năm 1971, việc Mỹ rút khỏi Chế độ tiền tệ Bretton Woods, hệ thống quy định chung giữa các cường quốc, trong đó giá

vàng chỉ được neo giữ duy nhất vào đôla với giá 35 đôla một ounce, và tiến hành thả nổi đồng đôla là tiền đề cho cuộc khủng hoảng. Lý do là hệ thống Bretton Woods đã giới hạn hoạt động chi tiêu của nước Mỹ và thế giới do lượng vàng của là có hạn trong khi nhu cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều. Việc Mỹ in tiền phục vụ cho việc tài trợ cho Chiến tranh Việt Nam hoặc viện trợ cho các nước khác đã khiến đôla mất giá, và tăng lạm phát. Trong giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ, tại nhiều bang mỗi người dân chỉ được phép mua một lượng xăng dầu nhất định. Để xóa bỏ sự bất hợp lý trên, vào tháng 8/1971 Tổng thống Nixon đã phải rút hẳn khỏi hệ thống Bretton Woods và tiến hành thả nổi đồng tiền. Điều chỉnh trên khiến thu nhập của các nước xuất khẩu dầu giảm sút và các nước này buộc phải có điều chỉnh để tăng giá dầu. Hậu quả của việc cấm vận dầu lửa là giá dầu tại thị trường thế giới đã bị đội lên gấp 5 lần từ dưới 20 đôla một thùng vào 1971 lên 100 đôla một thùng vào 1979, giá xăng trung bình tại Mỹ cũng tăng 86% chỉ trong 1 năm từ 1973-1974. Cuộc khủng hoảng đồng thời tác động xấu đến thị trường tài chính, chứng khốn tồn cầu, vốn đã chịu nhiều áp lực sau sự sụp đổ của Chế độ Bretton Woods. Thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi 97 tỷ đôla, số tiền khổng lồ vào thời điểm đó, chỉ sau một tháng rưỡi. Suy thối và làm phát diễn ra tràn lan gây ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ và nhiều quốc gia khác cho tới tận thập niên 80. Khơng dừng lại ở đó, khủng hoảng dầu mỏ đã tạo ra thay đổi lớn trong chính sách của phương tây, trong đó chú trọng tìm kiếm và bảo tồn năng lượng tự nhiên, cũng như đặt ra các quy định tiền tệ chặt chẽ hơn để chống lạm phát. Trái lại, biến cố trên góp phần thay đổi đáng kể vị thế chính trị, kinh tế của các nước xuất khẩu dầu, đặc biệt các quốc gia Ả-rập tại khu vực Trung Đông.

Cuộc cách mạng tại Iran đã đẩy giá dầu thế giới tăng với tốc độ chóng mặt trong thập niên 70. Đây chính là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kéo dài 30 tháng đầu

những năm 1980 tại Mỹ và được coi là lần suy thoái tồi tệ nhất kể từ đại khủng hoảng 1930. Giá năng lượng đi lên kéo theo lạm phát gia tăng, đạt đỉnh 13,5% trong năm 1980, đã buộc Cục Dự trữ Liên bang (FED) phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Không chỉ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng một cách đáng lo ngại với từ mức 5,6% của tháng 5/1979 lên 7,5% một năm sau đó. Bất kể kinh tế bắt đầu hồi phục trong năm 1981, tỷ lệ thất nghiệp vẫn được duy trì ở mức cao kỷ lục 7,5% và đạt mức lịch sử 10,8% trong năm 1982. Hậu quả của suy thối lên ngành cơng nghiệp xe hơi, nhà đất, và sản xuất thép tồi tệ đến nỗi các ngành trên liên tục sụt giảm trong 10 năm sau, cho tới tận khi cuộc khủng hoảng tiếp theo kết thúc. Đây cũng là lần suy thoái kéo dài qua hai nhiệm kỳ tổng thống, ông Jimmy Carter từ 1977 đến 1981, và Ronald Reagan, từ 1981 tới 1989.

Sau hơn 10 năm, nước Mỹ lại rơi vào một cuộc suy thoái khác vào cuối thập kỷ 90. Ngày thứ hai đen tối, tháng 9/1987, đà sụt giảm chưa từng có 22,6% trên chỉ số Dow Jones là phát súng báo hiệu thời kỳ suy thoái tồi tệ nước Mỹ. Chỉ trong ba năm, sự sụp đổ của thị trường tín dụng, và cho vay đã đe dọa tiền tiết kiệm của hàng triệu người dân. Một loạt cường quốc chịu nhiều ảnh hưởng của Mỹ như Canada, Australia, Nhật, hay Anh cũng bị cuốn theo vịng xốy suy thoái. Dù thị trường chứng khoán hồi phục khá nhanh nhưng thị trường bất động sản, lao động, giá năng lượng, cán cân thương mại và GDP của Mỹ và một số quốc gia khác vẫn đi xuống cho tới 2 năm sau khủng hoảng. Không chỉ gây ảnh hưởng về kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao khiến các vẫn đề xã hội trong những năm suy thoái, dưới thời Tổng thống George Bush "cha", như nghiện rượu, ma túy cũng tăng theo.

