Nước Mỹ với chính sách kinh tế xã hội mới New Deal 28

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại suy thoái 1929 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 29 - 30)

1.3 Các quốc gia đối phó với Đại suy thoái 27

1.3.1 Nước Mỹ với chính sách kinh tế xã hội mới New Deal 28

Đầu năm 1933, cuộc Đại suy thoái đạt cực điểm, những quốc gia bị thiệt hại nặng nhất là Đức và Hoa Kỳ. Ở đó, sản xuất cơng nghiệp đã tụt thê thảm. Nạn thất nghiệp chiếm khoảng 25% lực lượng lao động, giữa 13 đến 16 triệu người ở Mỹ, hơn 6 triệu người ở Đức. Cả hai nước đều trải qua những thời kỳ dưới sự lãnh đạo yếu hoặc nói nhẹ hơn là thiếu sáng tạo. Herbert Hoover thiếu năng lực chính trị lẫn sức hấp dẫn công chúng. Giống như Hoover, các thủ tưởng Đức năm 1932 đã chứng tỏ không đủ khả năng đối phó với nạn suy thối ngày càng trầm trọng. Heinrich Bruning quá cứng nhắc để có thể là một nhà chính trị tài giỏi và quá kín đáo để chiếm cảm tình của cơng chúng. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Adolf Hitler trở thành thủ tướng, và ngày 04 tháng 03 năm 1933, giữa cơn hoảng loạn tài chính bị gây ra bởi hàng ngàn ngân hàng đóng cửa, Franklin Roservelt tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. Như vậy, cách nhau chỉ khoảng một tháng, hai nhà lãnh đạo mạng và có khả năng nhất trong thế giới phương Tây lên cầm quyền. Mặc dù có thể lập luận, sự chuyển hướng đi lên của nên kinh tế - được trông chờ lâu nay – đã thực sự bắt đầu, sự nổi lên của những nhà lãnh đạo này cũng có thể coi là đánh dấu sự kết thúc cuộc Đại suy thoái. Phương pháp và con người của họ đã gây những ảnh hưởng to lớn cho chính quốc gia này và cả thế giới.

Đại khủng hoảng đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nước Mỹ. Nỗi lo sợ bị mất việc làm tăng cao. Người dân lo lắng và thất vọng. Hàng nghìn người chết đói. Herbert Hoover khơng may mắn khi bước vào Nhà trắng chỉ tám tháng trước khi thị trường chứng khốn sụp đổ. Ơng đã chiến đấu không mệt mỏi nhưng không hiệu quả để vực dậy nền kinh tế đất nước. Chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1932, Franklin D. Roosevelt nhậm chức tổng thống trong hồn cảnh đặc biệt xưa nay chưa từng có. Vốn đã nổi tiếng từ khi làm thống đốc bang New York, Roosevelt cho rằng cuộc suy thoái bắt nguồn từ những rạn nứt thiếu sót tiềm tàng trong nền kinh tế Mỹ. Đáp ứng yêu cầu của người dân, Roosevelt đã đề ra chính sách kinh tế xã hội mới, sử dụng quyền lực của chính phủ liên bang để đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng.

Chính sách kinh tế xã hội mới là tên của các chương trình mà Roosevelt đưa ra từ năm 1933 với mục tiêu cải tổ nền kinh tế xã hội Mỹ trong cuộc Đại khủng hoảng và hướng tới xây dựng một Nhà nước phúc lợi hiện đại. Với chính sách kinh tế xã hội mới, Roosevelt nhằm vào ba mục tiêu quan trọng: cứu trợ, khôi phục và cải tổ. Việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội mới đã đạt được nhiều thành tựu, có tác động tích cực đối với nền kinh tế cũng như xã hội Mỹ. GNP năm 1936 cao hơn 34% và GNP năm 1940 cao hơn 58% so với năm 1932. Kinh tế tăng trưởng 58% trong 8 năm hồ bình từ năm 1932 đến năm 1940 rồi tăng trưởng 56% trong 5 năm chiến tranh từ 1940 đến 1945. GDP từ mức tăng -4% vào năm 1932 đã vọt lên 17% vào năm 1934. Trong những năm từ 1934 đến 1937, GDP ln tăng bình quân 9%/năm. Vào những năm 1941, 1942, 1943 mức tăng lên đến hơn 17%/năm. [4, tr 98]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đại suy thoái 1929 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)