Và gần đây nhất chưa tính tới cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu 2008 đó là cuộc suy thối đầu năm 2000. Được châm ngịi bởi sự đổ vỡ của "khủng hoảng chấm com", vụ tấn cơng khủng bố 11/9, và scandal kiểm tốn, cuộc suy thoái

kinh tế tại Mỹ trong 3 năm từ 2001 tới 2003 không chỉ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Mỹ, mà còn tới nhiều quốc gia châu Âu. Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) sau 10 năm phát triển, quãng thời gian mở rộng dài nhất của kinh tế Mỹ, việc nước Mỹ bước vào suy thoái vào đầu những năm 2000 đã được dự báo trước. Mọi chuyện được châm ngòi bởi sự đổ vỡ hàng loạt của các công ty trong cuộc "khủng hoảng chấm com", tạo ra một làn sóng phá sản của các cơng ty công nghệ và tin học. Kinh tế Mỹ tiếp tục bị giáng một đòn mạnh khi vụ khủng bố 11/9/2001 nổ ra, từ đó khiến chỉ số cơng nghiệp Dow Jones và các chỉ báo chính của thị trường chứng khốn trải qua tuần tồi tệ nhất trong lích sử. Dự đốn trước diễn biến tại Mỹ, các nước châu Âu đã giới thiệu đồng tiền chung euro vào ngày 1/1/1999. Tuy nhiên, suy thoái vẫn khiến đồng euro giảm mạnh và cho đến tận năm 2001, đây vẫn là một đồng tiền yếu, và chỉ mạnh trở lại sau năm 2002.

Bảng 3.1 Các cuộc khủng hoảng kinh tế trong lịch sử Nguồn: Toàn cảnh nợ châu

Âu http://www.cfoviet.com/2011/09/khung-hoang-no-cong-chau-au-hy-lap- kinh.html

Năm 2008, thế giới bước vào một cuộc khủng hoảng mới, cho dù tới thời điểm này người ta cho rằng thế giới đã bước ra khỏi đáy cuộc khủng hoảng và bắt đầu thời kỳ phục hồi. Tuy nhiên, thực tế dường như không phải như vậy khi trên thế giới vẫn liên tục vẫn diễn ra những cuộc khủng hoảng, lạm phát ở nhiều khu vực làm cho đời sống gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng ở khu vực Trung Đông đẩy giá dầu trên thế giới lên liên tục đạt những đỉnh mới. Thật sự thế giới đang đứng trước những nguy cơ và thách thức mới. Nhìn lại Đại suy thối 1929 và các cuộc khủng

hoảng đã qua, các nhà kinh tế và chính trị đã rút ra được nhiều bài học cho mình về việc hoạch định chính sách vĩ mơ cũng như các biện pháp đối mặt với khủng hoảng, giải quyết tình hình kinh tế trong nước và liên kết với các quốc gia vì một mục tiêu chung.

Các nhà kinh tế học đã hiểu rõ được mối quan hệ mật thiết giữa thị trường tài chính, ngân hàng và nền kinh tế, điều cần thiết là phải giữ cho hệ thống ngân hàng không bị sụp đổ bởi nó sẽ kéo theo sự sụp đổ của tồn bộ nền kinh tế. Hành động can thiệp tích cực và khẩn trương của chính phủ là rất cần thiết để xua tan những áp lực đối với nền kinh tế trong bối cảnh khủng hoảng. Phản ứng quá chậm chạp và xuất phát từ tư duy sai lầm của chính quyền cũng như ngân hàng trung ương những năm 1930 khiến suy thoái nghiêm trọng hơn.

Trong quan hệ quốc tế, các nước chỉ hợp tác và liên kết với nhau khi đạt được lợi ích cho cả hai bên. Khi có bất cứ biến động nào, các quốc gia đều có xu hướng thu về bảo vệ quyền lợi của mình, đặc biệt là bảo vệ nền kinh tế. Chính điều này đã gây nên tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng hơn. Bài học đắt giá trong quan hệ kinh tế quốc tế từ Đại suy thối chính là khơng nên dựng hàng rào thuế quan trong thời suy thối. Khi một quốc gia ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu thì họ cũng sẽ nhận được sự trả đũa từ các quốc gia khác. Và khi nền kinh tế ngày càng được chun mơn hóa rõ rệt thì việc dựng rào cản thuế quan chỉ làm cho đất nước bị cô lập khỏi thế giới, trong đó gần như các vấn đề kinh tế thế giới lại không thể được giải quyết bởi một hay hai quốc gia. Sự khủng hoảng của bất cứ quốc gia nào cũng có thể gây nguy hại cho nền kinh tế khu vực và đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại suy thoái 1929 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)